CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Môi trường pháp lý
Nhà nước đã ban hành những quy định làm cơ sở pháp lý cho phát triển ngân hàng điện tử, tuy nhiên chưa có những hướng dẫn chi tiết, cụ thể và những chế tài cần thiết để đảm bảo tính an tồn và được bảo vệ cho người sử dụng dịch vụ. Với các giao dịch ngoại tệ do có sự quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước, phải có
chứng từ hố đơn kèm theo để chứng minh cho các khoản thanh toán nên các khách hàng vẫn phải đến quầy giao dịch thực hiện chuyển tiền mà khơng thanh tốn được qua kênh ngân hàng điện tử.
Bên cạnh đó, khn khổ pháp chế liên quan đến hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử còn nhiều hạn chế, chưa đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc cung cấp dịch vụ mới cũng nh chưa phù hợp với sự thay đổi của thị trường dịch vụ đang chuyển biến mạnh mẽ. Văn bản quy định vẫn còn đang trong giai đoạn xây dựng, điều chỉnh hoặc mới ban hành. Hệ thống pháp luật và các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành còn thiếu hoặc chưa đồng bộ. Đặc biệt là luật cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng chưa xây dựng được. Đây là những nguyên nhân khiến việc mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng chậm trễ.
Mơi trường kinh tế - xã hội
Trình độ phát triển của nền kinh tế Việt nam thấp làm hạn chế khả năng cung ứng và nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng
Dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam nhằm tới đối tượng khách hàng cá nhân là một đặc điểm. Việt Nam với trên 87 triệu dân là một thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn đối với các ngân hàng thương mại trong nước cũng như nước ngồi. Song do trình độ dân trí cịn chưa cao và chưa đồng đều, thói quen cất trữ và sử dụng tiền mặt vẫn là phổ biến trong các tầng lớp dân cư, điều này khiến cho các dịch vụ ngân hàng điện tử gặp khơng ít những khó khăn để tiếp cận và thâm nhập vào đời sống của cơng chúng. Dân chúng cịn e ngại với những cái mới do chưa có nhận thức đầy đủ về các dịch vụ ngân hàng điện tử. Mặt khác nhu cầu về dùng thẻ tại Việt Nam đối với đại bộ phận công chúng chưa phải là cấp bách, cần thiết phải có . Ngân hàng đã có những phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt như thẻ, uỷ nhiệm chi, séc... nhưng khách hàng vẫn rút tền ra để thanh toán và người bán lại mang tiền đến ngân hàng gửi vào. Thực tế đó cho thấy rằng việc thanh tốn bằng chuyển khoản vẫn chưa thực sự làm cho khách hàng thấy tiện ích
Hạ tầng cơ sở cơng nghệ thơng tin
của hệ thống ngân hàng chưa hoàn chỉnh và thống nhất. Hiện mới chỉ có 9 ngân hàng thương mại tham gia kết nối hệ thống các điểm chấp nhận thẻ trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, nếu khách hàng sử dụng thẻ của 9 ngân hàng này thì thẻ đó mới được chấp nhận thơng qua các máy quẹt thẻ lẫn nhau, con thẻ của các ngân hàng khác chỉ được sử dụng thông qua POS của ngân hàng đó (ngoại trừ thẻ tín dụng quốc tế). Vì vậy, giả sử trong ví của khách hàng có thẻ và trong thẻ có tiền cũng khó tìm được điểm quẹt thẻ phù hợp. Điều bất cập này gây rất nhiều phiền phức cho chủ thẻ, là nguyên nhân chính khiến người dân vẫn ưu tiên sử dụng tiền mặt.
Một yếu tố khác nữa là vấn đề an tồn kỹ thuật. Có thể thấy hiện nay những thơng tin về máy ATM bị rị điện xuất hiện với tần suất khá cao trên báo chí đã gây ra bức xúc và hoang mang trong dân cư. Vì vậy, chỉ khi nào thực sự cần thiết, như đến kỳ lĩnh lương phải ra ATM rút tiền mặt thì mọi người mới buộc phải giao dịch qua ATM, cịn lại hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những máy này.
Trình độ cơng nghệ giữa các ngân hàng. Sự chênh lệnh về trình độ giữa các ngân hàng cịn khá cao dẫn đến việc các ngân hàng khó kết nối, phối hợp với nhau trong việc cung cấp sản phẩm nhất quán, gây khó khăn trong tương tác khách hàng
Cơ sở hạ tầng, viễn thơng của Việt Nam cịn nhiều hạn chế, đặc biệt là mạng thông tin di động, thường xun xảy ra tình trạng lỗi mạng, mất sóng hoặc quá tải. Theo thống kê của BPTSPBL năm 2010 đã có khoảng 25.687 tin nhắn SMS bị lỗi do mạng viễn thông, các giao dịch thực hiện thành công nhưng khách hàng không nhận được tin nhắn.
Do hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam cịn kém phát triển nên việc đảm bảo khơng có lỗ hổng an ninh mạng là điều khách hàng chưa thực sự tin tưởng. Vấn đề tội phạm tấn cơng trên mạng internet vẫn chưa được kiểm sốt triệt để, thậm chí ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi, đặc thù của loại tội phạm này là chúng có thể tấn cơng ở bất cứ đâu với thời gian ngắn và ít để lại dấu vết. Vì vậy, khách hàng cịn ít quan tâm tới các sản phẩm điện tử, tâm lý e ngại trong trường hợp xảy ra tranh chấp thì chứng từ điện tử khơng đủ xác đáng như chứng từ giấy.
Yếu tố tâm lý
Các đơn vị cung cấp dịch vụ kinh doanh cho khách hàng chưa mặn mà với việc chấp nhận thanh toán qua thẻ. Các siêu thị, cửa hàng, trung tâm mua sắm, khách sạn, bệnh viện, nhà ga, bến tầu, xe,… đều không ưu chuộng POS cho dù các ngân hàng lắp đặt miễn phí thiết bị này. Điểm mấu chốt ở đây là vấn đề không muốn công khai doanh thu để giảm bớt thuế thu nhập và khơng muốn mất phí cho ngân hàng. Mặc dù theo thơng lệ quốc tế, phí suất mà các đơn vị này phải trả cho ngân hàng là 3% doanh số quẹt thẻ, nhưng ít đơn vị kinh doanh nào ở Việt Nam chấp nhận trả tỷ lệ này, họ muốn miễn phí hoặc cùng lắm là trả từ 1%-1,5% tổng doanh số. Hiện nay chỉ có những đơn vị có giao dịch thanh tốn cho nước ngồi (khách sạn, cửa khẩu,…) là sẵn sang chấp nhận sử dụng POS vì người nước ngồi có thói quen dùng thẻ.
Niềm tin của khách hàng vào việc sử dụng các dịch vụ điện tử chưa cao, nên những giao dịch lớn vẫn thường được thực hiện qua các kênh dịch vụ truyền thống.