Dịch vụ Internet banking, Mobile banking, SMS banking

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

2.2. Thực trạng dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Vietcombank

2.2.2.2. Dịch vụ Internet banking, Mobile banking, SMS banking

Internet banking, Mobile banking và SMS banking là các kênh thanh toán rất thuận tiện và linh hoạt, đáp ứng cơ bản được nhu cầu của khách hàng và mang lại nguồn thu ổn định cho các chi nhánh.

Sử dụng dịch vụ Internet banking và Internet banking khách hàng chỉ cần máy tính có kết nối internet hoặc điện thoại di động đã có thể để thực hiện các giao dịch với ngân hàng như truy vấn số dư tài khoản, chuyển khoản trong và ngồi hệ thống ngân hàng, thanh tốn tiền điện, nước, bảo hiểm, gửi tiết kiệm trực tuyến… mà không cần phải đến ngân hàng nhưng vẫn có thể tiếp cận mọi dịch vụ bất cứ khi nào và ở đâu.

Dịch vụ SMS banking là dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn điện thoại di động, giúp khách hàng giao dịch với ngân hàng 24h/7 ngày bằng cách nhắn tin theo cú pháp quy định. Khách hàng có thể truy vấn số dư tài khoản; thông báo biến động số dư tài khoản khi khách hàng giao dịch tại quầy, ATM, chi tiêu các loại thẻ tín dụng do Vietcombank phát hành; hoặc nạp tiền vào điện thoại di động trả trước.

Bảng 2.8. Kết quả dịch vụ Internet banking, Mobile banking, SMS banking năm 2011 – 2013 Đơn vị: nghìn người Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị +/-2011 Giá trị +/-2012 Internet Banking 532 870 63,53% 1.195 37,35% SMS Banking 1.776 1.955 10,08% 2.638 34,93% Mobile Banking 35 54 54,28% 165 205,5%

(Nguồn từ báo cáo của Phịng CS&QLSPBL)

nghìn người, tăng 63,53% so với năm 2011, năm 2013 đạt 1.195 nghìn người, tăng 37,35% so với năm 2012. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ SMS banking năm 2012 tăng 10,08% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 34,93% so với năm 2012. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile banking là thấp nhất so với hai loại hình dịch vụ trên song tốc độ tăng trưởng qua các năm lại đạt cao nhất. Cụ thể, năm 2012 đạt 54 nghìn người, tăng 54,28% so với năm 2011, năm 2013 đạt 165 nghìn người, tăng gần 206% so với năm 2011.

Doanh thu từ các dịch vụ ngân hàng điện tử tăng đều đặn, tuy nhiên so với mức tổng doanh thu của Vietcombank lại chiếm tỷ trọng nhỏ, từ 0,31% đến 0,42%.

Bảng 2.9. Doanh thu và tỷ trọng doanh thu của dịch vụ ngân hàng điện tử giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị +/-2011 Giá trị +/-2012

1 Doanh thu từ NHĐT 46 58 26,08% 65 12,06% 2 Doanh thu chung 14.870 15.080 1,41% 15.507 2,83% 3 Tỷ trọng 0,31%% 0,38% - 0,42% -

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank các năm)

Doanh thu từ dịch vụ ngân hàng điện tử năm 2013 đạt gần 65 tỷ đồng tăng khoảng 12,06% so với năm 2012 và tăng gấp 1,5 lần so với năm 2011, mức phí thu được bình qn khoảng 6.232 đồng/tháng/khách hàng.

Mức phí dịch vụ thu được của Vietcombank tập trung chủ yếu ở hai khu vực phía Bắc và phía Nam với số lượng khách hàng và mức thu lớn nhất (chiếm khoảng 53% tổng số lượng khách hàng toàn hệ thống và chiếm khoảng 51% tổng số phí thu được tồn hệ thống), tiếp đến là khu vực Tây Nguyên và miền núi Phía Bắc.

Một số chi nhánh của Vietcombank có lượng khách hàng lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội,.. khách hàng cá nhân chủ yếu sử dụng dịch vụ là các cán bộ, công nhân viên được trả lương qua Vietcombank.

Ngoài ra, sử dụng dịch vụ Internet banking và Mobile banking của Vietcombank cũng có một số ưu điểm như các giao dịch chuyển tiền sẽ được tự động chuyển vào hệ thống Corebanking và các hệ thống thanh tốn có liên quan để

xử lý chứ khơng phải là giao dịch đặt yêu cầu qua internet sau đó được xử lý thủ cơng bởi cán bộ ngân hàng. Đặc biệt với các giao dịch chuyển tiền trong nước tới các tài khoản người thụ hưởng ngoài hệ thống Vietcombank, các lệnh chuyển tiền này sẽ được tự động phân kênh để chuyển đến các ngân hàng thụ hưởng ngoài hệ thống theo một trong ba kênh áp dụng bao gồm (theo trật tự ưu tiên): kênh song phương, kênh liên ngân hàng và kênh bù trừ. Do đó, các lệnh chuyển tiền sẽ được thực hiện với tốc độ xử lý nhanh hơn và không phải xử lý thủ công.

2.2.2.3. Dịch vụ VCB Money, VCB –eTopup, VCB – eTour và Phone banking

- Dịch vụ VCB Money: đối tượng khách hàng là các định chế tài chính hoặc tổ chức kinh tế có tài khoản tại Vietcombank. Dịch vụ VCB Money cho phép khách hàng truy vấn số dư tài khoản, in sao kê, báo có điện tử trực tuyến, thanh tốn lương, chuyển tiền trong hoặc ngoài hệ thống Vietcombank, nhờ thu tự động… Mặc dù có nhiều tiện ích như trên song dịch vụ VCB Money lại chưa thu hút được nhiều khách hàng sử dụng. Đến 31/12/2013, tồn hệ thống mới có 2.112 khách hàng sử dụng dịch vụ VCB Money. Nguyên nhân là do phí thường niên dịch vụ VCB Money tương đối cao so với các dịch vụ ngân hàng điện tử khác. Hiện tại phí thường niên áp dụng cho khách hàng sử dụng VCB Money là 1.100.000 đồng/năm, trong khi phí thường niên sử dụng Internet banking là 110.000 đồng/năm. Mặt khác, dịch vụ VICB Money sử dụng thiết bị cài đặt phức tạp, phụ thuộc vào cấu hình của máy tính và tốc độ truy cập internet, … nên dịch vụ này không thu hút được nhiều khách hàng sử dụng.

Ngồi ra, Vietcombank cịn cung cấp một số dịch vụ ngân hàng điện tử miễn phí sau:

- Dịch vụ VCB – eTopup: là dịch vụ thanh tốn phí du lịch trực tuyến hiện đại, cho phép khách hàng thanh tốn phí dịch vụ du lịch trực tuyến (đặt tour, phòng, vé máy bay, …) tại trang web của cơng ty du lịch mà Vietcombank có thỏa thuận cung cấp dịch vụ từ tài khoản tiền gửi tại Vietcombank.

động trả trước của khách hàng sử dụng thuê bao Viettel, Mobiphone và Vinaphone. Khách hàng chỉ cần đăng ký sử dụng dịch vụ SMS banking, sau đó soạn tin theo cú pháp quy định sẽ có ngay tiền trong tài khoản mà khơng gặp phải những phiền toái với thẻ cào như thường gặp.

- Dịch vụ Phone banking: áp dụng cho khách hàng cá nhân có sử dụng dịch vụ của Vietcombank. Khách hàng có thể truy vấn số dư tài khoản, số dư tiền gửi tiết kiệm, hạn mức thẻ tín dụng hoặc thực hiện một số dịch vụ khẩn cấp như thơng báo mất thẻ, khóa thẻ khẩn cấp, ngừng sử dụng dịch vụ Internet banking, SMS banking, …

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w