4. NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietcombank
3.1.1. Triển vọng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
Xu thế phát triển những công nghệ hiện đại là điều tất yếu. Trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt đối với một nước đang trong quá trình hội nhập như nước ta hiện nay, các yêu cầu về việc áp dụng và phát triển các công nghệ hiện đại là điều kiện đầu tiên để ta có thể đạt được những mục tiêu của mình. Sự phát triển của cơng nghệ khơng chỉ mang lại những lợi ích to lớn mà còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác từ sản xuất cơ bản, xây dựng... Ngành tài chính ngân hàng cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Hiện đại hóa ngân hàng, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại là xu hướng tất yếu trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu mà các ngân hàng Việt Nam đang hướng tới.
Trên thực tế, Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển loại hình dịch vụ này. 3.1.1.1. Hạ tầng cơ sở cho việc phát triển ngân hàng điện tử
- Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin
Vào đầu những năm 1980, máy tính được nhập vào Việt Nam mở đầu thời kỳ phát triển nhanh chóng của tin học Việt Nam. Đến giữa thập niên 90 của thế kỷ 20, Việt Nam bắt đầu triển khai chương trình quốc gia về cơng nghệ thơng tin, các công ty tin học hàng đầu thế giới bắt đầu tham gia vào thị trường tin học Việt Nam, số lượng máy tính nhập khẩu tăng vọt với tốc độ 50%/năm cho thấy nhu cầu của người dân Việt Nam là rất lớn.
Mức độ phổ biến thương mại điện tử trong doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua là đáng lo ngại. Trong số hơn 70 nghìn doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, có hơn 3.000 doanh nghiệp sử dụng internet (chiếm khoảng 4,3%), khoảng 2% doanh nghiệp có trang chủ riêng, 8% doanh nghiệp bắt đầu nghiên cứu áp dụng thương mại
điện tử. Nhưng do nhận thức được tầm quan trọng của thương mại điện tử, hiện nay số doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử ngày càng tăng. Các doanh nghiệp truy cập internet để thu thập thông tin, xây dựng trang chủ để quảng cáo sản phẩm dịch vụ của mình và tham gia giao dịch bn bán trực tiếp.
Việt Nam tham gia mạng toàn cầu tương đối chậm. Đến năm 1997 mới kết nối internet. Giữa năm 1999 mới chỉ có 20.000 thuê bao. Lĩnh vực này đang ngày càng phát triển, số lượng th bao internet tăng chóng mặt. Ngành viễn thơng Việt Nam cũng có những bước đột phá, mức tăng trưởng của ngày gần đây lên tới 70%/năm. Nhờ các mạng nội bộ và mạng quốc gia công việc quản lý của một số ngành đã được tin học hố, đặc biệt là ngành ngân hàng. Chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng cải thiện tình trạng internet tại Việt Nam.
- Hạ tầng cơ sở nhân lực
Trong một vài năm gần đây, số lượng chuyên gia công nghệ thông tin ngày một tăng và cộng đồng người sử dụng internet tăng đột biến. Đây là một thuận lợi cho sự phát triển thương mại điện tử nói chung và ngân hàng điện tử nói riêng. Hệ thống ngân hàng đã có thể tự viết được các chương trình phần mềm mà khơng phải đi mua của nước ngồi, vừa phù hợp với các điều kiện Việt Nam, vừa tiết kiệm được chi phí. Hơn nữa, với cộng đồng sử dụng internet tăng mạnh việc ứng dụng các công nghệ mới, phát triển các dịch vụ mới sẽ nhanh chóng được áp dụng.
Cho tới những năm 1980, Việt Nam chưa có khoa cơng nghệ thông tin trong các trường đại học đồng thời cũng chưa có thệ thống đào tạo chuyên gia và các cán bộ trong ngành khoa học mới mẻ này. Đội ngũ những người làm tin học gồm một số là nhà toán học chuyển sang, một số học ở nước ngoài về. Đến nay nhiều trường đại học đã thành lập khoa công nghệ thông tin, việc đào tạo trong nước dần được mở rộng cả về quy mô lẫn chất lượng. Đội ngũ các kỹ sư tin học trong nước được đào tạo cơ bản hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển hệ thống công nghệ thông tin.
Công nghiệp phần mềm Việt Nam đã và đang phát triển, từ chỗ chủ yếu là các dịch vụ cài đặt và hướng dẫn sử dụng phần mềm sẵn có, đến nay đã có nhiều cơng ty cho ra đời nhiều sản phẩm phần mềm đáp ứng nhu cầu công việc cụ thể trong nhiều
lĩnh vực khác như tài chính, kế tốn, địa chính… Đặc biệt một số cơng ty tin học hàng đầu đã có sản phẩm xuất khẩu. Phân mềm của Việt Nam bao gồm một số các bản Việt hố các sản phẩm phần mềm nước ngồi, một số chương trình quản lý mạng máy tính ngân hàng, tài chính, một số các chương trình quản lý…
3.1.1.2. Triển vọng đối với ngân hàng cũng như khách hàng
- Đối với ngân hàng
Mặc dù ngân hàng điện tử ở Việt Nam mới được áp dụng trong vài năm trở lại đây trong khi ở các nước khác hoạt động này đã trở nên phổ biến. Nhưng các ngân hàng Việt Nam lại có điều kiện tiếp xúc với cơng nghệ mới, đi tắt đón đầu đầu, ứng dụng cơng nghệ hiện đại nhất. Hơn nữa cịn học hỏi được kinh nghiệm của người đi trước để tránh đi vào vết xe đổ do các ngân hàng đi trước vấp phải. Đến cuối những năm 1990 các ngân hàng của Việt Nam mới nhận thức được vai trị của cơng nghệ thông tin trong ngành ngân hàng và do vậy đề án tin học hoá ngân hàng mới được ra đời đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay. Chỉ sau một thời gian ngắn, bộ mặt của hệ thống ngân hàng điện tử ở Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời. Trong cơ cấu tổ chức của mình, các ngân hàng cũng đã chú trọng hơn đến vấn đề xây dựng cho mình một hệ thống cơng nghệ thơng tin riêng. Các ngân hàng đã có những đội ngũ cán bộ tin học riêng, có chun mơn cao, có thể tạo ra các chương trình phần mềm mang đặc thù của mình, các chương trình phù hợp hơn với thị trường Việt Nam.
Cơng nghệ ngân hàng thay đổi hàng ngày. Khi mới đưa vào hoạt động các ngân hàng mới cho ra đời các dịch vụ phone - banking với dịch vụ ngân hàng đơn giản cho phép khách hàng xem số dư tài khoản thì cho đến nay hệ thống ATM được triển khai ở nhiều khu vực. Tuy những dịch vụ này vẫn ở mức thấp nhưng rõ ràng tốc độ ứng dụng công nghệ thông tin của ngành ngân hàng so với ngành khác là khá nhanh, nắm rõ được xu thế phát triển của dịch vụ ngân hàng trên thế giới để đưa vào Việt Nam.
- Đối với doanh nghiệp
Do quy chế quản lý thơng thống, thành phần kinh tế đa dạng khơng gị bó. Nhà nước tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức muốn đứng ra thành lập doanh nghiệp nên
ngoài doanh nghiệp Nhà nước, số lượng công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh đang ngày càng tăng. Số lượng doanh nghiệp đã tạo ra một lượng lớn nhu cầu thanh tốn B2B. Các doanh nghiệp ln muốn ngân hàng cải tiến thủ tục thanh toán sao cho gọn nhẹ hơn, dễ thanh toán hơn và đặc biệt là nhanh hơn để giảm khả năng tồn đọng vốn. Các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn ủng hộ việc ra đời dịch vụ ngân hàng điện tử vì vậy đây là một thị trường lớn, một đối tượng khách hàng tiềm năng để ngân hàng khai thác khi triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử.
Các doanh nghiệp cũng đã quan tâm hơn đến công nghệ thông tin. Đại đa số các doanh nghiệp đã được trang bị máy tính, dữ liệu được tổ chức thành các kho thơng tin có cấu trúc và chuẩn hố trên các phần mềm quản trị dữ liệu. Và máy tính cũng được kết nối với internet cũng như mạng nội bộ để có thể thực hiện được các giao dịch thương mại điện tử.
Trong thời kỳ thương mại điện tử phát triển nhanh, nếu như ngân hàng vẫn cần một địa điểm để giao dịch khơng thể chuyển tồn bộ giao dịch thành điện tử được. Hình thức thanh tốn điện tử chỉ là một cơng cụ, một kênh phân phối mới của ngành ngân hàng vì khách hàng vẫn muốn biết trụ sở ngân hàng chính ở đâu và liệu ngân hàng đó có đủ uy tín để họ gửi tiền vào đẩy hay khơng. Thì doanh nghiệp hồn tồn có khả năng trở thành doanh nghiệp điện tử mà khơng cần có trụ sở giao dịch. Do vậy các hình thức thanh tốn điện tử cũng cần phải được phát triển để dễ dàng thực hiện các giao dịch trực tuyến.
- Đối với khách hàng
Đào tạo tin học ngày càng được mở rộng và nhu cầu học tập tin học ngày càng cao khiến mặt hàng hiểu biết chung về tin học trong cộng đồng dân cư ngày tăng đặc biệt ở thành phố và các trung tâm văn hố, chính trị, thương mại lớn. Lượng người sử dụng internet ngày càng tăng, khách hàng có nhiều cơ hội tiếp xúc với giao thương thương mại quốc tế đặc biệt là giao thương thông qua thương mại điện tử. Dần dần mọi người nhận thấy rằng giao dịch thông qua internet sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mình cũng như cho cộng đồng. Giao dịch điện tử lúc đó sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.
Thực tế, các nước khác trên thế giới 100% người dân trên 18 tuổi có tài khoản tại ngân hàng, sử dụng thẻ thanh toán và các dịch vụ internet - banking. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì khơng như vậy. Dịch vụ thanh toán điện tử mới được đưa vào áp dụng, chỉ khoảng 25% trong số đó chỉ có 15% là sử dụng các dịch vụ thanh tốn điện tử. Lượng người sử dụng dịch vụ này ở Việt Nam còn quá thấp. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch phát triển hợp lý thì sẽ mang lại một lượng khách hàng tiềm năng lớn, mở ra triển vọng cho ngành ngân hàng Việt Nam trong quá trình phát triển.
3.1.2. Xu hướng phát triển Ngân hàng điện tử ở Việt Nam
3.1.2.1. Xu hướng trước mắt
Theo các báo cáo phát triển thương mại điện tử của ASEAN, Việt Nam đã được xếp vào một trong số những quốc gia sẵn sàng cho thương mại điện tử. Điều này có nghĩa là Chính phủ Việt Nam đã nhận ra sự tồn tại tất yếu của thương mại điện tử cũng như vai trò của thương mại điện tử trong việc thúc đẩy phát triển thương mại và tăng trưởng kinh tế, đồng thời đã đề ra những chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển thương mại điện tử. Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết về thương mại điện tử trong lộ trình gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương và Tổ chức Thương mại thế giới. Bằng chứng là trong 5 năm qua thương mại điện tử Việt Nam hay cụ thể là ngân hàng điện tử Việt Nam đã bước đi những bước phát triển đáng kể.
Bảng 3.1: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở ASEAN
Xuất hiện Tham gia Phát triển Phát triển mở rộng
Việt Nam Campuchia Mianma Lào Thái Lan Philippin Brunei
Ngành ngân hàng Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, mất nhiều thời gian nữa mới mới theo kịp các nước trong khu vực, đặc biệt là ngân hàng điện tử. Các nước ASEAN đi đầu trong lĩnh vực ngân hàng điện tử như Singapore có ATM từ năm 1979, Malaysia có ATM vào năm 1981, cịn Việt Nam bắt đầu nhen nhóm phát triển ngân hàng điện tử từ 1996.
Kể từ cuối năm 2001, các ngân hàng ở Việt Nam đã nhận thấy vai trò của phát triển ngân hàng điện tử như là một cách để tăng cường khả năng cạnh tranh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng. Nhiều ngân hàng đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống ATM, POS. Hệ thống ATM phát triển bùng nổ ở Việt Nam. Các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mơ lớn đang đẩy mạnh xây dựng hệ thống ATM nhằm phục vụ khách hàng của mình tốt hơn. Xu thế này sẽ vẫn tiếp tục phát triển trong một vài năm tới. Bởi vì các máy ATM hiện nay mới chỉ tập trung nhiều ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phịng. Do đó, các ngân hàng đang tiến hành mở rộng hệ thống ATM tại các tỉnh thành trong cả nước.
Đi đôi với ATM là dịch vụ thẻ, bao gồm cả phát hành và chấp nhận thanh toán. Thẻ và ATM là mục tiêu trước mắt của các ngân hàng. Chủ trương phát triển dịch vụ ngân hàng tiêu dùng, ngân hàng bán lẻ buộc các ngân hàng phải nhanh chóng mở rộng hệ thống và số lượng khách hàng cá nhân. Nhưng những ràng buộc như hạn chế về số lượng chi nhánh, số lượng nhân viên, thời gian phục vụ tại quầy đã khiến cho việc phục vụ một số lượng lớn khách hàng là vơ cùng khó khăn. Chính vì vậy, dịch vụ phát hành thẻ và ATM là dịch vụ lợi thế nhất mang lại hiệu quả cho cả khách hàng và ngân hàng. Dự kiến đến cuối năm 2010 toàn thị trường Việt Nam đạt mức phát hành 20 triệu thẻ, 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tự chọn… lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ.
Dịch vụ phone - banking và internet - banking trong thời gian tới mới chỉ bước đầu đưa vào hoạt động hoặc thử nghiệm hoạt động. Nguyên nhân là các dịch vụ này đòi hỏi một cơ sở hạ tầng cơng nghệ cao. Cần có thời gian cho các ngân hàng thiết lập và nâng cấp hệ thống kỹ thuật cũng như cho người tiêu dùng nâng
cao nhận thức và có một hiểu biết tương đối về dịch vụ có tính chất cách mạng trong lĩnh vực tài chính này.
3.1.2.2. Xu hướng lâu dài
Nền tảng của thương mại điện tử và ngân hàng điện tử là internet. Internet đã và đang phát triển rất nhanh cả về phạm vi bao phủ, phạm vi ứng dụng và chất lượng vận hành. Khơng nằm ngồi xu hướng phát triển trong khu vực và trên toàn thế giới, Internet đã và đang bùng nổ ở Việt Nam trong những năm tới. Đó chính là cơ sở để phát triển ngân hàng điện tử ở Việt Nam.
Căn cứ tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây, nhất là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực ngân hàng, có thể nói thị trường Việt Nam, thị trường của 87 triệu dân là một thị trường tiềm năng cho dịch vụ ngân hàng điện tử.
Việt Nam đang hội tụ đủ các điều kiện để phát triển ngân hàng điện tử. Việt Nam là nước đông dân thứ hai ở Đông Nam Á, đứng thứ 14 trên thế giới và là dân số trẻ trên thế giới. Trong đó, phụ nữ chiếm 50,8% và nam giới chiếm 49,2%. Tỷ lệ sinh tăng 1,36%/năm, 32% là từ 0 đến 14 tuổi, 62 % từ 15 đến 64 tuổi và 6% là từ 65 tuổi trở lên.
Trình độ học vấn của Việt Nam cũng đứng vào loại cao trong khu vực. Số
người có trình độ đại học và sau đại học chiếm 35%; cao đẳng, trung cấp chiếm 10%; học ghề và phổ thông trung học chiếm 23%; cịn lại là phổ thơng trung học cơ sở và tiểu học. Đây là một thế mạnh để Việt Nam tham gia tiếp thu và áp dụng kiến thức mới, công nghệ mới.
Kinh tế Việt Nam trong những năm qua đạt mức tăng trưởng cao, trung bình đạt 7,5%/năm, có năm trên 9%. Điều này giúp GDP bình qn đầu người đạt 1000 USD/năm vào năm 2008. Trong đó, 70% bộ phận dân số có thu nhập bình quân 35 -