CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của
2.3.1. Kết quả đạt được
Với những phân tích trên có thể thấy những kết quả đạt được trong công tác phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietcombank như sau:
Một là, từng bước đa dạng các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao chất lượng phục vụ
Dịch vụ ngân hàng điện tử cho phép khách hàng thực hiện giao dịch bằng các phương tiện điện tử như mạng internet, mạng viễn thông...làm giảm thiểu việc đi lại của khách hàng, cắt giảm các thủ tục giấy tờ tiết kiệm chi phí quản lý, chỉ với một bộ phận triển khai có thể đáp ứng nhu cầu của hàng ngàn khách hàng sử dụng Internet banking, Mobile banking, hàng triệu khách hàng sử dụng thẻ ATM và thẻ tín dụng.
Với cách giao dịch truyền thống, hiện tại khách hàng đến giao dịch tại quầy của Vietcombank còn phải viết khá nhiều chứng từ, một số chi nhánh có lượng khách hàng lớn phải lấy số theo thứ tự và chờ tới lượt được phục vụ, thời gian chết cho các giao dịch không được thực hiện khá nhiều. Dịch vụ ngân hàng điện tử với tốc độ truy cập internet cao, có thể đáp ứng 100.000 người truy cập vào trang web của Vietcombank cùng một lúc để tra vấn thông tin, các khách hàng doanh nghiệp thực hiện chuyển tiền ngay tại trụ sở cơ quan, đảm bảo tốc độ thanh toán cho các khoản phải trả nhanh và hiệu quả nhất, từ đó Vietcombank cũng quản lý được luồng tiền
trên tài khoản khách hàng để cân đối nguồn tiền, điều chuyển vốn một cách phù hợp.
Hai là, hiệu quả kinh tế, nâng cao doanh số, tăng lợi nhuận và thu nhập
Tổng phí dịch vụ ngân hàng điện tử thu được năm 2013 chiếm 0,42% tổng phí dịch vụ ròng, tăng 0,04% so với năm 2012. Con số này phản ánh sự nỗ lực của Vietcombank trong việc đưa ngân hàng điện tử tiếp cận với khách hàng.
Các sản phẩm mang tính chất đa dạng, phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, điều này làm tăng khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng, giúp Vietcombank giữ vững khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng tiềm năng, thúc đẩy bán chéo sản phẩm.
Ngân hàng điện tử giúp Vietcombank mở rộng mạng lưới, phạm vi hoạt động, đặc biệt là các sản phẩm ngân hàng được sử dụng thơng qua mạng internet vì đây là kênh phân phối mang tính tồn cầu.
Mặt khác, với những tiện ích mang lại ngày càng hồn thiện, đáp ứng một phần khá lớn nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng đã giúp cho Vietcombank tăng thêm thu nhập cho cán bộ nhân viên của mình đồng thời tạo tạo đà cho sự phát triển chung của ngành tài chính ngân hàng và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Ba là, nâng cao khả năng cạnh tranh, mở ra tiềm lực cho Vietcombank phát triển
Mặc dù là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng. Song với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin hiện nay, cùng sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng TMCP với những phương thức kinh doanh và quảng bá hình ảnh đã tạo nên sức ép cạnh tranh rất lớn cho các ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước, trong đó có Vietcombank. Phát triển đa dạng các sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm điện tử giúp Vietcombank củng cố vị trí là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam hiện nay. Ngân hàng điện tử tạo cơ hội cho Vietcombank mở rộng mạng lưới, đặc biệt là chiếm lĩnh một số phân khúc thị trường dịch vụ ngân hàng hiện nay.
Ngân hàng điện tử là dịch vụ ngân hàng mang tính tồn cầu. Vì vậy đây cũng là cầu nối hợp tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, tăng cường khả năng
thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế.