Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TUYÊN QUANG TRƯỚC NĂM 1939
2.1. Tình hình thế giới, trong nước và Tuyên Quang trong những năm
2.1.2. Tình hình trong nước
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phong trào cách mạng dâng cao. Lúc này thực dân Pháp ở Đông Dương đứng trước hai nguy cơ, hai con đường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lựa chọn: một là ngọn lửa cách mạng của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng nên thiêu đốt chúng, hai là sự đe dọa trắng trợn của phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng chúng.
Để đối phó lại tìng hình khốn đốn đó một mặt thực dân Pháp thi hành chính sách thời chiến cực kỳ tàn bạo, dã man, phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ, giải tán các đoàn thể quần chúng, các tổ chức đảng phái dân chủ, đóng cửa các tờ báo tiến bộ, truy lùng bắt bớ những người yêu nước, các chiến sĩ cộng sản, chĩa mũi nhọn vào Đảng cộng sản. Hàng ngàn vụ khám xét, bắt bớ đã diễn ra, hàng ngàn người bị bắt giữ. Mặt khác thực dân Pháp lựa chọn con đường thỏa hiệp, bắt tay với phát xít Nhật để đàn áp bóc lột nhân dân ta..
Chiến tranh bùng nổ, thực dân Pháp ban bố lệnh “tổng động viên”, thi hành chính sách “ kinh tế chỉ huy” ở Đông Dương, ra sức vơ vét lương thực, thực phẩm và của cải của nhân dân ta để phục vụ cho cuộc chiến tranh đế quốc và đáp ứng yêu cầu những yêu sách của Nhật. Từ khi Nhật nhảy vào Đông Dương, Pháp thừa nhận những đặc quyền của Nhật trong quan hệ kinh tế với Đông Dương. Thực chất Đông Dương bị biến thành thị trường của Nhật. Các công ty Nhật đưa vốn vào ngày càng nhiều, chúng bán ít mà mua nhiều, chủ yếu vơ vét những mặt hàng, nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ cho nhu cầu chiến tranh. Nhật buộc Pháp phải cung cấp lương thực hàng hóa nhu yếu phẩm cho chúng. Để tăng lợi nhuận và để có đủ thóc gạo cung cấp cho Nhật thực dân Pháp đã thi hành nhiều thủ đoạn gian xảo dã man. Chúng triệt để thi hành chính sách kinh tế chỉ huy, nắm độc quyền kinh tế, đồng thời tăng cao tô thuế, đặc biệt là các thứ thuế gián thu, riêng thuế muối, rượu, thuốc phiện từ năm 1939 đến năm 1945 tăng 3 lần. Chúng cưỡng bức, bắt nhân dân ta phải bàn thóc theo diện tích cày cấy với giá rẻ mạt vừa cung cấp cho Nhật vừa tích trữ, phục vụ chiến tranh. Tàn ác hơn chúng cịn bắt dân ta phải nhổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lúa trồng đay, thầu dầu. Những thủ đoạn tàn độc đó đã gây ra tình trạng khan hiếm lương thực, là nguyên nhân chính làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói những năm (1944-1945).
Ngồi cướp bóc về kinh tế Pháp còn ra sức bắt thanh niên đi phu, đi lính, tăng cường vơ vét bóc lột sức người sức của ở thuộc địa để cung ứng cho cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Hơn 7 vạn thanh niên Đông Dương bị đưa sang Pháp, bị đày ra chiến trường làm bia đỡ đạn chết thay cho chúng.
Càng được nhân nhượng phát xít Nhật càng lấn tới. Ngày 20/6/1940 Nhật buộc Pháp phải đóng cửa biên giới Việt-Trung, không để Đồng Minh chun chở vũ khí, hàng hóa qua Bắc kỳ vào nội địa Trung Quốc. Tháng 8 năm 1940 thực dân Pháp ở Đông Dương phải ký tiếp một hiệp ước thừa nhận cho Nhật có những đặc quyền ở Đơng Dương. Chưa đầy một tháng sau Pháp lại phải ký hiệp ước chấp nhận cho Nhật được dùng 3 sân bay ở Bắc kỳ là Gia Lâm, Cát Bi, Phủ Lạng Thương và cho 6000 qn đóng ở phía bắc sơmg Hồng cùng dùng các con đường ở Bắc Kỳ để vận chuyển binh lính vào nội địa Trung Quốc. Thực dân Pháp hết đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, từng bước dâng nước ta cho Nhật điều đó thể hiện rõ tính đớn hèn, vị kỷ của thực dân Pháp. Càng được đà phát xít Nhật càng lấn tới ép Pháp đi hết từ nhượng bộ này đến nhân nhượng khác, từng bước, từng bước nhằm độc chiếm Đông Dương. Đồng thời để che đậy những hành động xâm lược và dần gạt ảnh hưởng của Pháp ở Đông Dương, Nhật đã đưa ra nhiều thủ đoạn chính trị lừa bịp thâm độc. Chúng ra sức tập hợp, lơi kéo các phần tử trí thức, cơ hội, bất mãn trong tầng lớp tư sản, địa chủ lập ra các đảng thân Nhật, ráo riết chuẩn bị thành lập một chính phủ bù nhìn làm tay sai phục vụ cho mưa đồ xâm lược của chúng. Bọn này núp dưới hình thức các đảng phái chính trị như: Phục Quốc, Đại Việt...hoặc tôn giáo như: Cao Đài, Hòa Hảo...ra sức hoạt động, tuyên truyền, lừa bịp về thuyết “Đại Đông Á”, về Văn minh và sức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mạnh Nhật để ráo riết dọn đường cho Nhật hất cẳng Pháp.
Dưới hai tầng áp bức Pháp-Nhật, các giai cấp tầng lớp trong xã hội đều bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng. Giai cấp nơng dân cực khổ trăm bề, họ không chỉ bị cướp đoạt ruộng đất mà cịn bị tơ cao thuế nặng, tạp dịch nặng nề, sống cầm hơi với bát cháo cám nhạt, trần mình lúc đêm đơng buốt giá. Đời sống người công nhân cũng vô cùng khổ cực, bi đát, phải làm việc quần quật trong các hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp suốt từ mờ sáng đến đêm khua (từ 10 đến 12 giờ một ngày, không ngày chủ nhật, ốm đau khơng có chế độ) trong điều kiện vơ cùng tồi tàn, độc hại với đồng lương chết đói (từ 0,3 đ đến 0,6 đ/ngày) lại luôn bị đánh đập cúp phạt, nơm nớp lo sợ bị sa thải, thất nghiệp.[13 tr 27].
Tầng lớp tiểu tư sản cũng bị đẩy vào ngõ cụt, bị áp bức, kìm hãm, chèn ép đủ đường, trong khi hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, bn bán thua lỗ, thất nghiệp, phá sản ln chờ đón họ. Ngay cả giai cấp tư sản cũng có sự phân hóa sâu sắc, bộ phận tư sản mại bản gắn với đế quốc, phát xít, lợi dụng chiến tranh làm giàu. Bộ phận tư sản dân tộc thế lực nhỏ bé, bị chèn ép kìm hãm, bị phá sản do chính sách thời chiến của Nhật- Pháp. Giai cấp địa chủ phong kiến có sự phân hóa rõ rệt, lớp đại địa chủ, kẻ thân Pháp, người thân Nhật lợi dụng chiến tranh làm giàu, cướp đoạt ruộng đất, đầu cơ tích trữ theo chân giặc, làm đầy tớ cho giặc. Số địa chủ nhỏ và vừa luôn bị o ép nhũng nhiễu, nguy cơ phá sản đe dọa, họ chán ghét chiến tranh, lên án chính sách thời chiến của Pháp - Nhật. Tầng lớp văn nghệ sĩ trí thức bị phân hóa cao độ, kẻ ôm chân Nhật, người theo chân Pháp phục vụ chính sách thống trị của chúng. Một số khác thì bế tắc bi lụy khơng lối thốt, nhưng một lực lượng khá đơng đảo văn nghệ sĩ trí thức có tinh thần cách mạng đã hướng theo cách mạng, tham gia chiến đấu chống đế quốc, phát xít tay sai giải phóng dân tộc.[14 tr 35,36].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tay Pháp bịn rút, bóc lột triệt để các nguồn tài nguyên khoáng sản, lương thực thực phẩm của nước ta, phục vụ cho cuộc chiến tranh ăn cướp của chúng.
Chính sách phản động của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã đẩy nhân dân ta vào cảnh sống ngột ngạt về chính trị, bần cùng về kinh tế làm cho mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp, phát xít Nhật và tay sai ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, không thể điều hịa được nữa, nó trở thành u cầu bức thiết cần phải giải quyết ngay.
Đứng trước bối cảnh lịch sử đầy biến động đó, ngay từ khi chiến tranh thế giới thứ hai sắp bùng nổ, Đảng cộng sản Đông Dương đã chỉ thị cho các cán bộ đang hoạt động hợp pháp, bất hợp pháp phải rút nhanh vào hoạt động bí mật và giữ vững liên hệ với quần chúng, phải chuyển trọng tâm công tác về nông thôn, xây dựng nông thôn thành căn cứ địa vững chắc, rộng lớn của cách mạng, đồng thời duy trì cơ sở ở thành thị, kết hợp chặt chẽ phong trào thành thị với nông thôn.
Chỉ trong vòng 3 tháng kể từ khi Pháp đầu hàng Đức (22/6/1940) đến khi Nhật nhảy vào Đông Dương (22/9/1940), thực dân Pháp đầu hàng ký hiệp ước chấp nhận cho Nhật chiếm đóng Đơng Dương, nhân dân Đơng Dương bị rơi vào cảnh “một cổ hai tròng”, rên xiết dưới hai tầng xiềng xích, áp bức bóc lột Pháp - Nhật. Thực dân Pháp ở Đơng Dương cam chịu thân phận “làm chó giữ nhà” cho Nhật.
Càng bị đàn áp, bắt bớ dã man phong trào cách mạng ở nước ta càng phát triển mạnh mẽ, chỉ trong vòng 3 tháng từ tháng 9 năm 1940 đến tháng 11 năm 1941 đã có 3 cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra: (khởi nghĩa Bắc Sơn ngày 27/9/1940, NamKỳ 23/11/1940 và binh biến Đơ Lương ngày 13/1/1941), trên phạm vi tồn quốc. Gây ảnh hưởng rộng lớn, làm thức tỉnh tinh thần yêu nước cách mạng của quần chúng nhân dân cả nước. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu nhất là về khởi nghĩa vũ trang, lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
của Đảng ta. Đánh dấu một thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam, thời kỳ khởi nghĩa giành chính quyền. “Đó là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng võ lực của các dân tộc Đông Dương [ 9. tr 19 ].