Khởi nghĩa giành chính quyề nở các châu, huyện

Một phần của tài liệu cuộc vận động cách mạng tháng tám ở tỉnh tuyên quang (1939 - 1945) (Trang 83 - 105)

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TUYÊN QUANG TRƯỚC NĂM 1939

3.2. Khởi nghĩa giành chính quyề nở các châu, huyện

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp 9-3-1945, các cuộc khởi nghĩa từng phần lần lượt nổ ra và lan rộng tại các huyện Sơn Dương, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Nà Hang. Từng mảng chính quyền địch bị lật đổ và chính quyền cách mạng được thành lập.

Ở thời điểm đó, tuy chưa nhận được chỉ thị mới của Trung ương, song căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương ta thấy chính quyền và bọn tay sai địch đang hoang mang cực độ, theo chủ trương chung của Đảng, Ban lãnh đạo Phân khu Nguyễn Huệ đã quyết định hành động.

Ngày 10-3-1945, tại khu rừng Khuôn Kẹn (xã Tân Trào), dưới sự chủ tọa của đồng chí Song Hào, Phân khu ủy Phân khu Nguyễn Huệ đã họp và nhân định “Biến động tình hình địch trong khu và các vùng phụ cận cho thấy, có thể Nhật đã đảo chính Pháp, thời cơ đã đến, cần nhanh chóng, mạnh dạn hành động “bắt mạch” xem phản ứng của địch, nếu thuận lợi sẽ mở rộng hoạt động tiến lên giành chính quyền. Xã Thanh La (Minh Thanh – Sơn Dương) nơi gần cơ quan chỉ đạo của phân khu được chọn làm nơi “bắt mạch” đầu tiên đối với chính quyền địch. Tư tưởng chủ đạo của cuộc ra quân là phải chắc thắng để gây thanh thế cho ta”.[55, tr.38].

Đêm 10-3-1945, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Tạ Xuân Thu, lực lượng vũ trang cách mạng đã tập kết tại nhà ông Ma Văn Chuyền (tức Mỵ) xóm Cầu Toa xã Thanh La rồi mau lẹ tỏa đi các điểm xung yếu tước vũ khí của lính dõng, áp đảo bọn tổng lí, kỳ hào. Bọn tay sai hoảng sợ không dám chống cự, vội giao nộp tất cả súng ống, giấy tờ, bằng sắc, triện đồng cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ta. Uy thế dũng mãnh của quân khởi nghĩa làm cho địch cực kỳ hoang mang run sợ, không dám chống cự. Thừa thắng quân ta mở rộng phạm vị khởi nghĩa ra toàn xã, cuộc chiến đấu “thăm dò” đầu tiên thu được thắng lợi nhanh chóng. Tồn xã Thanh La được giải phóng ngay trong đêm 10-3-1945.

Thắng lợi nhanh chóng của cuộc khởi nghĩa Thanh La cho thấy địch đã rất rệu rã, suy yếu, khởi nghĩa giành chính quyền có thể nổ ra, thành cơng ở từng xã, huyện rồi phát triển trên phạm vi lớn. Phân khu ủy Phân khu Nguyễn Huệ quyết định mở rộng hoạt động.

Để khuyếch trương thắng lợi, biểu dương lực lượng, ta tổ chức một cuộc mít tinh lớn. Mờ sáng 11-3-1945 nhân dân Thanh La, Ao Búc cùng các đội tự vệ đổ về sân đình Thanh La mít tinh mừng chiến thắng. Trước mái đình q hương trong khơng khí cách mạng sục sơi lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, các khẩu hiệu, biểu ngữ cách mạng: “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Ủng hộ Việt Minh”, “Đả đảo phát xít Nhật” giương cao phất phới. Đại diện Việt Minh tuyên bố xóa bỏ chính quyền địch, thành lập chính quyền nhân dân. Cùng ngày lực lượng tự vệ xã Hợp Thành, Kháng Nhật đã phối hợp với bộ phận Cứu quốc quân đang hoạt động ở Đại Từ phục kích tốn quân Pháp bị Nhật đánh chạy từ Thái Nguyên sang Tuyên Quang tại Đèo Khế, tiêu diệt một số tên, thu 30 súng. Phát huy thắng lợi sau lễ tuyên thệ tại sân đình Thanh La, qn khởi nghĩa với nịng cốt là lực lượng Cứu quốc quân III và tự vệ địa phương, giương cao cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ cách mạng: “Việt Nam độc lập mn năm”, “Ủng hộ Việt Minh”, “Đả đảo phát xít Nhật” chia làm hai hướng tiến về giải phóng các xã Kháng Lực, Kim Trận, Đăng Châu - huyện lị Sơn Dương. Đi đến đâu Quân khởi nghĩa cũng được quần chúng nhiệt liệt hoan nghênh, khơng khí vơ cùng phấn khởi, hừng hực khí thế đấu tranh, nhân dân hăng hái tham gia vào đồn qn cách mạng, lực lượng ngày càng đơng đảo. Dọc đường tiến công quân ta tiếp tục chiến đấu tiêu diệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tàn binh Pháp trên đường rút chạy. Quân khởi nghĩa đi đến đâu, các chức sắc trong chính quyền địa phương của địch hoảng sợ đều mũ, áo chỉnh tề ra trình diện, giao nộp các loại giấy tờ, bắng sắc, triện đồng, súng ống. Ta tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng ở những nơi đã được giải phóng và cử cán bộ ở lại phụ trách công tác quân sự, làm cố vấn cho chính quyền mới.

Trên đà thắng lợi đêm 12, rạng sáng ngày 13-3-1945 ta bao vây đánh chiếm đồn Đăng Châu, quân ta vừa nổ súng vừa kêu gọi quân địch ra hàng. Sau ít phút chống cự yếu ớt, quân địch hạ vũ khí kéo cờ trắng đầu hàng (riêng tên Tri châu Hồng Thế Tâm đã chạy thốt về tỉnh từ mấy hôm trước). Đồn Đăng Châu bị hạ, ta thu hơn một trăm khẩu súng, hàng chục két lựu đạn phân phát cho các đội tự vệ, phá kho thóc của Nhật ở huyện lỵ để chia cho dân nghèo. Sau khi tiêu diệt đồn, Ban lãnh đạo phân khu Nguyễn Huệ đã họp (ngay đêm 13-3-1945) sáng suốt nhận định dù nhanh chóng chiếm được đồn Đăng Châu, nhưng Đăng Châu là một vị trí quan trọng, án ngữ con đường từ Tuyên Quang đi Vĩnh Yên và sang Thái Nguyên, thế nào địch cũng tìm cách chiếm lại. Do đó, Ban lãnh đạo Phân khu Nguyễn Huệ đã cho rút quân về Ao Búc để củng cố lực lượng, rút kinh nghiệm, chuẩn bị đối phó.

Đúng như dự đốn, “ngày 14-3-1945, tên Tri châu Hồng Thế Tâm, Tri phủ Yên Sơn Đèo Văn Phú và tên quan Hai là Nguyễn Văn Chung đem hơn 100 lính Nhật, lính bảo an, lính khố xanh từ thị xã Tuyên Quang kéo vào chiếm lại Đăng Châu. Đã có sự chuẩn bị từ trước, với quyết tâm phá tan uy thế của quân Nhật, củng cố niềm tin của nhân dân, mờ sáng 15-3-1945 quân ta chia làm 3 mũi chủ động bao vây, tiến đánh đồn Đăng Châu lần thứ 2 và giành thắng lợi nhanh chóng sau 2 giờ chiến đấu ác liệt. Quân ta đã giết chết 2 tên Đèo Văn Phú và Nguyễn Văn Chung, bắt sống tên Hoàng Thế Tâm (hầu hết quân địch đều bị tiêu diệt hoặc đầu hàng, một số xin đi theo cách mạng, ta thu hơn 70 súng cùng toàn bộ số quân dụng điện đài vô tuyến)” [14,tr 68 ].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau khi Đăng Châu được giải phóng, ngày 16-3-1945, Phân khu Nguyễn Huệ tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại Thanh La, tuyên bố thành lập châu Tự Do và Ủy ban cách mạng lâm thời châu (gồm 7 người do đồng chí Trần Tùng làm chủ tịch). Đây là chính quyền cách mạng đầu tiên của Tuyên Quang, đồng thời cũng là chính quyền nhân dân cấp châu đầu tiên được thành lập trong cả nước, đánh dấu bước phát triển mới của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở tỉnh nhà.

Châu Tự Do ra đời (bao gồm phần lớn vùng thượng huyện Sơn Dương và một phần huyện Yên Sơn) nhanh chóng trở thành trung tâm căn cứ cách mạng của tỉnh và là một trong những trung tâm cách mạng cả nước. Trung tâm lãnh đạo q trình khởi nghĩa giành chính quyền trong tồn tỉnh và các vùng phụ cận. Từ đây, Cứu quốc quân và các đội tự vệ chia thành nhiều mũi tỏa đi các hướng hỗ trợ, lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền, mở rộng vùng giải phóng sang các huyện Đại Từ, Định Hóa, Yên Sơn, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Na Hang.

Phát huy thắng lợi của Sơn Dương, hưởng ứng lời kêu gọi của Ban lãnh đạo Việt Minh tỉnh: “Hãy táo bạo đáng úp các đồn lẻ, chặn đánh các đội tuần tiễu của Nhật...” nhân dân và tự vệ khắp nơi trong tỉnh đã vùng lên chiến đấu. Ngày 13-3-1945, tự vệ xã Hợp Hòa cùng cứu quốc quân dùng mưu diệt 10 tên Pháp ở Đèo Khế, thu 30 súng.

Đầu tháng 4-1945 chịu ảnh hưởng trực tiếp luồng gió tự do ở thượng huyện, được khích lệ bởi phong trào ở châu Tự Do, phong trào cách mạng vùng trung và hạ huyện phát triển cực kỳ nhanh chóng. Từ châu Tự Do các đội vũ trang tuyên truyền do đồng chí Lê Dục Tôn chỉ huy mở rộng hoạt động, bắt liên lạc được với phong trào ở Thiện Kế, Sơn Nam đã vượt qua dãy núi Bầu -Lịch tiến về Khe Thuyền (Văn Phú), Như Xuyên (Đồng Quý), Đồng Khn (Phú Lương)...Khắp nơi hừng hực khí thế đấu tranh, sẵn sàng đứng lên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khởi nghĩa. Bọn quan lại, binh lính ở Thiện Kế lo sợ, hoang mang cực độ. Thời cơ khởi nghĩa đã tới, dưới sự chỉ huy của các đồng chí Kim Ngọc, Bắc Dũng các đội tự vệ vũ trang đồng loạt tiến cơng đồn Thiện Kế. Trước khí thế dũng mãnh của quân ta, bọn chỉ huy và binh lính địch mất hết ý chí chiến đấu vội vàng tháo chạy. Vùng trung và hạ huyện Sơn Dương hồn tồn được giải phóng, chính quyền cách mạng nhanh chóng được thành lập ở các xã.

Kiên quyết và triệt để phát huy lợi thế cách mạng từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 năm 1945 lực lượng của các động chí Lê Dục Tơn, Kim Ngọc, Bắc Dũng, cùng phối hợp tấn cơng, nhanh chóng giải phóng đồn điền An-be (Hợp Hịa), khắp nơi nhân dân hồ hởi tham gia đồn quân cách mạng, ủng hộ lương thực, thực phẩm, vũ khí. Để làm nịng cốt cho phong trào khởi nghĩa giành chính quyến ở hạ huyện và để bảo vệ chính quyền cách mạng, trung tuần tháng 4-1945 tại Hợp Hòa một đại đội tự vệ Cứu quốc quân được thành lập. Khí thế cách mạng hừng hực, nhiều nơi nhân dân thấy bọn tổng lý run sợ, chính quyền địch tan rã đã chủ động cử đại diện đi đón Việt Minh về giải phóng quê hương như: Văn Phú, Đồng Quý, Hào Phú, Cấp Tiến...

Đầu tháng 5-1945 quân ta phá tan ổ nhóm đề kháng cuối cùng của địch ở Vi Lăng (Tam Đa) giải phóng tồn bộ vùng trung và hạ huyện Sơn Dương, thành lập chính quyền cách mạng ở các xã. Ngày 15-5-1945 châu Kháng Địch được thành lập bao gồm các xã trung, hạ huyện Sơn Dương và một phần các huyện Lập Thạch, Phù Ninh, Đoàn Hùng (Phú Thọ). Ban lãnh đạo châu gồm 7 người do đồng chí Tiến Thanh làm chủ tịch ra mắt nhân dân. Đánh dấu thắng lợi căn bản của cuộc vận động giải phóng Sơn Dương.[29.tr 34,35 ].

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Sơn Dượng đã tạo đà vững chắc, khích lệ phong trào khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương trên toàn tỉnh Tuyên Quang cũng như cả nước. Mở đầu cho phong trào khởi nghĩa ở các địa phương tiến tới tổng khởi nghĩa trên tồn quốc tháng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tám năm 1945.

Tại Yên Sơn, nhân thời cơ đồn Đăng Châu bị hạ, lính dõng ở thành Cóc hoảng sợ, đồng chí Đặng Đăng Kim chỉ huy một tiểu đội du kích người Dao chủ động tiến cơng tiêu diệt đồn, bắt tên tổng đồn và binh lính giao nộp vũ khí cho cách mạng. Tại những xã có phong trào phát triển mạnh, trước áp lực của quần chúng binh lính địch đã tự mang súng đến nộp cho Việt Minh. Khí thế cách mạng như nước vỡ bờ làm cho bọn chủ đồn điền Pháp và Việt vô cùng hoảng sợ. Tháng 4-1945, công-nông đồn điền La-Phanh đã nổi dậy phá đồn điền lấy thóc gạo, trâu bị và bắt giam tên chủ người Pháp. Nông dân soi Sính, soi Hồng Lương đấu tranh quyết liệt chống bọn địa chủ. Ở các địa phương, Mặt trận Việt Minh với các hội Cứu quốc và các đội tự vệ công khai hoạt động làm cho bọn Nhật và tay sai vô cùng run sợ co cụm trong thị xã. Không dám tiến ra các vùng xung quanh, bến Bình Ca trở thành cửa ngõ của khu căn cứ. Đội thuyền sắt trên sông Lô liên tục chở gạo, mắm muối cung cấp cho chiến khu. Thanh niên cứu quốc hoạt động sôi nổi, tổ chức các trận phục kích, đột nhập vào trại lính, lấy súng địch để đánh địch. Nhiều gia đình giầu có đã bỏ tiền mua vũ khí, súng đạn ủng hộ cách mạng.

Trước sự rệu rã của chính quyền địch, được sự ủng hộ, cổ vũ mạnh mẽ của vùng tự do, Đảng ta quyết định giải phóng hàng loạt các châu, xã. Ban Việt Minh các xã trong huyện đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy phối hợp với lực lượng vũ trang từ Sơn Dương sang, đè bẹp những ổ kháng cự cuối cùng của địch. Ngày 12-5-1945 đại biểu dân tộc các xã họp tại làng Chạp xã Trung Sơn đã quyết định thành lập châu Hồng Thái, gồm 2 tổng Bình Ca và Kim Quan với 12 xã, 2 động người Dao, Cao Lan thuộc tả ngạn sông Lô, sông Gâm. Ban Châu lâm thời được thành lập do đồng chí Trần Tùng làm cố vấn.

Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Đảng, của Mặt trận Việt Minh lên cao, đã thúc đẩy phong trào khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong toàn tỉnh phát triển mạnh mẽ. Từ châu Tự Do, đồng chí Tạ Xn Thu và Nguyễn Cơng Bình đưa qn đi giải phóng Chợ Chu-Định Hóa-Thái Ngun rồi vịng về hợp lực với lực lượng của đồng chí Lê Thùy, Tơ Vũ giải phóng Chiêm Hóa, Na Hang. Khí thế cách mạng như sóng xơ biển dậy cuốn phăng tất cả bè lũ bán nước và cướp nước. Ngày 15-5-1945 phủ Toàn Thắng được thành lập bao gồm hầu hết địa bàn huyện Hàm Yên và các xã thượng huyện Yên Sơn: Thắng Quân, Tứ Quận, Chiêu Yên, Xuân Vân, Trung Trực.

Ngày 18-5-1945 phủ Quyết Thắng được thành lập gồm huyện Yên Bình, các xã trung và hạ huyện Yên Sơn như: Mỹ Lâm, Phú Lâm, Kim Thắng, Vĩnh Phú, Hoàng Khai, Lưỡng Vượng, An Tường, Hưng Thành,Ỷ La, Trung Môn, Chân Sơn. Ủy ban châu lâm thời do đồng chí Nguyễn Đình Khơi làm cố vấn. Trước đó ngày 16-3-1945 châu Tự Do ra đời gồm phần lớn các xã của huyện Sơn Dương và một số xã của Yên Sơn như: Tiến Bộ, Thái Long, An Khang. Ngày 12-5-1945 châu Khánh Thiện thành lập bên cạnh các xã của huyện Chiêm Hóa cịn có một số xã thuộc huyện Yên Sơn như: Lực Hành, Quý Quân, Kiến Thiết. [14, tr 69].

Như vậy phủ lỵ Yên Sơn nằm trong thị xã vẫn chưa được giải phóng, nhưng tất cả các xã trong huyện đã được tự do. Trong đó châu Hồng Thái là chỗ dựa vững chắc đối với sự nghiệp cách mạng của tồn huyện. Để củng cố bộ máy chính quyền, tăng cường hiệu lực quản lý lãnh đạo, đẩy mạnh đấu tranh giải phóng tồn huyện. Tháng 7-1945 hội nghị bầu Ban châu Hồng Thái mới được tổ chức tại Đức Uy xã Trung Sơn, bầu đồng chí Quang Mai làm chủ tịch, đồng chí Trần Tùng làm cố vấn, đồng chí Hồng Trường Minh phụ trách Việt Minh. Cùng thời gian này Tỉnh ủy Tuyên Quang được thành lập do đồng chí Tạ Xuân Thu làm bí thư đã kịp thời lãnh đạo mọi mặt, tập trung đấu tranh giải phóng tồn tỉnh, bảo vệ Khu giải phóng. Khơng khí tự do tưng bừng phấn khởi, khắp các hang cùng ngõ hẻm bà con nô nức luyện tập quân sự, các đội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vũ trang quần chúng cùng tự vệ ngày đêm tuần tra canh gác, bảo vệ quê hương sẵn sàng chiến đấu khi có lệnh. Lực lượng vũ trang do các đồng chí Nguyễn Đình Khơi, Trần Thế Mơn, Lê Trung Đình, Chu Phóng lãnh đạo ngày càng trưởng thành lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng đẩy mạnh hoạt động tiến về vùng thấp gây khơng khí sơi nổi, khẩn trương trong nhân dân.

Thời cơ đã chín muồi, đúng 1 giờ sáng ngày 17-8-1945 đồn qn cách mạng tiến đánh thị xã (cũng là huyện lỵ Yên Sơn). Ngày 21-8-1945 quân Nhật đầu hàng, rút khỏi Tuyên Quang, cùng cả tỉnh huyện Yên Sơn hoàn toàn

Một phần của tài liệu cuộc vận động cách mạng tháng tám ở tỉnh tuyên quang (1939 - 1945) (Trang 83 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)