Đẩy mạnh cao trào kháng Nhật cứu nước, thời cơ khởi nghĩa

Một phần của tài liệu cuộc vận động cách mạng tháng tám ở tỉnh tuyên quang (1939 - 1945) (Trang 81 - 83)

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TUYÊN QUANG TRƯỚC NĂM 1939

3.1. Đẩy mạnh cao trào kháng Nhật cứu nước, thời cơ khởi nghĩa

Cuối năm 1944 đầu năm 1945 phe phát xít thất bại liên tiếp trên nhiều mặt trận. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Hồng quân Liên Xô quét sạch quân Đức ra khỏi lãnh thổ của mình và tiến như vũ bão về Béclin sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức. Tháng 8-1944 thủ đơ Pari được giải phóng, tướng Đờ Gơn lên cầm quyền đẩy mạnh các hoạt động chống phát xít giành lại các thuộc địa đã mất. Ở Đông Dương từ năm 1944 mâu thuẫn Pháp- Nhật ngày càng sâu sắc chúng luôn lăm le muốn hất cảng nhau. Ngày 7-5-1944 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” và nhận định “ở Đông Dương, Nhật nghi kị Pháp và ghen ăn với Pháp; Pháp căm tức Nhật và chán cảnh làm đầy tớ cho Nhật. Nhật sửa soạn truất quyền Pháp...”[ 46. t7, tr 235 ].

Tuy chúng cịn hịa hỗn với nhau nhưng “Sự hịa hỗn đó khác chi như một cái nhọt bọc chứa chất bên trong bao nhiêu là vi trùng và máu mủ chỉ chờ dịp chín mõm là vỡ tung ra. Cả hai quân thù Nhật-Pháp đóng một tấn kịch giả dối vơ cùng nguy hiểm cho chúng, cả hai đều đang sửa soạn để tiến tới chỗ tao sống mày chết quyết liệt cùng nhau”[46.t7,tr 248].

Sang đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Ở châu Âu, số phận của phát xít Đức chỉ cịn tính từng ngày. Ở châu Á – Thái Bình Dương, phát xít Nhật liên tục bị qn Đồng Minh tấn công. Đúng như nhận định của Trung ương Đảng, để độc chiếm Đông Dương, và loại trừ mối họa bị Pháp đánh úp sau lưng khi quân Đồng Minh tiến vào, ngày 9-3- 1945, Nhật nổ súng tiến hành đảo chính hất cẳng Pháp, độc chiếm Đơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dương. Quân Pháp chống cự yếu ớt ở một vài nơi rồi nhanh chóng đầu hàng. Ngay đêm ngày 9-3-1945 giữa lúc Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp tại Đình Bảng-Từ Sơn-Bắc Ninh phân tích tình hình, nhận định: cuộc đảo chính sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc làm cho những điều kiện của cuộc khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi. Đối tượng cách mạng thay đổi, phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính trực tiếp của nhân dân Đông Dương. Khẩu hiệu cách mạng “Đánh đuổi Pháp-Nhật” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”

Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật– Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, phát động cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa đang tới gần. Đồng thời thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức đấu tranh cho phù hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa và “sãn sàng chuyển sang hình thức tổng khởi nghĩa một khi đã đủ điều kiện”[46.t7,tr367]. Nhiệm vụ của Đảng là phải lãnh đạo nhân dân tiến lên khởi nghĩa từng phần, tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc.

Thực hiện chủ trương của Đảng, chớp lấy thời cơ, dưới sự lãnh đạo của các cán bộ Đảng, ở nhiều địa phương nhân dân anh dũng vùng lên cướp chính quyền. Cao trào kháng Nhật bùng nổ và ngày càng lan rộng. Cùng với cả nước quân dân Tuyên Quang cũng bước vào thời kỳ khởi nghĩa giành chính quyền ở từng địa phương tiến tới giành chính quyền trong tồn tỉnh.

Đêm 9-3-1945, quân Pháp và tay sai bỏ chạy khỏi thị xã Tuyên Quang. Tỉnh lỵ Tuyên Quang bỏ ngỏ trong 3 ngày, chính quyền địch bị tê liệt. Tuy nhiên, do thiếu sự chuẩn bị nên lực lượng cách mạng đã để lỡ cơ hội giành chính quyền.

Ngày 11-3-1945, quân Nhật từ thị xã Phú Thọ kéo lên chiếm đóng thị xã Tun Quang, dựng lên chính quyền tay sai dựa trên cơ sở bộ máy cai trị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cũ của Pháp. Ở các châu, huyện phát xít Nhật gần như giữ nguyên bộ máy cai trị cũ và cho quân chiếm đóng các vị trí trọng yếu như: Đăng Châu, Thiện Kế (Sơn Dương), Thành Cóc (Yên Sơn), Đài Thị (Chiêm Hóa), Bắc Mục, Chợ Ngọc (Hàm Yên).

Một phần của tài liệu cuộc vận động cách mạng tháng tám ở tỉnh tuyên quang (1939 - 1945) (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)