Tình hình Tuyên Quang trong những năm (1939-1945)

Một phần của tài liệu cuộc vận động cách mạng tháng tám ở tỉnh tuyên quang (1939 - 1945) (Trang 46 - 48)

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TUYÊN QUANG TRƯỚC NĂM 1939

2.1. Tình hình thế giới, trong nước và Tuyên Quang trong những năm

2.1.3. Tình hình Tuyên Quang trong những năm (1939-1945)

Cùng chung cảnh ngộ, sống chung dưới một mái nhà, một tổ quốc thân yêu trong cảnh nước mất, nhà tan, giặc ngồi đơ hộ, nhân dân các dân tộc Tuyên Quang cũng giống như nhân dân cả nước phải chịu bao xiềng xích nơ dịch, bao tủi hổ đắng cay, cơ cực, dưới ách cai trị bạo tàn của đế quốc Pháp, quân phiệt Nhật.

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Pháp tham chiến, ở Tuyên Quang thực dân Pháp cũng triệt để thi hành chính sách thời chiến cực kỳ tàn bạo, dã man, phát xít hóa tồn bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ, giải tán các đoàn thể quần chúng, truy lùng bắt bớ những người yêu nước, các chiến sĩ cộng sản. Các vụ khám xét, bắt bớ diễn ra liên tục, nhiều người bị bắt giữ tù đày. Đồng thời thực dân Pháp triệt để thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy” ban bố lệnh “tổng động viên” ra sức vơ vét lương thực, thực phẩm của cải ném vào lò lửa chiến tranh.

Pháp tự ý tăng thuế, đặt thêm nhiều thứ thuế vô lý, tăng cường bắt phu bắt lính, lao dịch nặng nề. Đời sống nhân dân Tuyên Quang đã ngột ngạt khốn khổ càng trở nên quẫn bách hơn.

Năm 1940 Nhật nhảy vào Đông Dương, thực dân Pháp cấu kết chặt chẽ với phát xít Nhật để đàn áp, bóc lột nhân dân ta. Tại Tuyên Quang để đáp ứng những yêu sách của Nhật và để tăng lợi nhuận, thực dân Pháp đã thi hành nhiều thủ đoạn gian xảo dã man. Chúng tăng cao tô thuế, đặc biệt là các thứ thuế gián thu, riêng thuế muối, rượu, thuốc phiện đã tăng 3 lần từ năm 1939 đến năm 1945. Vừa cưỡng bức, bắt nhân dân ta phải bàn thóc theo diện tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cày cấy với giá rẻ mạt để cung cấp cho Nhật vừa để tích trữ, phục vụ chiến tranh. Tàn ác hơn Nhật-Pháp còn bắt đồng bào phải nhổ lúa trồng đay, thầu dầu. Những thủ đoạn tàn độc đó đã gây ra tình trạng khan hiếm lương thực, nhân dân phiêu tán, phải kéo nhau vào rừng đào củ mài, củ chuối ăn thay bữa, thiếu ăn đồng bào ta chết đói la liệt những năm 1944, 1945.

Khơng chỉ cướp bóc về kinh tế, vơ vét lương thực, thực phẩm, tài ngun khống sản Pháp- Nhật cịn đua nhau bắt thanh niên đi phu, đi lính để cung ứng cho cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Nhiều thanh niên trai tráng Tuyên Quang bị đày ra chiến trường làm bia đỡ đạn chết thay cho chúng.

Dưới ách áp bức, bóc lột thậm tệ của Pháp-Nhật các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Tuyên Quang đều bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng. Đời sống người nhân dân vô cùng túng quẫn, bi đát, mâu thuẫn xã hội gay gắt, nhân dân căm phẫn sẵn sàng đi theo cách mạng đánh giặc giành độc lập tự do. Chính trong tình cảnh khó khăn gian khổ đó phong trào cách mạng ở Tuyên Quang phát triển mạnh mẽ. Tháng 2-1940 Xứ ủy Bắc kỳ cử đồng chí Đào Duy Kỳ về kiểm tra và chỉ đạo việc thành lập chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ở tỉnh ngày 20-3-1940. Tháng 10-1940 Ban cán sự Đảng Tuyên Quang thành lập trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng địa phương. Một cao trào cách mạng bùng nổ, lan rộng, cơ sở cách mạng được gây dựng ở khắp các địa phương trong tỉnh. Khơng khí cách mạng sục sơi, nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, đấu tranh của quần chúng liên tục diễn ra. Truyền đơn, biểu ngữ, khẩu hiệu với nội dung: Đả đảo đế quốc, đòi các quyền dân sinh dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân xuất hiện khắp nơi. Trước khí thế cách mạng ở Tuyên Quang ngày càng lên cao đầu năm 1943 thực dân Pháp phải điều lực lượng cảnh sát đặc biệt từ Hà Nội lên tăng cường càn quét, khủng bố. Đồng chí Trương Đình Dần bí thư Ban cán sự Đảng Tuyên Quang và đồng chí Thại (tức Lê Đồng) cùng gần 100 cán bộ, đảng viên quần chúng cách mạng bị bắt. chi bộ Mỏ Than và Ban cán sự Đảng tỉnh tan vỡ [ 19.tr 23 ].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong lúc phong trào cách mạng ở thị xã bị địch khủng bố dã man và tạm lắng xuống thì ở các địa phương cơ sở cách mạng tiếp tục được xây dựng phát triển mạnh, nhất là các xã của huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa... Mặt trận Việt Minh đã xây dựng được cơ sở trên một vùng rộng lớn nối liền từ Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa (Tuyên Quang) với căn cứ Bắc Sơn-Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, Chợ Chu (Thái Ngun), 10 chính sách của Việt Minh được tuyên truyền rộng khắp thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Căn cứ cách mạng ngày càng được củng cố, mở rộng vững chắc.

Một phần của tài liệu cuộc vận động cách mạng tháng tám ở tỉnh tuyên quang (1939 - 1945) (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)