Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TUYÊN QUANG TRƯỚC NĂM 1939
1.3. Đặc điểm xã hội và chính sách cai trị của thực dân Pháp
Là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc cùng sinh sống, kinh tế còn nghèo nàn, trình độ dân trí còn thấp kém. Đại đa số đồng bào các dân tộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thiểu số sống rải rác trên các triền đồi, sườn núi hay quần cư thành bản làng dưới các thung lung ven các con sơng suối. Tập qn canh tác cịn rất mộc mạc thô sơ, lạc hậu chủ yếu dựa vào tự nhiên. Qua các triều đại phong kiến Tuyên Quang như một “đồn trấn” bảo vệ cho “kinh trấn” Tính tự trị, tự cấp, tự túc cùng các hủ tục phong kiến còn tồn tại đan xen đè nặng lên vai đồng bào các dân tộc. Đó là điều kiện lý tưởng cho tầng lớp quan lại, lang đạo địa phương hồnh hành, tác oai tác qi, áp bức, bóc lột nhân dân thậm tệ.
Sau khi hoàn thành chinh phục Tuyên Quang thực dân Pháp bắt tay ngay vào việc cai trị, vơ vét bóc lột nhân dân. Một bộ máy thống trị mới được thiết lập với sự cấu kết chặt chẽ giữa thực dân Pháp với bọn phong kiến địa chủ, thổ ty để thiết lập bộ máy cai trị từ tỉnh tới huyện, xã theo chế độ quân sự quản chế. Về cơ bản bộ máy cai trị ở đây chia làm hai hệ thống, một hệ thống quan lại người Pháp gồm có chánh sứ đứng đầu tỉnh cho đến các quan chức đứng đầu các cơ quan công sở ở tỉnh, ở phủ, huyện...và một hệ thống cai trị người Việt. Thực chất thực dân Pháp vẫn giữ nguyên bộ máy cai trị cũ gần như không thay đổi xáo trộn gì, trên danh nghĩa họ vẫn thuộc Nam triều nhưng thực tế đều là tay sai, bù nhìn cho Pháp. Bao gồm: Tuần phủ đứng đầu tỉnh, tri phủ đứng đầu các phủ, huyện, ở các thơn xã có lý trưởng, xã trưởng giúp việc...Ngay từ ngày đầu Pháp thuộc, nhân dân tỉnh Tuyên Quang chịu nhiều đắng cay, khổ cực dưới ách cai trị của bọn đế quốc, phong kiến. Để bảo vệ các cơ quan thống trị, bóc lột nhân dân, kìm kẹp, đàn áp phong trào nổi dậy của quần chúng. Cùng với việc thiết lập bộ máy cai trị, thực dân Pháp còn xây dựng một hệ thống đồn bốt dầy đặc khắp nơi trong tỉnh, nhất là những nơi đông dân cư, trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông quan trọng. Ở thị xã Tun Quang có một tiểu đồn lính Lê dương, một trại lính khố xanh, 1 trại lính khố đỏ, 1 sở Cẩm, 1 bóp Sen đầm, 1 trại giam. Pháp còn dựng lên đồn Bắc Mục, đồn Đăng Châu và hàng loạt các đồn bốt nhỏ rải rác ở các châu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
huyện với hàng trăm lính dõng. Bên cạnh những tên cẩm mặc áo nghề nghiệp, chúng cịn có một mạng lưới mật thám người Việt và người Pháp để săn lùng các “hoạt động chống đối” [14,tr 29 ].
Ngồi ra cịn có lính Pháp đóng tại các vị trí xung quang thị xã như: núi Cố, núi Thổ Sơn được trang bị đại bác khống chế một vùng rộng lớn gồm toàn bộ thị xã, Tràng Đà, bến Bình Ca, quốc lộ số 2, đường 13A. Ở những nơi xung yếu như: Đăng Châu, Thiện Kế (Sơn Dương), Thành Cóc (Yên Sơn), Đài Thị (Chiêm Hóa), Bắc Mục, Chợ Ngọc (Hàm Yên)...Pháp đều bố trí một trung đội lính khố xanh đóng giữ. Để hỗ trợ và bảo vệ cho bọn thổ ty phong kiến cai trị đàn áp, bóc lột nhân dân, thực dân Pháp cịn tăng cường bắt lính dõng, lính cơ, lính lệ...lập nên một hệ thống lính lệ đơng gần 2000 tên do các châu, phủ, xã đoàn cầm đầu. Để dễ bề cai trị thực dân Pháp cũng triệt để thi hành chính sách “chia để trị”. Đặc biệt chú trọng lôi kéo bọn thổ ty, thống lý, khán động, quan lang thuộc tầng lớp trên ban cho chúng nhiều đặc quyền, đặc lợi đồng thời tìm mọi cách khống chế, buộc tất cả phải phục tùng mệnh lệnh.
Pháp lập ra đầy đủ các cơ quan của bộ máy cai trị hà khắc: Kho bạc, Nhà Đoan, Nhà Thương, Bưu điện, Lục Lộ, Lâm trường, Kiểm lâm, Trường canh nông...nhằm khống chế, vơ vét của cải, bần cùng hóa nhân dân.
Đó là bộ máy thống trị của một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến với hai tầng áp bức bóc lột thực dân, phong kiến đang đè nặng trên đầu người dân mất nước. Chúng tự ý đặt ra nhiều thứ thuế, phu phen, lao dịch nặng nề, bắt người dân trong tỉnh phải cung phụng, phục dịch. Đời sống nhân dân càng trở nên quẫn bách hơn khi bọn thực dân phong kiến đè nặng lên đầu họ bao nhiêu là thứ thuế bất công, bao chế độ phu phen, tạp dịch nặng nề và nạn cho vay nặng lãi. Ngoài thuế đinh, thuế điền, thuế trâu bò, thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện...chúng cịn đặt thêm nhiều thứ thuế vơ lý khác như: Thuế đường, thuế chợ, thuế đò, thuế ngựa thồ, thuế tay dao, thuế nuôi quân, thuế gia ốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(thuế khói lửa =0,5đ/ người). Người dân cịn phải nộp lương thực, thực phẩm để bọn quan laị chè chén khi chúng đi qua. Tăng cường bóc lột thuộc địa nhất là những năm khủng hoảng kinh tế, chiến tranh chúng thường tùy tiện tăng thêm mức thuế, rồi nạn nhũng nhiễu ăn chặn, bớt xén của bọn sai dịch, thổ ty địa phưong.“ Từ năm 1919 đến năm 1929 mức thuế đã tăng hơn 2 lần, đến năm 1930 thuế lại tăng 15%, mức cho vay lên đến hàng chục phần trăm (ở thị xã Tuyên Quang mức lãi là 30%) ”[14,tr 32]. Hiểm độc hơn chúng còn nắm độc quyền ba mặt hàng: muối, rượu và thuốc phiện để khống chế nhân dân. Ngồi thuế khóa Pháp cịn ra sức khai thác tài nguyên khoáng sản, “năm 1905 chúng bắt đầu khai thác mỏ kẽm Tràng Đà, mỏ kẽm Đầm Hồng, năm 1915 khai thác mở than Tuyên Quang, mỗi năm thu 12.000 tấn kẽm, 25.000 tấn than. Riêng năm 1929 khai thác được 26.271 tấn than với số lãi là 610.803,24 phơrăng, chưa kể lãi suất trong việc khai thác hàng ngàn tấn kẽm một năm” [14,tr 30 ]. Lâm nghiệp là một thế mạnh của Tuyên Quang, với hệ thống kiểm lâm chặt chẽ thực dân Pháp đã rút ruột không thương tiếc tài nguyên từ rừng. “Mỗi năm chúng lấy đi hàng nghìn mét khối gỗ và hàng nghìn tấn lâm thổ sản có giá trị. Ngồi diện tích 76.000 ha rừng do chúng quản lý, rừng tự do ở Tuyên Quang còn cung cấp cho chúng từ 80.000 đến 100.000 khúc gỗ các loại một năm” [13, tr 26]. Là tỉnh miền núi đất đai trồng trọt, chăn nuôi đặc biệt quý hiếm nhưng ngay từ ngày đầu cai trị thực dân, phong kiến tay sai đã đua nhau chiếm đoạt ruộng đất lập đồn điền, trang trại. Hàng chục, hàng trăm đồn điền, trang trại mọc nên khắp nơi, hàng chục, hàng trăm ngàn ha đất tốt nằm trong tay các địa chủ người Tây, địa chủ người Việt. “Riêng các đồn điền của người Âu như: Roayđơba, Raphanh, Đơmơngpada, Anbe, Rêmơry, Đắclachiê...đã chiếm một diện tích 17.000 ha ” [13,tr 27 ]. Thực dân Pháp duy trì cả hai hình thức bóc lột phong kiến và tư bản chủ nghĩa với nhiều thủ đoạn tinh vi, tàn bạo thít chặt người dân Tun Quang, bóc lột đến tận xương tủy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
công nhân tá điền. “Ở đồn điền Anbe, tên chủ phát cho người làm thuê 100 kg thóc giống, cuối vụ chúng bắt nộp 50 phương (tương đương 1 tấn). Địa chủ Lý Ân ở thượng huyện n Bình cho th trâu đến 300kg thóc/ con/năm. Ở đồn điền Raphanh, khi tá điền đói lả, đã ngừng tay làm việc, liền bị bọn chủ buộc dây vào cổ cho ngựa kéo đến chết”. Ngồi cơng việc cực nhọc, phải làm việc từ 10 đến 12 giờ một ngày, họ bị đối xử khinh miệt, đánh đập, cúp phạt vô cớ, đăc biệt là các nạn cháy ga sập lò làm bị thương và chết người luôn xảy ra tại các khu mỏ. “Lò Cai Bộc chết 6 người do nổ ga, lị Cai Lượng có 2 người chết, 25 người bị thương. Thày trị cai Long xuống lị Pisít bị hơi độc nặng đã chết” [14, tr 31].
Vừa vơ vét, bóc lột thực dân Pháp vừa triệt để thi hành chính sách “ngu dân”, hạn chế tối đa sự phát triển giáo dục, đồng thời tìm mọi cách chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc, nhất là đối với một tỉnh nhiều dân tộc thiểu số như Tuyên Quang. Thực dân Pháp và tay sai ra sức thực hiện chính sách tuyên truyền, kích động gây hằn thù dân tộc, thủ đoạn “giết người Kinh lấy muối, giết người Thổ lấy ruộng”, dùng người địa phương này đàn áp bóc lột người địa phương khác đã khoét sâu sự nghi kị, hằn thù, chém giết lẫn nhau giữa các dân tộc. Chính sách “ngu dân” và “ chia để trị” thâm độc của kẻ thù đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khối đoàn kết các dân tộc tỉnh Tuyên Quang cũng như cả nước gây ra nhiều thảm kịch đau lòng. Nhiều dân tộc đứng trước nguy cơ diệt vong. Chính sách đó đã làm tổn thương nghiêm đến truyền thống đồn kết vốn có từ lâu đời của đồng bào các dân tộc Tuyên Quang.
Đồng thời Pháp “cho mở công khai 10 nhà chứa, nhiều đại lý bán rượu cồn, tiệm thuốc phiện, sòng bạc thu hút nhân dân vào vòng ăn chơi trụy lạc, lãng quên nhiệm vụ đối với tổ quốc” [14,tr 33 ].
Về y tế, “cả tỉnh Tuyên Quang chỉ có một bệnh viện ở tỉnh lỵ được gọi là “Nhà thương làm phúc”, với 30 giường bệnh. Những người dân lao động,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
người nghèo khổ luôn bị khinh miệt, ốm đau không được chăm sóc, cứu chữa. Tình trạng chết vì bệnh sốt rét khá phổ biến “năm 1927 có 240 người mắc bệnh thì 84 người chết chiếm 34%, năm 1928 có 225 người mắc bệnh thì 107 người chết, chiếm 47%, năm 1930 có 234 người mắc bệnh thì 97 người chết chiếm 41%, . Tình trạng “hữu sinh, vơ dưỡng” trở thành nỗi tuyệt vọng, ám ảnh từng gia đình. Theo số liệu thống kê, từ năm 1928 đến 1931, tồn tỉnh có 5286 người chết, trong khi số người sinh ra là 5025 người” [14 tr.34].
Sống dưới ách thống trị của thực dân phong kiến đới sống của đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang vô cùng khổ cực, điêu đứng. Dựa vào bộ máy cai trị hà khắc chúng đã chà đạp hết sức dã man lên đời sống nhân dân và gây lên bao tội ác đẫm máu. Bị bóc lột đến cùng cực nhân dân các dân tộc tỉnh Tun ln ni chí căm thù, sẵn sàng vùng lên đấu tranh giành quyền sống, giành độc lập tự do.
Chịu ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước và nhân dân các tỉnh bạn, từ những năm 30 của thế kỷ XX, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã vùng dậy đấu tranh chống lại bọn thống trị. Điển hình là cuộc đấu tranh chống thuế tại đồn điền Roayđơba của nông dân thôn Khe Thuyền (xã Văn Phú, huyện Sơn Dương) năm 1935. Tuy cịn lẻ tẻ, và mang nặng tính tự phát song các cuộc đấu tranh thời kỳ này đã báo hiệu một phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Tuyên Quang khi ánh sáng cách mạng rọi tới. Xã hội Tuyên Quang cũng như xã hội Việt Nam lúc này đang cịng mình dưới cảnh nước mất nhà tan, người dân Tuyên Quang cũng như người dân cả nước cũng đang phải oằn mình dưới hai tầng xiềng xích nơ dịch thực dân, phong kiến.
Chính sách cai trị, khai thác bóc lột thuộc địa dã man của thực dân Pháp làm cho xã hội Tuyên Quang biến động sâu sắc, xuất hiện những giai cấp mới, mâu thuẫn xã hội gay gắt. Giai cấp tư sản gồm các nhà buôn, chủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hãng ơtơ, chủ thuầu khốn, tư sản kiêm địa chủ...đa số tư sản buôn bán là Hoa kiều. Buôn bán theo lối tư bản chủ nghĩa nhưng hàng ít vốn nhỏ lại bị tư sản Pháp chèn ép. Người Pháp nắm độc quyền về muối, rượu, thuốc phiện và ngoại thương. Tư sản dân tộc nhỏ bé về thế lực bị Pháp kìm hãm, ít nhiều có tinh thần dân tộc.
Tiểu tư sản ở Tuyên Quang gồm nhiều tầng lớp: tiểu thương, tiểu chủ, viên chức trí thức, quan sai thừa phán, thầy thơng, thầy ký...có quan hệ kinh tế với Pháp nhưng bị đối xử phân biệt có điều kiện tiếp xúc với cái mới, với nhân dân lên cũng có cảm tình với cách mạng. Địa chủ người Việt phần lớn xuất thân từ nơng dân miền xi lên có kinh nghiệm sản xuất dần khấm khá lên thành địa chủ. Một số ít xuất thân từ thương nhân hoặc quan chức, tay sai của Pháp thế lực không lớn, vừa bị Pháp chèn ép vừa gắn quyền lợi với Pháp. Địa chủ người Pháp bao chiếm đất đai nhưng thường không quản lý mà giao cho người Việt trông nom. Giai cấp nông dân, dân trí thấp, sống ở nơi hẻo lánh, giao thơng đi lại khó khăn, kinh tế thấp kém mang nặng tính tự nhiên tự cấp tự túc, bị kìm hãm trong vịng tối tăm nơ dịch, bị áp bức bóc lột nặng nề, đời sống khổ cực vơ cùng, nhiều nơi cịn bị bóc lột theo kiểu nơ lệ, do vậy rất căm thù chính quyền đơ hộ tay sai.
Giai cấp cơng nhân ở Tun Quang được hình thành cùng với sự ra đời của các hầm mỏ, cơ sở kinh doanh của thực dân Pháp và giai cấp tư sản địa phương. Thành phần xuất thân của Công nhân Tuyên Quang phần lớn là nông dân các tỉnh miền xi, do bị cướp ruộng, bần cùng hóa, nên phải rời bỏ quê hương lên Tuyên Quang vào làm thuê trong các hầm mỏ (mỏ kẽm Tràng Đà, Đầm Hồng, mỏ than Tuyên Quang và các công ti, hãng buôn...). Số cịn lại do cơng nhân mỏ than Vàng Danh (Quảng Ninh) chuyển đến và một số là người dân địa phương.
Cơng nhân Tun Quang có mối liên hệ sâu sắc, trực tiếp với làng quê, gắn bó chặt chẽ với nông dân. Họ sống tập trung ở các cơ sở kinh doanh, hầm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mỏ, các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh. Trong lao động, cơng nhân Tuyên Quang đã bước đầu được tiếp xúc với một số máy móc. Vì thế, cơng nhân Tun Quang đã nhanh chóng hình thành tính chất vơ sản trong mỗi người. Ở nơng thơn, họ bị địa chủ bóc lột, tại các khu mỏ, nhà máy, họ phải bán sức lao động với giá rẻ mạt. Giai cấp vô sản Tuyên Quang sớm nhận rõ bộ mặt áp bức bóc lột của giai cấp thống trị và đã vùng lên đấu tranh mạnh mẽ. Giai cấp công nhân Tuyên Quang thực sự là lực lượng tiên phong, nòng cốt trong phong trào cách mạng ở địa phương.
Như vậy dưới ách thống trị của thực dân Pháp xã hội Tuyên Quang cũng mang những đặc điểm chung của xã hội Việt Nam, một xã hội thuộc địa nửa phong kiến với đầy đủ những mâu thuẫn nội tại vốn có của nó tuy hình thức và mức độ có khác nhau.
Với điều kiện địa lí, tự nhiên, xã hội như vậy, Tuyên Quang thực sự là một vùng đất “địa lợi”, “nhân hòa”, là căn cứ địa vững chắc trong cách mạng giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.