Xây dựng chiến khu, chiến đấu bảo vệ khu giải phóng

Một phần của tài liệu cuộc vận động cách mạng tháng tám ở tỉnh tuyên quang (1939 - 1945) (Trang 105)

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TUYÊN QUANG TRƯỚC NĂM 1939

3.3. Xây dựng chiến khu, chiến đấu bảo vệ khu giải phóng

Phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, vùng giải phóng mở rộng, chính quyền cách mạng non trẻ, vừa mới thành lập, để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ vùng giải phóng. Đảm bảo cho thắng lợi cuối cùng của cách mạng, công tác chỉ đạo, xây dựng chiến khu, chiến đấu bảo vệ khu giải phóng được đặc biệt chú trọng. Để đáp ứng yêu cầu cách mạng tháng 7 năm 1945 tỉnh ủy Tuyên Quang được thành lập do đồng chí Tạ Xuân Thu làm bí thư. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước ngoặt lịch sử của phong trào cách mạng Tuyên Quang.

Vùng giải phóng ngày càng mở rộng, nhu cầu cán bộ cho cơng tác xây dựng bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ và phát triển hơn nữa thành quả cách mạng càng trở nên cấp thiết. Chỉ ít ngày sau khi châu Tự Do thành lập tại Sơn Dương, cuối tháng 4-1945 Trung ương Đảng đã mở trường Quân chính kháng Nhật, cấp tốc đào tạo cán bộ quân sự, cán bộ cốt cán cho các địa phương, cho cách mạng cả nước. Các công binh xưởng quân giới, xưởng in báo và tài liệu cũng được thành lập tại đây. Đầu tháng 5-1945 đơn vị Giải phóng quân chủ lực của tỉnh được thành lập tại Pom Chạng (Hàm Yên) gồm 4 trung đội và ngay lập tức tham gia q trình giải phóng các tỉnh Yên Bái, Hà Giang. Thanh niên và nhân dân nô nức tự nguyện tham gia lực lượng vũ trang và ủng hộ mọi mặt cho các đồn qn giải phóng.

Sau ngày 9-3-1945 phong trào cách mạng nước ta bùng lên mạnh mẽ. Khởi nghĩa giành chính quyền nổ ra và giành thắng lợi ở nhiều nơi: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên...Từ ngày 15 đến ngày 20-4-1945 Hội nghị quân sự Bắc kỳ họp tại Hiệp Hòa-Bắc Giang đã quyết định phát động chiến tranh du kích, ra sức chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên tồn quốc, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân và chọn châu Tự Do (Tuyên Quang ) làm căn cứ địa, trung tâm đầu não lãnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đạo khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Trước những diễn biến rất khẩn trương của tình hình, để thuận lợi cho việc trực tiếp lãnh đạo và phát triển hơn nữa phong trào cách mạng tồn quốc, tích cực xây dựng căn cứ địa chống Nhật để chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Tháng 5-1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp về Sơn Dương cùng các đồng chí lãnh đạo phân khu Nguyễn Huệ tìm địa điểm làm trung tâm khu căn cứ. Sau khi đi khảo sát thực địa và phân tích tình hình thấy địa thế vừa hiểm trở lại dễ cơ động về mọi hướng, thuận lợi cho thông tin liên lạc và chỉ huy lại nằm lọt trong một thung lũng giữa vùng giải phóng (Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa, Định Hóa, Đại Từ). Tân Trào đã vinh dự được chọn làm trung tâm căn cứ địa mới của Trung ương Đảng, Bác Hồ ở và làm việc, trực tiếp lãnh đạo cao trào cách mạng cả nước. Cuối tháng 5-1945 đồng chí Hồ Chí Minh đã chuyển từ Cao Bằng về Tân Trào (Sơn Dương- Tuyên Quang). Sau khi nghe báo cáo tình hình, nghiên cứu đặc điểm cụ thể của địa phương Người đã ra chỉ thị thành lập Khu Giải phóng (ngày 4-6-1945) gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang và một phần của các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Yên Bái. Từ đây, Tân Trào trở thành thủ đơ Khu giải phóng, hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới, trung tâm đầu não lãnh đạo cơng cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong tồn quốc. Tại Khu giải phóng nhân dân vơ cùng hân hoan, phấn khởi trong khơng khí tự do của chế độ mới. Các chính sách lớn của Việt Minh được thi hành đã làm thay đổi nhanh chóng cuộc sống của nhân dân, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng cả nước. Tin tức về hoạt động của Khu giải phóng được truyền đi rộng rãi nhất là qua các tờ báo được xuất bản tại Tân Trào như “ Nước Nam mới”, “Việt Nam độc lập”.

Từ các vùng phụ cận nhân dân nơ nức tìm đến khu giải phóng, tìm đến với cách mạng, hàng loạt người xin ra nhập đội quân cách mạng tự nguyện chiến đấu hết mình vì độc lập tự do của tổ quốc. Từ Khu giải phóng lực lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân phát triển nhanh chóng, được biên chế thành nhiều đơn vị tỏa đi hoạt động trên nhiều địa bàn, thúc đẩy nhanh chóng cơng tác chuẩn bị tổng khởi nghĩa trên toàn quốc.

Vinh dự lớn lao nhưng trách nhiệm cũng thật nặng nề, vừa mới giải phóng cơng việc cịn bộn bề. Vừa phải xây dựng, củng cố, kiện toàn bộ máy chính quyền cách mạng vừa phải lãnh đạo mọi mặt công tác địa phương, phát động nhân dân thi đua tăng gia sản xuất ủng hộ cách mạng. Lại vừa phải làm tốt công tác sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ an tồn bí mật tuyệt đối cho Đảng, Bác Hồ, đồng thời cung cấp mọi mặt nhân tài vật lực cho cách mạng.

Khu giải phóng ra đời và ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng là một cái gai nhức nhối, một mối lo sợ thường trực cần phải xóa bỏ ngay tức khắc của phát xít Nhật. Ngay từ khi Khu giải phóng mới được thành lập phát xít Nhật và tay sai phản động đã tổ chức nhiều cuộc tấn công vào đây nhằm tiêu diệt trung tâm đầu não cách mạng. Mặc dù trang bị vũ khí cịn thơ sơ song với tinh thần và truyền thống đấu tranh anh dũng, cùng kinh nghiệm trong thời gian qua lại được sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng, Bác Hồ, các lực lượng vũ trang Tuyên Quang đã phối hợp chặt chẽ với Quân giải phóng liên tục tấn cơng trấn áp các thế lực phản động, tiễu trừ thổ phỉ, đánh địch tấn công bảo vệ căn cứ. Trong một thời gian ngắn ta đã trấn áp các ổ nhóm phản động, mật thám chỉ điểm giả danh Việt Minh ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh, tiêu biểu như ở: Tú Thịnh, Tam Đa, Thiện Kế, Vĩnh Lợi, Phan Lương...

Cùng với bọn phản động, bọn thổ phỉ cũng hoạt động ráo riết, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng cịn non trẻ, gây rối loạn vùng giải phóng. Đầu tháng 5-1945 quân dân Tuyên Quang phối hợp với giải phóng quân đã kịp thời tiêu diệt 60 tên thổ phỉ tại Đèo De (Núi Hồng) đồng thời tổ chức bao vây tiêu diệt 40 tên phỉ ở Đèo Mông (hạ huyện Sơn Dương), vây giết 24 tên khác ở Núi Lịch, tấn công phá tan sào huyệt của chúng ở Khổng Xuyên, đập tan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mọi âm mưu phản loạn giữ vững an ninh, bí mật vùng giải phóng. [ 29.tr 40 ]. Trung tuần tháng 5-1945 phát xít Nhật tập trung một lực lượng lớn trên hai nghìn quân với đủ các quân binh chủng cùng nhiều trang bị vũ khí hiện đại mở cuộc tấn công đại quy mô vào Khu giải phóng nhằm tiêu diệt quân giải phóng và các cơ quan đầu não cách mạng. Bằng chiến thuật du kích với lối đáng mưu trí sáng tạo, anh dũng quả cảm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng, Bác Hồ, Ủy ban quân sự Bắc Kỳ, lực lượng vũ trang, nịng cốt là bộ đội giải phóng qn cùng dân quân tự vệ các địa phương đã chiến đấu dũng cảm, chặn đánh, tiêu diệt địch ở Chợ Chu, Chợ Rã, Bắc Cạn...

Quân dân Tuyên Quang lợi dụng địa thế, chủ động tổ chức chặn đánh đoàn thuyền sắt của Nhật ở Bình Ca thu nhiều muối và lương thực tiếp tế cho căn cứ cách mạng.

Tại Tuyên Quang ngày 25-5-1945, cánh quân Nhật từ Chợ Chu (Định Hóa-Thái Nguyên) vượt đèo Khế vào Đăng Châu hợp với cánh quân từ thị xã Tuyên Quang xuống và từ Vĩnh Yên sang hợp thành một mũi tấn công lớn gồm khoảng 500 tên, tiến vào Thanh La hòng uy hiếp vùng núi Hồng, Tân Trào...nơi Bác Hồ và các cơ quan lãnh đạo cách mạng đóng quân. Sáng 26-5- 1945, địch tiến đến Làng Xảo xã Hợp Thành-Sơn Dương, bị ta chặn đánh quyết liệt, buộc phải quay lại Đăng Châu. Ngày 27-5-1945, không từ bỏ dã tâm, quân Nhật tổ chức lại đội hình chia làm 2 cánh theo đường Tú Thịnh, kéo thẳng vào Thanh La hịng từ đó đánh thẳng vào Tân Trào. Được tin địch đánh vào căn cứ địa, đồng chí Hồ Chí Minh nhận định: Qn Nhật khơng thể vào được khu căn cứ nếu ta quyết tâm và tổ chức chiến đấu tốt. Trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Bác, một trung đội Giải phóng qn do đồng chí Trần Thế Mơn chỉ huy đã bố trí trận địa mai phục tại Đèo Chắn (Thanh La). Đợi địch tới gần ta bất ngờ nổ súng, ngay phút đầu tiên diệt nhiều tên, quân địch bị thiệt hại nặng. Bị đánh bất ngờ quân Nhật vô cùng hoảng loạn bắn bừa bãi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vào hai bên ven đường rồi vội vã rút chạy qua Trung Yên về Thành Coóc (Yên Sơn) từ đó chia làm 2 ngả rút chạy về thị xã Tuyên Quang và Thái Nguyên ngày hôm sau. Căn cứ địa Tân Trào được bảo vệ an toàn.

Tháng 6-1945, quân Nhật từ thị xã Tuyên Quang hành quân qua phà Bợ lên thị trấn Chiêm Hóa hợp sức với cánh quân từ Bắc Kạn sang để càn quét châu Khánh Thiện (huyện Chiêm Hóa). Nắm được ý đồ của địch, Quân giải phóng đã cùng tự vệ địa phương nhanh chóng chuẩn bị lực lượng, bố trí trận địa đánh địch bảo vệ căn cứ, bảo vệ nhân dân và chính quyền cách mạng. Quân ta tổ chức các trận phục kích tại Đầm Hồng, Chợ Bợ, cầu Cả (Yên Nguyên-Chiêm Hóa) sẵn sàng tiêu diệt quân giặc khi chúng dám đặt chân đến. Đúng như nhận định của ta, cánh quân địch từ Bắc Cạn xuống, tới Đầm Hồng bị lực lượng vũ trang cách mạnh chặn đánh ác liệt, giam chân quân địch tại chỗ không cho chúng kéo xuống huyện lỵ Chiêm Hóa hợp quân với các cánh quân khác theo kế hoạch đã định.

Cánh quân Nhật từ Tuyên Quang lên tuy bị chặn đánh ác liệt ở Chợ Bợ, Cầu Cả...nhưng do chênh lệch lực lượng cuối cùng địch cũng tới được thị trấn Chiêm Hóa. Nhưng khơng đón được cánh quân từ Bắc Cạn sang lại bị vây đánh quyết liệt trong cảnh vườn không nhà trống, thiếu thốn đủ bề quân Nhật buộc phải tìm đường rút về Tuyên Quang. Nắm được ý đồ của địch quân giải phóng đi tắt đường rừng về Yên Nguyên cùng từ vệ địa phương bố trí một trận địa phục kích dài gần 500 mét, Cầu Cả được chọn làm trận địa mai phục chính. Bị đánh bất ngờ, đội hình địch nhanh chóng rối loạn, 12 tên bị tiêu diệt, khơng xác định được mục tiêu phản kích địch hị nhau tháo chạy dọc theo các triền đồi, khe suối ra phà Bợ rồi rút về Tuyên Quang.

Sau những thất bại nặng nề tại Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang (cuối tháng 5 đến đầu tháng 6-1945), quân Nhật phải hủy bỏ các cuộc tấn cơng vào Khu giải phóng. Dù trang bị và kỹ chiến thuật cịn non yếu nhưng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

với chiến thuật du kích linh hoạt, sáng tạo, những trận phục kích táo bạo, cùng tinh thần chiến đấu ngoan cường quân dân Tuyên Quang đã làm nên những chiến thắng lẫy lừng: Đầm Hồng, đèo Chắn, cầu Cả...giáng cho quân Nhật những địn thích đáng, chí tử, bảo vệ bí mật, an tồn tuyệt đối cho lãnh tụ Hồ Chí Minh và cơ quan đầu não cách mạng, góp phần giữ vững Khu giải phóng–trung tâm căn cứ địa của cách mạng cả nước.

3.4. Giải phóng thị xã Tuyên Quang-cách mạng tháng Tám thành cơng tồn tỉnh

Đến tháng 6-1945, ở Tuyên Quang tất cả các địa phương trong tỉnh đã khởi nghĩa giành chính quyền thành cơng chỉ còn thị xã Tuyên Quang và một vùng đệm nhỏ xung quanh là chưa được giải phóng. Lực lượng quân Nhật chiếm đóng ở đây cịn khá mạnh. Tin vui giải phóng từ các địa phương dội đến càng làm cho khơng khí cách mạng dâng cao, những điều kiện cho một cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở tỉnh lỵ ngày càng chín muồi.

Sau khi giành chính quyền thắng lợi ở các huyện, từ các vùng giải phóng, nhiều đội quân cách mạng từng bước áp sát thị xã, móc nối lại những cơ sở cũ, xây dựng thêm cơ sở mới, tổ chức và củng cố các đội tự vệ. Một số thanh niên thị xã tìm vào vùng tự do gia nhập Giải phóng qn, số cịn lại sắm sửa vũ khí chuẩn bị hành động. Cơ sở cách mạng lan rộng khắp thị xã và vùng phụ cận, gây được nhân mối cả trong binh lính ngụy và chính quyền địch. Quân Nhật hầu như khơng cịn kiểm sốt nổi tình hình ở những nơi khơng phải vị trí đóng qn của chúng.

Tình thế trực tiếp của cách mạng ngày càng tới gần. Trước diễn biến khẩn trương của cách mạng, tháng 7-1945, Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Tuyên Quang được thành lập, do đồng chí Tạ Xuân Thu làm Bí thư, chịu trách nhiệm lãnh đạo mọi mặt ở những vùng đã giải phóng, chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau ngày phát xít Đức và Ý đầu hàng không điều kiện, giữ đúng lời cam kết, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và chỉ trong vòng một tuần lễ Hồng quân Xô Viết đã đánh bại đội quân Quan Đông tinh nhuệ, đội quân chủ lực của phát xít Nhật, đồng thời các nước Đồng Minh cũng liên tục tấn công vào các vị trí phịng thủ của qn Nhật. Nhật đứng bên bờ vực diệt vong, bọn Nhật và tay sai ở Đơng Dương bị đẩy vào tình thế vơ cùng bất lợi, mất hết tinh thần chiến đấu, hoang mang, rệu rã tới cao độ. Trước tình hình trên đồng chí Hồ Chí Minh dù đang ốm nặng vẫn chỉ thị “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.[73. t.2, tr 256 ].

Ngày 14-8-1945, được tin Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Quân Nhật ở Đơng Dương và Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim vô cùng hoang mang, rệu rã. Thời cơ “ngàn năm có một” để dân tộc ta vùng lên tự giải phóng đã đến. Nắm vững và triệt để tận dụng thời cơ cách mạng, Trung ương Đảng đã triệu tập Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng tại Tân Trào-Tuyên Quang, quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc (23 giờ cùng ngày). Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”, chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

Tiếp đó, ngày 16-17/8/1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập tại Tân Trào. Đại hội đã biểu thị ý chí, quyết tâm sắt đá giành độc lập dân tộc của đồng bào cả nước, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Tân Trào vùng núi sông hiểm trở, nơi phong trào cách mạng sâu rộng, vững chắc, nơi khởi đầu thắng lợi của q trình khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, trở thành thủ đơ Khu giải phóng, thủ đơ lâm thời của nhà nước Việt Nam mới. Gắn liền với thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng Tám 1945,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mãi được khắc ghi trong tâm khảm mọi người dân đất Việt và trong những trang sử hào hùng đấu tranh cách mạng của cả dân tộc. Thay mặt nhân dân cả nước đại biểu các dân tộc vùng căn cứ địa Tân Trào đã đến tặng quà chúc mừng Chính phủ lâm thời.

Tình thế cách mạng rất khẩn trương ngay ngày 16-8-1945, trên đường

Một phần của tài liệu cuộc vận động cách mạng tháng tám ở tỉnh tuyên quang (1939 - 1945) (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)