Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TUYÊN QUANG TRƯỚC NĂM 1939
2.3. Công cuộc chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành
2.3.3. Xây dựng lực lượng cách mạng, tổ chức, tập dượt quần chúng đấu
2.3.3.1. Xây dựng lực lượng chính trị, tổ chức, tập dượt quần chúng đấu tranh
Cách mạng là sự nghiệp của tồn dân, vì vậy muốn giành thắng lợi phải phát động toàn dân đoàn kết đánh giặc, phải đánh địch tồn diện trên mọi mặt trận, do đó phải xây dựng lực lượng cách mạng toàn diện. Phải xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu vững chắc để từ đó xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang làm nòng cốt đánh đổ bạo lực phản cách mạng, phải kết hợp chặt chẽ giữa hai hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang nhằm hoàn thành mục tiêu của cách mạng là độc lập dân tộc. Trong đó lực lượng chính trị hùng hậu gồm đông đảo quần chúng nhân dân là chỗ dựa vững chắc cho sự phát triển mọi mặt của cuộc chiến tranh, đảm bảo sức mạnh to lớn cho cách mạng. Cho nên việc tuyên truyền, giác ngộ, tập hợp, đồn kết lực lượng quần chúng để hình thành nên lực lượng chính trị hùng hậu có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sự thành bại của cách mạng. Vì thế ngay từ khi mới ra đời, trong cương lĩnh chính trị Đảng đã đặc biệt chú ý công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, xây dựng, củng cố các tổ chức quần chúng cách mạng, hướng dẫn tập dượt họ đấu tranh, từ thấp đến cao, cho đến thắng lợi cuối cùng. Trong cách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mạng giải phóng dân tộc, kháng chiến kiến quốc, chống đế quốc thực dân xâm lược, hoàn thành thống nhất đất nước cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, lực lượng chính trị hùng hậu vẫn luôn là niềm tin, sức mạnh, chỗ dựa vững chắc cho Đảng-nhà nước và nhân dân ta. Xây dựng, củng cố kiện toàn khối đại đoàn kết tồn dân ln là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, nhất là trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng.
Ở Tuyên Quang cũng vậy, ngay từ ngày đầu tuyên truyền, giác ngộ, gây dựng cơ sở, phong trào cách mạng, cán bộ Đảng viên đến tuyên truyền đã đặc biệt chú ý tập hợp, đoàn kết nhân dân các dân tộc nơi đây thành một lực lượng chính trị đơng đảo, thống nhất, dưới nhiều hình thức, tổ chức khác nhau. Chỉ sau một thời gian ngắn các hội: Ái hữu, nghiệp đoàn, tương tế, hiếu, hỉ ...trong các tầng lớp nhân dân như: công nhân, nông dân, thợ thủ cơng, bn bán...đã hình thành, hoạt động cơng khai (đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên dân chủ). Về danh nghĩa đây là các tổ chức quần chúng rộng rãi mang ít mau sắc chính trị nên ít bị địch nhịm ngó, kiểm sốt. Với mục đích nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sinh hoạt, sản xuất...nhưng thực chất đó là một hình thức tập hợp quần chúng, từng bước tuyên truyền, nâng cao giác ngộ cách mạng cho quần chúng nhân dân, chuẩn bị điều kiện tiến tới xây dựng các đồn thể chính trị. Thơng qua các tổ chức này các cán bộ tiếp xúc, trò chuyện vận động nhân dân ủng hộ, tin theo cách mạng.
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 tháng 11-1939 quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương để đoàn kết rộng rãi hơn nữa các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống đế quốc, tay sai giành độc lập, tự do cho đất nước. Phong trào cách mạng bước sang thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh bí mật, trọng tâm cơng tác chuyển về vùng nơng thơn, miền núi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tuyên Quang là tỉnh miền núi xa xôi đã được cán bộ đến giác ngộ, xây dựng cơ sở từ trước nay càng được quan tâm gây dựng, phát triển. Để thích ứng với tình hình mới, qn triệt nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, từ cuối năm 1939 cơ sở cách mạng ở Tuyên Quang rút vào hoạt động bí mật, nâng cao cảnh giác, mở rộng tuyên truyền, giác ngộ quần chúng đấu tranh phản đối chính sách tận thu, vơ vét tổng lực nhân tài vật lực để ném vào cuộc chiến tranh đế quốc. Đoàn Thanh niên dân chủ ở Tuyên Quang được đổi thành Đoàn Thanh niên phản đế. Qua các phong trào đấu tranh đó lựa chọn được nhiều thanh niên ưu tú thành lập các nhóm trung kiên, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm nòng cốt cho phong trào cách mạng địa phương. Qua thử thách đấu tranh một số đồng chí được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng, đưa đến sự thành lập chi bộ Đảng đầu tiên tại Mỏ Than-Tuyên Quang tháng 3-1940. Chi bộ Đảng thành lập, trực tiếp chỉ đạo xây dựng, mở rộng cỏ sở, mở rộng phong trào. Các tổ chức quần chúng (Ái Hữu, Tương tế, Hiếu, Hỉ...) tăng cường hoạt động, giúp đỡ lẫn nhau mở rộng địa bàn sinh hoạt nâng cao uy tín của Đảng, của tổ chức trong dân. Các tổ chức hội lan rộng trong hầu hết các huyện, các tầng lớp nhân dân. Phong trào phát triển, địa bàn mở rộng nhu cầu cán bộ ngày càng lớn để đáp ứng u cầu đó một số đồng chí trung kiên đã được lựa chọn, bồi dưỡng, kết nạp Đảng cùng với cán bộ trên tăng cường đưa đến sự ra đời của Ban cán sự Đảng tỉnh Tuyên Quang tháng 10 năm 1940. Trước đó Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 tháng 5-1941 đã họp hoàn chỉnh đường lối chuyển hướng chỉ đạo cách mạng, thành lập Mặt trận Việt Minh trên toàn quốc. Dưới ánh sáng nghị quyết Trung ương 8 của Đảng khắp nơi trong cả nước đều dấy lên phong trào yêu nước, tập hợp lực lượng thành lập các tổ chức cứu quốc nằm trong Mặt trận Việt Minh.
Ở Tuyên Quang căn cứ vào nghị quyết của Hội nghị Trung ương 8, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Xứ ủy, Ban cán sự Đảng tỉnh, Ủy ban Mặt trận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Việt Minh tỉnh được gấp rút thành lập, đồng thời thành lập các tổ chức Cứu quốc thành viên của mặt trận Việt Minh trong các giai cấp, tầng lớp nông dân, công nhân, thanh niên, phụ nữ, phụ lão, thiếu nhi v.v...Từ nhân mối đầu tiên là đồng chí La Ngọc Quế, đường dây liên lạc của mặt trận Việt Minh trong đồng bào Cao Lan được mở rộng thành hệ thống. Số hội viên cứu quốc ngày càng nhiều, nhất là đồng bào công giáo, các tổ chức quần chúng trước đây được chuyển thành các “Hội cứu quốc” ra sức tuyên truyền vận động nhân dân ủng hộ, gia nhập Việt Minh. Một làn sóng cách mạng lan rộng, người người, nhà nhà nô nức tham gia Việt Minh. Từ nhi đồng cứu quốc đến thanh niên, phụ nữ, phụ lão, nông dân công nhân cứu quốc...tất thảy đều háo hức mong trờ muốn góp sức mình vào cơng cuộc dựng xây đất nước. Chỉ trong thời gian ngắn, “tổ chức Nông dân Cứu quốc phát triển tới các xã: Phúc Ninh, Thắng Quân, Tân Tiến, Chiêu Yên, Cường Đạt (huyện Yên Sơn), Hùng Đức (huyện Hàm Yên).
Đến cuối năm 1941 ở Yên Sơn đồng chí Đặng Nguyên Minh, một thanh niên dân tộc Dao được Cứu quốc quân giác ngộ đã gây dựng những mầm mống đầu tiên của Việt Minh ở xã Trung Sơn, từ đây một “vành đai Dao” lan rộng khắp các vùng. Đầu năm 1942 cán bộ Việt Minh vận động quần chúng ở Phú An-Kim Bình, Chiêm Hóa. Dựa theo các mối quan hệ họ hàng, đồng niên, đồng cảnh, cán bộ Việt Minh đã khéo vận động quần chúng tham gia cách mạng. Các lễ “cắt tiết gà ăn thề”, thề tuyệt đối trung thành với cách mạng, đoàn kết đánh đuổi thực dân phong kiến liên tục diễn ra. Chương trình, điều lệ Việt Minh được biên tập theo thể văn vần “Việt Minh tự kinh” bằng tiếng Dao được phổ biến rộng rãi. Vừa vạch tội ác của giặc vừa tuyên truyền đồng bào ủng hộ Việt Minh. Chỉ sau một thời gian ngắn cơ sở cách mạng đã lan rộng từ Yên Sơn sang Chiêm Hóa, Sơn Dương vùng chân núi Hồng. “Vành đai Dao” mở rộng vững chắc là chỗ dựa tuyệt đối an toàn cho phong trào cách mạng phát triển lan rộng mãi lên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cùng với Việt Minh, các tổ chức cứu quốc ngày càng được xây dựng, củng cố, kiện toàn trong một tổ chức thống nhất là Mặt trận Việt Minh đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam nhằm giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân.
Trong khi phong trào đấu tranh cách mạng ở thị xã Tuyên Quang đang bị địch khủng bố nặng nề, mất phương hướng hoạt động thì ở các huyện, lực lượng Việt Minh đẩy mạnh hoạt động, mở rộng cơ sở, chuẩn bị mọi mặt, đón thời cơ tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Trên phạm vi tồn tỉnh phong trào Việt Minh phát triển khá mạnh mẽ. Đến cuối năm 1942, cơ sở Việt Minh được xây dựng tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa (Tuyên Quang) nối liền với Việt Minh ở Định Hóa, Phú Lương, (Thái Nguyên) tạo thành một vùng rộng lớn, nhưng nhìn chung phong trào vẫn bị bó hẹp trong từng vùng. Việt Minh chưa bắt liên lạc được với Xứ ủy và căn cứ Võ Nhai nên còn lúng túng trong hoạt động, mở rộng phạm vi thế lực. Để phát triển mở rộng hơn nữa cơ sở Việt Minh tháng 10-1942 lãnh đạo Việt Minh và Cứu quốc quân ở Tuyên Quang đã cử người về xuôi bắt liên lạc với xứ ủy và sang biên giới xin chỉ thị của cấp trên. Tháng 12-1942 Việt Minh bắt liên lạc được với trung ương. Tháng 1-1943 một một cuộc họp giữa trung ương Đảng, liên tỉnh ủy Việt Minh Cao-Bắc-Lạng quyết định: phát triển, mở rộng cơ sở Việt Minh ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, nối liền với vùng căn cứ Bình Gia, Bắc Sơn, Võ Nhai. Vừa gây dựng cơ sở mới vừa củng cố các cơ sở cũ, giữ vững vùng biên giới và nối liền các đường liên lạc với nhau, đồng thời xúc tiến thành lập đội xung phong Nam tiến, Bắc tiến, một số đồng chí được tăng cường cho phong trào ở Tuyên Quang. Vừa về đến Tuyên Quang các đồng chí đã phối hợp với Việt Minh cơ sở mở các lớp huấn luyện cấp tốc cho cán bộ cơ sở về kinh nghiệm tổ chức, tập hợp quần chúng, huấn luyện tự vệ, công tác binh vận...Phong trào Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Minh nhờ đó phát triển nhanh chóng. Bên cạnh việc xây dựng cơ sở, Việt Minh còn đặc biệt chú ý xây dựng các đội tự vệ võ trang làm nòng cốt cho các cuộc đấu tranh chống bắt phu, bắt lính, chống thu thóc, chống thuế, bảo vệ căn cứ. Có tác dụng rất lớn trong việc củng cố niềm tin của quần chúng vào cách mạng, vừa gây thanh thế vừa bảo vệ cơ sở cách mạng, bảo vệ cán bộ, giữ vững giao thông liên lạc, hỗ trợ và thúc đẩy phong trào đấu tranh của quần chúng. Đến đầu năm 1943 các đội võ trang tự vệ ra đời ở hầu hết các địa bàn toàn tỉnh. Ở nhiều xã trong toàn tỉnh đại đa số bà con đều tham gia các tổ chức cứu quốc như xã Trung Sơn, Trung Minh, Hùng Lợi (Yên Sơn), Bình Dân, Lũng Tẩu, Ngòi Nho, Ao Búc, Khuân Đào ( Sơn Dương). Tại các xã đó Ban Việt Minh được thành lập, giải quyết mọi vấn đề, chính quyền địch hồn tồn rệu rã, hoang mang, dao động. Tháng 5-1943 con đường liên lạc của Việt Minh Tuyên Quang với Xứ ủy, và Trung ương ở miền xuôi được nối liền. Từ đây phong trào lan rộng nhanh chóng, Mặt trận Việt Minh thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Với chính sách đồn kết dân tộc của Đảng, phong trào không chỉ bó hẹp trong đồng bào người Dao mà còn được xây dựng, phát triển tới đồng bào người Kinh, Tày và bà con các dân tộc thiểu số khác. Thêm nhiều xã hồn tồn, có Ban Việt Minh lãnh đạo, bọn Chánh tổng, Lý trưởng tuy vẫn nằm trong bộ máy thống trị nhưng hoàn toàn bất lực phải phục tùng chính sách của Việt Minh.
Cuối năm 1943 hai cánh quân Nam tiến và Bắc tiến gặp nhau tại Chợ Đồn tỉnh Bắc Cạn. Sau sự kiện này Việt Minh phát triển rầm rộ cơ sở Việt Minh nối liền một dải. Từ trung tâm núi Hồng (Sơn Dương) cơ sở Việt Minh được xây dựng, mở rộng xuống phía nam huyện Sơn Dương, phát triển sang phía tây huyện Yên Sơn. Các xã: Hợp Thàng, Trung n, Bình n, thơn Kháng Nhật, thôn Trúc Khê thuộc huyện Sơn Dương, xã Chiêu Yên, Quý Quân, Kiến Thiết, Trung Trực, Kim Quan thuộc huyện Yên Sơn đều do Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Minh nắm giữ. Tại (Khuân Đào, Ao Búc- Khuân Trút –Sơn Dương 2 cuộc mít tinh lớn được tổ chức có sự tham dự đông đảo của nhân dân, cán bộ Việt Minh tuyên truyền, vạch tội ác của giặc và phổ biến chương trình, điều lệ, chính sách của Việt Minh. Ảnh hưởng của Việt Minh mở rộng nhanh chóng, phong trào Việt Minh phát triển ở khắp các địa bàn trong tỉnh, uy tín Việt Minh ngày càng lên cao.
Cùng thời điểm đó phong trào Việt Minh phát triển mạnh từ miền xuôi qua Vĩnh Yên lên Tuyên Quang. Một địa bàn rộng lớn từ Sơn Nam, Thiện Kế đến Khoan Lư, Bằng Man, Hữu Vu…đã trở thành căn cứ của Việt Minh. Đồng thời với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào Việt Minh ở phía đơng Tuyên Quang, từ Cao Bằng, Bắc Cạn ngọn lửa cách mạng đã lan tới các huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, các xã nằm ở hữu ngạn sơng Lô, sông Gâm thuộc huyện Yên Sơn. Quá trình xây dựng phong trào Việt Minh ở vùng núi phía bắc Tuyên Quang gắn liền với nhiệm vụ đánh thông con đường từ Tuyên Quang sang Yên Bái của Ban Nam tiến chỉ huy cục, do các đồng chí Lê Thùy( tức Thiết Lượng) và Hùng Sơn (tức Trọng) chịu trách nhiệm. Vào cuối năm 1943 hai đồng chí xây dựng cơ sở trong đồng bào Dao ở xã Tri Phương huyện Chiêm Hóa. Vượt qua sự kiểm soát gắt gao của địch, cơ sở cách mạng ở Tri Phương được giữ vững. Từ đây đường dây liên lạc cách mạng đã phát triển qua Cổng Bính, Đá Lem, Lũng Quần, Pác Hóp. Các đồng chí đã sử dụng những hình thức tuyên truyền phù hợp với tâm lý đồng bào, vừa dễ gần, dễ hiểu như dựa vào các mối quan hệ họ hàng, láng giềng, tuổi tác, phong tục, tập quán...Các đồng chí mang theo sách báo, truyền đơn để phổ biến đường lối của Mặt trận Việt Minh như báo Giải Phóng, Cứu Quốc, Việt Nam độc lập đồng minh...Cuốn Tam tự kinh do đồng chí Võ Nguyên Giáp soạn bằng tiếng Dao được coi là tài liệu cẩm nang để mở các lớp huấn luyện, học tập chương trình Việt Minh ngắn ngày. Đội Nam tiến đã kết hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giữa tuyên truyền cách mạng, gây dựng cơ sở Việt Minh với luyện tập quân sự, thành lập các đội tự vệ võ trang, vận động quần chúng đấu tranh tập dượt.
Tháng 1 năm 1944 hai đội Nam tiến và Cứu quốc quân gặp nhau tại chân dãy núi Ba Xứ và thống nhất kế hoạch hành động đánh thông, nối liền các vùng Căn cứ cách mạng ở Tuyên Quang với nhau và phát triển sang phía tây, lấy dãy núi Là làm con đường tiến sang Yên Bái, Nghĩa Lộ. Xứ ủy đã tăng cường cán bộ cho mũi tiến quân của đồng chí Lê Thùy. Từ Cánh Vần cơ sở Việt Minh được mở rộng tới Kim Sơn, Thắng Lợi (Chiêm Hóa), Việt Minh, Cơ Ba, Bình Xa, Pom Chạng, Phong Lưu, Đèo Ảng, Khuổi Nhầu, Khuổi Luyện, Phù Loan (Hàm Yên), Thượng Nông, Thượng Giáp, Thượng Lâm, Côn Lôn, Hoa Thành, Sinh Long, Khuân Hà (Na Hang), Bạch Xa, Vĩnh Hảo( Vĩnh Tuy-Hà Giang)” [14,tr 59 ]
Ở phía tây tỉnh Tuyên Quang phong trào cách mạng được gây dựng