Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TUYÊN QUANG TRƯỚC NĂM 1939
2.3. Công cuộc chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành
2.3.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương mới của Đảng
Chiến tranh thế giới ngày càng lan rộng. Sau khi chính phủ tư sản Pê tanh đầu hàng phát xít Đức, ngày 23-9-1940, tại Hà Nội, thực dân Pháp kí hiệp định chấp nhận cho phát xít Nhật vào Đơng Dương mà thực chất là quỳ gối dâng Đông Dương cho Nhật. Nhân dân Việt Nam phải chịu cảnh “một cổ hai trịng” nơ lệ. Chung số phận người dân mất nước, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang cũng bị áp bức bóc lột nặng nề, phải cung cấp mọi nguồn nhân lực, vật lực cho đế quốc, phát xít Pháp – Nhật, đời sống nhân dân ngày càng cực khổ, khốn cùng.
Dưới ách thống trị của đế quốc, phát xít Pháp – Nhật, nhân dân cả nước đã vùng dậy đấu tranh mạnh mẽ để giành độc lập tự do. Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy 3 tháng (từ tháng 9-1940 đến đầu năm 1941) liên tiếp nổ ra 3 cuộc khởi nghĩa: Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đơ Lương, đánh dấu một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thời kì mới của cách mạng– thời kì Đảng lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền.
Tại Tuyên Quang, hưởng ứng phong trào chung của nước, Ban cán sự Đảng tỉnh và Chi bộ Mỏ than đã phát động nhiều đợt đấu tranh, bí mật xây dựng, củng cố, phát triển cơ sở cách mạng. “Năm 1941, tại công trường Km 5 (đường Tuyên Quang đi Bình Ca), nơi xây dựng sân bay cho Pháp – Nhật, đã 4 lần xuất hiện truyền đơn kêu gọi nhân dân chống đi phu, đi lính, ủng hộ khởi nghĩa Bắc Sơn. Cũng trong năm 1941, nhiều truyền đơn, áp phích được dán ở trại lính, cơng sở, đường phố, nơi đơng người...Thực dân Pháp tức tối, mở nhiều đợt truy lùng hòng bắt được cán bộ cách mạng.
Ngày 21-1-1941, địch bắt một số công nhân mỏ than (trong đó có 2 đảng viên) đưa vào trại lính khố xanh giam giữ, sau đó chúng đưa 4 người đi Hà Nội, số còn lại đưa vào dinh Tuần phủ để hỏi cung. Thấy tình hình căng thẳng, Chi bộ Mỏ than họp bất thường để giải quyết vấn đề, củng cố Đảng và bàn biện pháp đấu tranh đánh lạc hướng địch, buộc chúng thả những người bị bắt. Thực hiện chủ trương của Chi bộ Mỏ than, ngày 28-1-1941, cờ đỏ búa liềm được treo trên đỉnh núi Dùm” [14,tr 48]. Thực dân Pháp hoang mang, lúng túng, mất phương hướng truy lùng những người cộng sản, không xác định được cơ sở cách mạng. Do khơng tìm được chứng cớ buộc tội, địch phải trả tự do cho những người vùa bị bắt, song vẫn ráo riết theo dõi, dò la các hoạt động của ta. “Ngày 31-1-1941 dù không đủ chứng cớ, địch vẫn bắt một công nhân mỏ than (là đảng viên). Ngày 3-2-1941 truyền đơn lại xuất hiện ở lễ hội chùa Hang (xã An Khang, huyện Yên Sơn). Bọn Pháp đâm ra lúng túng, nghi hoặc sau đó phải thả đồng chí này.
Trước sức ép đấu tranh của quần chúng nhân dân, ngày 12-3-1941 Pháp phải trả tự do cho các đồng chí bị bắt đưa đi Hà Nội. Tiếp đó ngày 12-4-1941,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
truyền đơn được rải ở trung tâm thị xã phản đối đế quốc Pháp tử hình anh em binh sĩ tham gia cuộc binh biến Đô Lương.[14,tr 49 ].
Đêm 30-4-1941, truyền đơn, áp phích được rải và dán ở nhiều nơi trong thị xã đòi tự do lập nghiệp đoàn. Thực dân Pháp điên cuồng cho sục sạo, khám xét khắp nơi ở mỏ than, thị xã và vùng lân cận: Ỷ La, Trung Môn, Tân Tiến...song không phát hiện được cơ sở cách mạng và tổ chức Đảng của ta. Phong trào cách mạng tại thị xã Tuyên Quang được giữ vững và phát triển”.
Trong khi đó phong trào cách mạng trên phạm vi cả nước cũng ngày càng phát triển lan rộng. Vấn đề đấu tranh giành độc lập và lãnh đạo đấu tranh giành độc lập dân tộc càng trở nên bức thiết. Trước tình hình chuyển biến mau lẹ đó đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Ngay sau khi về nước, trên cơ sở kết quả cơng tác thí điểm Mặt trận Việt Minh tại Cao Bằng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (10-19/5/1941). Trên cơ sở phân tích tình hình, Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu.
Hội nghị cũng nêu khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc,Việt gian chia cho dân cày nghèo, chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho từng nước Đông Dương. Ở Việt Nam, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh ( gọi tắt là Việt Minh) với sứ mạng lịch sử là tổ chức, đồn kết, tập hợp đơng đảo và rộng rãi nhất các lực lượng quần chúng để thực hiện nhiệm vụ trọng đại “Phải làm sao giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách của giặc Pháp – Nhật” [ 9, tr.195].