7. Kết cấu của luận văn
1.2. Nội dung sử dụng lao động trong doanh nghiệp
1.2.5. Tạo động lực lao động
1.2.5.1. Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho lao động
- Xác định mục tiêu hoạt động của tổ chức và làm cho người lao động hiểu rõ mục tiêu đó.
- Xác định nhiệm vụ cụ thể và các tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động. Ở đây các bản mô tả công việc và tiêu chuẩn thực hiện cơng việc đóng vai trị quan trọng.
- Đánh giá thường xuyên và công bằng mức độ hồn thành nhiệm vụ của người lao động, từ đó giúp họ làm việc tốt hơn.
1.2.5.2. Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động hoàn thành nhiệm vụ
- Loại trừ các trở ngại cho thực hiện công việc của người lao động. - Cung cấp các điều kiện cần thiết cho cơng việc.
1.2.5.3. Kích thích lao động
- Sử dụng tiền cơng/tiền lương như một cơng cụ cơ bản để kích thích vật chất đối với người lao động. Tiền cơng/tiền lương là bộ phận chủ yếu trong thu nhập và biểu hiện rõ ràng nhất lợi ích kinh tế của người lao động. Do đó, nó phải được sử dụng như là một địn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất để kích thích người lao động. Tiền công/tiền lương phải được trả thỏa đáng so với sự đóng góp của người lao động và phải cơng bằng.
- Sử dụng hợp lý các hình thức khuyến khích tài chính như: tăng lương tương xứng thực hiện cơng việc, áp dụng các hình thức trả cơng khuyến khích, các hình thức tiền thưởng, phần thưởng…để nâng cao sự nỗ lực và thành tích lao động của người lao động.
- Sử dụng hợp lý các hình thức khuyến khích phi tài chính để thỏa mãn các nhu cầu tinh thần của người lao động như: khen ngợi, tổ chức thi đua, xây dựng bầu khơng khí tâm lý - xã hội tốt trong các tập thể lao động, tạo cơ hội h ọc tập, phát triển, tạo cơ hội nâng cao trách nhiệm trong công việc, cơ hội thăng tiến…
Thù lao lao động là phần người lao động nhận được do họ tham gia vào quá trình lao động của doanh nghiệp (DN); thù lao lao động thường được biểu hiện dưới hình thức tiền lương và tiền thưởng. Tiền lương là giá trị sức lao động: “Tiền lương của
người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định ” [9]. Tiền thưởng là phần
thu nhập bổ sung nhằm khuyến khích người lao động nâng cao năng suất, chất lượng, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm hao mòn tài sản thiết bị và tăng ý thức trách nhiệm trước tập thể.
Để đảm bảo sử dụng lao động có hiệu quả, khai thác được tiềm năng của người lao động, đúng các quy định của pháp luật và mang tính cạnh tranh cao trong cơ chế thị trường công tác thù lao lao động (cả tiền lương, tiền thưởng) của DN phải tiến hành trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau[9]:
Thứ nhất, nguyên tắc phân phối theo lao động . Đây là nguyên tắc cao nhất
trong thù lao lao động và phân phối tiền lương vì chỉ có trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, tiền lương mới thực sự trở t hành địn b ẩy kích thích
người lao động, khai thác được tiềm năng lao động của họ.
Thứ hai, kết hợp nguyên tắc phân phối theo lao động với các vấn đề xã hội khác
như tiền lương phân biệt theo thâm niên cơng tác; tiền lương phân biệt theo hồn cảnh gia đình; tiền lương và có thể có thêm phụ cấp cho thời gian nghỉ phép; tiền lương trả cho thời gian nghỉ tết, nghỉ lễ; chủ nhật; tiền lương trả cho thời gian nghỉ ốm đau thai sản, tiền lương trả trong trường hợp người lao động không tạo ra được mức năng suất tối thiểu cần thiết…Như vậy nguyên tắc này chỉ chi phối công tác trả lương.
Thứ ba, nguyên tắc thù lao lao động mang tính cạnh tranh. DN chỉ có thể phát
triển được nếu thu hút được và giữ được những lao động giỏi, có tiềm năng lao động. Muốn vậy, phải tuân thủ nguyên tắc thù lao lao động mang tính cạnh tranh. Nguyên tắc này đòi hỏi phải được quán triệt ngay từ khi xây dựng triết lí kinh doanh. Trong từng giai đoạn phát triển của DN, giá trị cần đạt của DN đối với những người LĐ phải được coi trọng.
Ngồi tiền lương, tiền thưởng thì các phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ cho cuộc sống của người lao động: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền hưu trí, các chương trình nghỉ mát, tham quan… Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn và xây dựng cho tổ chức của mình một hệ thống thù lao lao động hợp lý. Tuy nhiên hệ thống thù lao này cần đảm bảo hợp pháp, hấp dẫn, có tác dụng tạo động lực, cơng bằng, mang tính bảo đảm và tính hiệu suất.
Trong DN việc thù lao lao động đúng đắn và hợp lý sẽ có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với việc khai thác tiềm năng lao động. Khai thác đúng tiềm năng lao động không phải chỉ đem lại hiệu quả và sức mạnh cao cho DN mà cịn đem lại lợi ích kinh tế và tinh thần to lớn cho người lao động. Ngược lại, sẽ kìm hãm năng lực lao động của người lao động, đồng thời pháp luật cho phép người lao động đi tìm cơng việc ở DN khác nếu họ thấy khả năng phát triển ở nơi khác là tốt.
Thù lao lao động tạo động lực vật chất đối với người lao động. Bên cạnh đó, các nhà quản trị cịn phải tạo động lực tinh thần gồm các giải pháp tạo ra môi trường lao động thực sự lành mạnh. Môi trường lao động lành mạnh phải tạo ra sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi cá nhân; mọi người lao động đều có cơ hội được tự do lao động, phát triển nhân cách và cống hiến hết khả năng của mình và nhận được sự đãi ngộ tương xứng với các cống hiến đó; đảm bảo tính bình đẳng về
quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người lao động, đánh giá tính chính xác kết quả đóng góp của từng người lao động để thực hiệ n khuyến khích lợi ích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất thỏa đáng cho họ; phải tiến tới cơng khai hóa thơng tin… Xây dựng hệ thống các cơng trình phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao cộng đồng cũng như giải phóng sức lao động cho người lao động như xây dựng nhà ăn, nhà trẻ…