7. Kết cấu của luận văn
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần
3.2.4. Chủ động nguồn nguyên, nhiên phụ liệu
Để khai thác được tối đa nguồn nhân lực của cơng ty thì việc chủ động được nguồn nguyên vật liệu, phụ kiện phục vụ sản xuất; kiểm soát được khối lượng nguyên vật liệu và phụ kiện có trong kho sẵn sàng cho sản xuất, là một yếu tố rất quan trọng.
Đại dịch Covid19 đã giúp cho các doanh nghiệp nói chung và cơng ty cổ phần Luxdecor Việt Nam nói riêng thấy được tầm quan trọng đặc biệt của việc cần chủ động được nguồn nguyên liệu, nhiên liệu và vật tư phụ kiện phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp mình. Cuộc họp về tác động của dịch bệnh COVID-19 lên ngành công nghiệp của Bộ Công Thương tổ chức vào cuối tháng 2/2020 đã chỉ ra, các ngành hàng ô tô, dệt may và da - giày, ngành điện tử đang chịu ảnh hưởng lớn bởi thiếu hụt nguồn cung linh phụ kiện đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất do các chính sách mang tính phong tỏa từ các quốc gia đang bùng phát dịch. Đơn cử như với ngành dệt may của Việt Nam, dịch bệnh Covid-19 đã khiến khơng ít doanh nghiệp lao đao vì h ết nguyên liệu cho sản xuất do Trung Quốc, Hàn Quốc là những thị trường cung ứng nguyên phụ liệu lớn đang bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Ngay từ đầu năm 2020, các doanh nghiệp dệt may trong nước đã phải đón nhận thơng tin việc nhiều đối tác cung cấp nguyên phụ liệu tại Trung Quốc hoãn giao hàng xuất khẩu đến hết tháng 2/2020, trong khi số nguyên, phụ liệu hiện có do nhập trước Tết chỉ đủ để đáp ứng đơn hàng đầu tháng 3/2020, không đủ nguồn nguyên liệu cho các kỳ sản xuất kế tiếp. Trước tình hình dịch lan rộng sang cả Hàn Quốc, Nhật Bản, ngoại trừ các doanh nghiệp lớn thuộc khối FDI đang được chủ nhãn hàng (là các tập đoàn đa quốc gia) đảm bảo nguyên phụ liệu đều đặn thì nhiều doanh nghiệp trong ngành đang đứng trước nguy cơ phải tạm dừng hoạt động vào tháng 4/2020, nhất là các công ty vừa và nhỏ. Thực tế đã có thời điểm Cơng ty May 10 phải cho 15 nhà máy trực thuộc nghỉ hoạt động. Theo đánh giá của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, việc nguồn nguyên liệu bị gián đoạn đã ảnh hưởng đến 20-30% năng lực sản xuất của toàn ngành. Bên cạnh đó, khơng ít doanh nghiệp cịn phải đối mặt với nỗi lo chịu phạt trong trường hợp khơng hồn thành hợp đồng đã ký. Để ứng phó tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất, một số doanh nghiệp đã phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, chia sẻ đơn hàng và nguồn nguyên liệu dự trữ để có thể duy trì sản xuất trong
quý II/2020; đồng thời tìm kiếm thị trường nhập khẩu mới các nguồn cung nguyên liệu khác nằm ngoài vùng dịch như Malaysia, Ấn Độ. Bangladesh, Brazil... hoặc đẩy mạnh sản xuất một số mặt hàng có thể chủ động về nguyên phụ liệu trong nước. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế để giảm bớt khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh vì hiện nay vẫn khó có nhà cung cấp nào có thể thay thế được Trung Quốc. Có thể nói dịch bệnh Covid-19 là một bài học kinh nghiệm cho thấy việc phụ thuộc nguyên liệu đầu vào sản xuất từ một số thị trường là một mối nguy tiềm ẩn cho hoạt động sản xuất trong nước. Nhiều ý kiến cho rằng chuyển đổi nguồn nguyên liệu qua quốc gia khác không hề đơn giản, đặc biệt so sánh lợi thế về đơn giá, song việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế vẫn là cần thiết để các doanh nghiệp sớm chủ động được nguồn cung đưa hoạt động sản xuất quay lại quỹ đạo vốn có.
Là một doanh nghiệp sản xuất sử dụng nguyên liệu chính là vải nhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc nên công ty cổ phần Luxdecor Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nhiều từ đại dịch Covid19, nhất là trong điều kiện hai quốc gia mà công ty nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu đều bị dịch bệnh nặng nề, việc xuất nhập khẩu bị phong tỏa, nguồn cung bị đình trệ. Điều đó càng giúp cơng ty nhận thức được sâu sắc hơn tầm quan trọng của việc phải chủ động được nguồn nguyên nhiên vật liệu, tìm được các nguồn cung cấp thay thế trong điều kiện bất trắc. Có chủ động được nguồn cung nguyên vật liệu và phụ kiện thì mới có thể đảm bảo cho q trình sản xuất khơng bị gián đoạn, khơng lãng phí sức lao động của cơng nhân và lãng phí thời gian vật chất của công ty. Để thực hiện đượ c việc này, cơng ty cần tìm được các nhà cung cấp trong và ngồi nước có uy tín, có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về nguyên vật liệu, phụ kiện cho sản xuất của công ty đảm bảo về khối lượng, chất lượng và tiến độ. Cơng ty cũng cần giữ uy tín của mình trong khi thực hiện các hợp đồng mua và nhập khẩu nguyên vật liệu về tiến độ thanh tốn, tn thủ các điều khoản của hợp đồng… Có như vậy thì cơng ty mới có thể có được nguồn cung ứng đáng tin cậy để sẵn sàng đáp ứng đúng và đủ nguyên vật liệu cho sản xuất với giá cả hợp lý, đảm bảo cho q trình sản xuất của cơng ty được liên tục và trơn tru, khơng để có tình trạng lao động phải tạm dừng cơng việc vì thiếu ngun liệu để sản xuất ; khơng bị rơi vào tình trạng khơng hồn thành đúng đơn hàng theo tiến độ và yêu cầu chất lượng của khách hàng, gây tổn thất cho công ty.
Đồng thời, việc luôn nắm được chắc chắn và đầy đủ về các nguyên vật liệu của cơng ty đang sẵn có, sẽ giúp cho cơng ty có thể chủ động hơn trong việc đàm phán với khách hàng, hướng khách hàng tới việc sử dụng các nguyên vật liệu mà cơng ty đang có và đủ đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Điều này có thể giúp cơng ty tiết kiệm được thời gian chờ vật liệu, rút ngắn được thời gian thực hiện hợp đồng, khai thác được tối đa đội ngũ lao động hiện có, giảm giá thành sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh cho công ty.
Để thực hiện được điều này yêu cầu phải tổ chức tốt trong khâu quản lý vật liệu và hàng tồn kho, theo dõi được biến động nguồn vật liệu hàng ngày ; có kế hoạch mua và nhập bổ sung theo định kỳ. Đồng thời, các bộ phận chức năng của công ty cần ln nắm được đầy đủ thơng tin về tình trạng của các nhà cung cấp, để chủ động trong việc đàm phán đơn hàng với các khách hàng , đảm bảo cho lợi ích của cơng ty, và giữ được uy tín với các bạn hàng.