7. Kết cấu của luận văn
2.2. Phân tích thực trạng sử dụng lao động tại công ty cổ phần Luxdecor Việt
2.2.1. Thực trạng phân công lao động và hợp tác lao động
Ngoài Ban lãnh đạo, đ ội ngũ lao động trong Công ty cổ phần Luxdecor Việt Nam chia thành 2 khối: Khối phòng ban và khối trực tiếp sản xuất. Lực lượng lao động khối Phịng ban trung bình chiếm 35%, lao động sản xuất trực tiếp trung bình chiếm khoảng 65%. Cơ cấu lao động có sự thay đổi qua các năm, và đang có sự tăng lên ở tỷ lệ lao động sản xuất trực tiếp, do sự tăng lên mạnh mẽ nhu cầu về sản phẩm của cơng ty.
Khối phịng ban có xu thế giảm tỷ lệ trong tổng số lao động của cơng ty. Một số bộ phận như Hành chính - Nhân sự, Phịng Kế tốn tài chính do bố trí lại hợp lý cơng việc, sử dụng các phần mềm chuyên dụng, sắp xếp các quy trình một cách khoa học, nên có thể cắt giảm một số nhân sự hoặc hạn chế việc tuyển dụng thêm. Do phương thức bán hàng của cơng ty cũng có sự thay đổi nên Phịng kinh doanh và xuất nhập khẩu cũng không cần tuyển thêm nhiều lao động, mặc dù khối lượng công việc tăng cao. Điều này phù hợp với định hướng phát triển của công ty trong thời gian qua và những năm tiếp theo. Công ty định hướng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc của cán bộ nhân viên để gia tăng thu nhập của người lao động và lợi nhuận của công ty, hướng tới phát triển theo chiều sâu.
Sau khi hồn thành cơng việc tuyển dụng, lao động được tuyển sẽ được bố trí vào các phịng chức năng, các bộ phận và xưởng sản xuất của cơng ty đang có nhu cầu sử dụng. Các trưởng phòng, trưởng bộ phận, quản đốc phân xưởng, sẽ phân công công việc cụ thể và phân cơng người có kinh nghiệm hướng dẫn, kèm cặp lao động mới để làm quen với công việc và từng bước nâng cao nghiệp vụ của người lao động. Bên cạnh việc phân cơng cơng việc một cách chun mơn hóa cho người lao động, các trưởng phòng, trưởng bộ phận, quản đốc phân xưởng cũng có sự ln chuyển cơng việc giữa các nhân viên trong bộ phận của mình để cho các nhân viên có thể có được những hiểu biết cơ bản về cơng việc của những nhân viên khác trong bộ phận để có thể hỗ trợ nhau khi có tình huống bất thường; đồng thời cũng có thể giảm sự nhàm chán trong công việc, tăng sự năng động của người lao động trong cơng việc và có thể phát hiện ra các lao động phù hợp hơn cho từng vị trí cơng việc.
Mặc dù đã có nhiều kết quả tốt nhưng c ơng tác bố trí, sử dụng lao động ở Cơng ty cổ phần Luxdecor Việt Nam vẫn cịn một số bất cập. Một số cán bộ nhân viên của các phòng ban, bộ phận, cán bộ chuyên trách chưa được bố trí đúng với chun mơn nghiệp vụ được đào tạo, chẳng hạn như : phòng Tổ chức - Hành chính cán bộ phụ trách tốt nghiệp ngành Kỹ thuật hoặc phòng Kinh doanh hầu hết nhân viên và cả cán bộ quản lý đều là cử nhân và cao đẳng kế tốn… Việc này có ngun nhân từ quá trình tuyển dụng và luân chuyển cán bộ trong công ty, mặc dù hiện nay các cán bộ nhân viên đã được đào tạo và đào tạo lại để đáp ứng được các yêu cầu của cơng việc đảm nhiệm, và đều có nguyện vọng tiếp tục cơng việc. Tuy nhiên, việc bố trí và sử dụng lao động như vậy cũng có phần làm cho một bộ phận nhân
viên chưa phát huy được hết các năng lực và kiến thức được đào tạo, không đảm nhiệm được về lâu dài các công việc đang được phân công, và làm giảm hiệu quả sử dụng lao động của công ty.
2.2.1.1. Phân công và hợp tác lao động tại xưởng sản xuất
Xưởng sản xuất là bộ phận chiếm số lượng lớn lao động của cơng ty, có vị trí làm việc ở cách xa với các bộ phận còn lại. Bộ phận này giữ vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo ổn định sản xuất, đảm bảo cung cấp đúng, đủ và kịp thời các sản phẩm đạt chất lượng cho hệ thống bán hàng của công ty. Yêu cầu chung của sự phân công và hợp tác lao động ở xưởng sản xuất là phải đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm sức lao động, phát huy được tính chủ động và năng lực của mỗi cơng nhân, tạo điều kiện duy trì và nâng cao khả năng làm việc lâu dài cũng như sự hứng thú của người lao động, đồng thời đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn vật chất kỹ thuật như máy móc thiết bị, vật tư trong q trình sản xuất của cơng ty.
Xét trên bình diện tồn bộ cơng ty, thì có sự phân cơng lao động theo tính chất hoạt động (tạo ra cơ cấu lao động cân đối giữa lao động quản trị và lao động sản
xuất), phân công lao động theo chức năng (chức năng tiêu thụ, chức năng sản xuất, chức năng mua sắm và dự trữ, chức năng tài chính, chức năng tính tốn và chức năng quản trị doanh nghiệp). Đối với xưởng sản xuất của Cơng ty thì chủ yếu sử
dụng hai hình thức phân cơng lao động sau:
- Phân công lao động theo nghề và theo độ phức tạp của công việc
Ở xưởng sản xuất có 2 phân xưởng quan trọng là phân xưởng cắt và phân xưởng may, ngoài ra là phân xưởng lắp ráp, hồn thiện. Các phân xưởng này có tính chất cơng việc và sử dụng thiết bị, cơng nghệ rất khác nhau. Việc phân công lao động theo các phân xưởng theo hình thức này tạo ra tính chun mơn hóa cao ở người lao động: bộ phận cắt chỉ chuyên dùng các thiết bị và máy cắt vải; bộ phận may chỉ chuyên sử dung các máy may công nghiệp để may; bộ phận lắp ráp hoàn thiện cho ra sản phẩm cuối cùng. Khi có các đơn hàng từ Phịng kinh doanh chuyển xuống, Quản đốc xưởng sản xuất sẽ tiếp nhận và chuyển cho bộ phận Kho để chuẩn bị các nguyên vật liệu, rồi chuyển cho phân xưởng cắt. Phân xưởng cắt sau khi xong thành phẩm sẽ chuyển cho phân xưởng may. Phân xưởng máy tiếp tục các công đoạn cần thiết sau đó chuyển sang cho phân xưởng lắp ráp hồn thiện. Phân xưởng
lắp ráp hoàn thiện nhận thành phẩm từ phân xưởng may và phụ kiện từ bộ phận kho, sẽ lắp ráp để có sản phẩm hồn thiện cuối cùng, chuyển cho bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm và đóng gói sản phẩm.
- Phân cơng lao động theo độ phức tạp của cơng việc
Bên cạnh đó ở xưởng sản xuất cịn có sự phân cơng lao động theo tính chất phức tạp, dựa vào độ phức tạp của từng công việc mà phân công, lao động sẽ đảm nhận công việc thành các cấp độ phức tạp khác nhau. Cùng trong phân xưởng cắt và phân xưởng may, nhưng đều được chia thành các tổ (nhóm) khác nhau, tương ứng với trình độ chun mơn, kỹ năng tay nghề tương ứng khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của các sản phẩm trong từng đơn hàng, từng lô hàng, mà quản đốc phân xưởng quyết định giao cho tổ nhóm nào thực hiện, để đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật, thẩm mĩ và cơng năng của sản phẩm.
Ngồi ra, với một số đối tượng lao động ở xưởng sản xuất ngoài lao động ở 3 phân xưởng chính tham gia trong q trình sản xuất ra các sản phẩm, cơng ty áp dụng việc phân cơng để hồn thành từng loại công việc . Hình thức phân cơng này chủ yếu dựa vào kết quả phân tích cơng việc thơng qua bảng mơ tả từng cơng việc nhằm quy định những nhiệm vụ, trách nhiệm và những vấn đề có liên quan đến một cơng việc cụ thể.
Cùng với việc phân công lao động theo các hình thức trên, để đảm bảo hồn thành các cơng việc ở xưởng sản xuất địi hỏi có sự phối hợp giữa những bộ phận theo các hình thức hợp tác lao động. Ở xưởng sản xuất của công ty chủ yếu người lao động hợp tác theo không gian. Thực ra có nhiều hình thức hợp tác lao động theo khơng gian, gồm các hình thức hợp tác giữa các phân xưởng chun mơn hố, hợp tác giữa các ngành, các bộ phận chuyên môn trong cùng một doanh nghiệp, giữa các lao động trong một tổ sản xuất. Ở xưởng sản xuất của cơng ty, chủ yếu có sự hợp tác giữa những người lao động trong một tổ sản xuất. Tổ sản xuất là hình thức tổ chức lao động tập thể gồm một số người lao động cùng thực hiện nhiệm vụ sản xuất chung và cùng chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng của tổ. Như phần trên đã trình bày, trong các phân xưởng có chia ra các tổ với trình độ chun mơn kỹ thuật và tay nghề khác nhau, để đáp ứng mức độ công việc khác nhau, người lao động trong cùng tổ thực hiện nhiệm vụ có quy trình cơng nghệ giống nhau và u cầu về
chuyên môn tay nghề như nhau. Họ có cùng chung quyền lợi khi hồn thành các cơng việc khốn định mức theo tổ, nên cần có sự hợp tác giúp đỡ nhau để hồn thành tốt công việc chung.
Trong tổ chức tổ lao động, công ty đã chú ý đến việc xây dựng văn hóa nhóm cũng như các hình thức tự quản trị nhằm làm cho tổ lao động thực sự đáp ứng được đòi hỏi về nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người lao động, làm cho người lao động thực sự gắn bó với nhau trong tổ lao động. Để có cơ sở để thực hiện tốt phân công và hợp tác lao động ở xưởng sản xuất địi hỏi cơng ty phải có hệ thống định mức lao động và xếp bậc cơng việc.
2.2.1.2. Phân công và hợp tác lao động trong bộ máy quản trị công ty
Lãnh đạo Công ty cổ phần Luxdecor Việt Nam gồm có Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc công ty. Hội đồng quản trị quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục
đích, quyền lợi của cơng ty. Ban Giám đốc công ty chịu trách điều hành mọi hoạt
động chung của Công ty, chịu sự giám sát cũng như chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. Ban Giám đốc cơng ty có Giám đốc và 2 Phó giám đốc.
Giám đốc có trách nhiệm đảm bảo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty theo đúng các kế hoạch và chỉ đạo đã được Hội đồng quản trị thơng qua. Các Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, điều hành những vấn đề liên quan đến lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc trong lĩnh vực của mình. Các Phó giám đốc là người trực tiếp điều hành các phịng ban chức năng, đồng thời có trách nhiệm báo cáo với Giám đốc những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực mình phụ trách để tìm giải pháp xử lý.
Sự phân cơng lao động đối với hai Phó giám đốc thể hiện rất rõ tính chất phân cơng theo khơng gian. Phó Giám đốc thứ nhất phụ trách 03 phòng: Tổ chức - Hành chính, Kế tốn - Tài chính và phịng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu. Các phịng này được bố trí làm việc tại tịa nhà văn phịng của cơng ty; và hầu hết đều là bộ phận lao động gián tiếp. Phó Giám đốc thứ hai phụ trách 03 đơn vị, được bố trí làm việc tại khu sản xuất của Cơng ty nằm trong khu cơng nghiệp, gồm có: Xưởng sản xuất; phòng Kỹ thuật - Nghiên cứu phát triển; Phòng KCS và bảo hành. Hầu hết người lao động ở đây là lao động trực tiếp và gắn với việc sản xuất sản phẩm. Việc phân chia nhiệm vụ của 2 Phó giám đốc như vậy rất thuận tiện cho việc quản lý, điều
hành công việc, đảm bảo cho việc giải quyết nhanh các tình huống phát sinh để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn được ổn định và hiệu quả ; vì các bộ phận được phân cơng phụ trách của các phó giám đốc vừa có sự tương đồng về chun mơn, vừa có sự gần gũi về mặt khơng gian
Trách nhiệm của các Phó giám đốc tương đối độc lập trong lĩnh vực được phân công phụ trách nhưng cần phải có sự hợp tác và kết hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo cho sự vận hành trơn tru của tồn bộ hệ thống sản xuất kinh doanh của cơng ty. Các bộ phận phịng ban của cơng ty có nhiệm vụ và chức năng liên quan chặt chẽ tới các bộ phận khác và ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống, do đó những người phụ trách của các phịng, ban, bộ phận cũng phải có sự phối hợp thật tốt với nhau. Khi có vấn đề phát sinh ở từng mảng nhiệm vụ được phân công phụ trách, vượt quá thẩm quyền của mình, các Phó giám đốc phải báo cáo ngay cho Giám đốc để được sự chỉ đạo và phối hợp xử lý.
Qua các phân tích ở trên, ta thấy việc phân công và hợp tác lao động đang được thực hiện tương đối khoa học và hợp lý ở cả bộ phận Xưởng sản xuất và bộ máy quản trị của công ty, giúp cho công ty đạt được kết quả tốt trong hoạt động sản xuất và kinh doanh những năm vừa qua, và là cơ sở cho sự phát triển ổn định trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, để đạt được điều này thì cơng tác tổ chức phục vụ tại nơi làm việc của người lao động cũng là yếu tố rất quan trọng. Ta sẽ xem xét về thực trạng vấn đề này ở công ty cổ phần Luxdecor Việt Nam.