Quản lý tài nguyên vùng ven bờ đòi hỏi sự tham gia của tất cả các cấp. Cấp chính quyền địa phương tham gia vì họ quyết định chổ nào dự định phát triển, nơi nào tài nguyên được tìm thấy và nơi nào cần khai thác lợi ích. Chính phủ cũng tham gia vì
Thu hút cộng đồng đầu tư Tiến trình - Kế hoạch - Thực thi - Quan trắc và đánh giá Hành động Vấn đề -Ô nhiễm -Mất nơi ở -Khai thác quá mức Khuyến khích thi hành pháp luật, thay đổi thái độ Sắp xếp các thể chế, tổ chức
một số trách nhiệm và quyền hạn khác đối với các lĩnh vực về biển ở đó (hàng hải, an ninh quốc gia, cá di cư, quan hệ quốc tế,...).
Cần thấy rõ rằng QLTHVB là một chương trình tổng thể, bao trùm, nó không thay thế thể chế hiện tại, trong phần lớn trường hợp, mà cũng cố chúng.
Sự tổng hợp các lợi ích đa ngành vào trong một chương trình là rất khó khăn. Việc có được một cơ chế điều phối các hoạt động đa ngành, hướng tới mục tiêu của QLTHVB, chứ không phải một cơ quan đơn lẻ thực hiện, là một trong những công việc tối cần thiết của chương trình QLTHVB.
Đối với một chương trình có phạm vi lớn và toàn diện, có thể xem xét và hình thành một cơ quan mới, chẳng hạn như một cơ quan lãnh đạo chung, được chính phủ trợ giúp các nguồn lực, tài chính cần thiết để hoạt động. Trong trường hợp khác, một cơ quan đang hoạt động cũng có thể trở thành cơ quan trọng trách thực hiện chương trình; nó được tăng cường để quản lý, bảo tồn, với các mục tiêu rõ ràng và phù hợp với luật pháp và được trao trách nhiệm, nguồn lực, tiện ích hành chính và kỹ thuật cần thiết.
Không có câu trả lời duy nhất cho câu hỏi quyền hạn QLTHVB sẽ đặt vào chổ nào trong cơ cấu thể chế nhà nước hiện hành. Nó sẽ rất khác biệt đối với mỗi quốc gia, phụ thuộc vào những câu trả lời cho các câu hỏi như: liệu một cơ quan điều phối có đủ không? Nếu đủ thì nó phải đặt ở bộ nào? Hoặc là có cần một cơ quan có quyền lực tiến hành QLTHVB một cách độc lập không? Kỹ năng cần thiết của nhân viên là gì? Cơ quan này lồng ghép vai trò của một số cơ quan, ngành liên quan nhiều đến vùng ven bờ như thế nảo? Đó là các vấn đề quan trọng cần phải xem xét. Về mặt thể chế, hầu hết các quốc gia sẽ tìm thấy rằng chương trình QLTHVB của họ có thể được quản lý bằng cơ chế quản lý hiện hành, với ít sự thay đổi nhất trong các sắp xếp về thể chế. Ưu tiên về chính trị của một số quốc gia trong việc thành lập một cơ quan mới cho các chương trình QLTHVB thường khó thực hiện được, do vậy cơ quan QLTHVB có lẽ nên đặt trong một cơ quan có quyền lực pháp lý phù hợp nhất như là Cơ quan quản lý tài nguyên, môi trường hoặc là cơ quan mà có quyền lực đối với nhiều cơ quan khác, nếu như nó có chức năng điều phối mạnh.
Vì QLTHVB đòi hỏi sự tổng hợp hoạt động của nhiều ngành liên quan vào chung một chương trình, và điều này có thể xảy ra nếu có một sự điều phối đa ngành mạnh, cho nên sẽ rất cần thiết, nếu như không phải là bắt buộc, thiết lập một Ủy ban điều phối đa ngành, tham gia xây dựng kế hoạch chiến lược. Ủy ban này sau đó cũng tham gia trong việc hình thành kế hoạch tổng thể với nhiệm vụ kiểm tra tiến độ, xem xét các thay đổi của chương trình, thảo luận các quy định đề xuất và cung cấp các thông tin, tư vấn kỹ thuật. Sau này, khi triển khai chương trình, Ủy ban này sẽ xem xét các đề cương cụ thể về phát triển và quản lý tài nguyên.
Cơ quan QLTHVB cũng cần phải xây dựng nhiệm vụ, đội ngũ, có nguồn tài chính và ít nhất phải hoàn thành 3 nhiệm vụ sau:
• Điều phối liên ngành về phát triển vùng bờ và các vấn đề bảo tồn nguồn lợi;
• Đánh giá môi trường và cấp phép cho các hoạt động chính trong phát triển vùng ven bờ;
• Đạt được sự tuân thủ của các ngành với các điều lệ và quyết định của QLTHVB.
Có thể có thêm một số nhiệm vụ khác như là xây dựng các dịch vụ về QLTHVB. Sẽ rất hữu ích nếu trao cho một Bộ cụ thể triển khai giai đoạn lập kế hoạch và chiến lược và Bộ khác thực hiện kế hoạch, bao gồm cả xây dựng và quản lý chương trình.
CÁC HỆ SINH THÁI VÙNG VEN BỜ I. Hệ sinh thái cửa sông
1. Các kiểu cửa sông
Cửa sông (estuary) là thuỷ vực ven bờ tương đối kín, nơi mà nước ngọt và nước biển gặp nhau và trộn lẫn vào nhau. Các đặc trưng về địa mạo, lịch sử địa chất và điều kiện khí hậu tạo nên sự khác biệt về tính chất vật lý và hoá học của các kiểu cửa sông. Kiểu tiêu biểu nhất là cửa sông châu thổ ven bờ (coastal plain estuary). Các cửa sông thuộc kiểu này được hình thành vào cuối kỷ băng hà muộn, khi nước biển dâng lên ngập các châu thổ sông ven bờ biển. Kiểu cửa sông thứ hai là vịnh nửa kín (semi-enclose bay) hoặc đầm phá (lagoon). Ở đây các doi cát song song với đường bờ hình thành và ngăn cản một phần sự trao đổi nước từ biển. Độ muối trong các đầm khác nhau nhiều, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Kiểu cửa sông cuối cùng là vịnh hẹp. Các thung lũng này bị trũng bởi hoạt động băng hà và sau đó bị ngập bởi nước biển. Chúng đặc trưng bởi cửa nông làm hạn chế trao đổi nước trong vịnh với biển.
Các kiểu cửa sông còn được phân chia bằng cơ sở khác dựa trên xu thế biến thiên của độ muối.
Nước ngọt có tỷ trọng nhỏ hơn nước biển, khi gặp nhau nước ngọt sẽ nổi trên nước biển. Chúng sẽ trộn lẫn khi tiếp xúc, quá trình này khác nhau do nhiều yếu tố. Khi cột nước thẳng đứng có độ muối cao nhất ở đáy và thấp nhất ở tầng mặt, ngưới ta gọi là kiểu cửa sông dương (positive estuary). Ở vùng khô hạn, lượng nước ngọt từ sông nhỏ và tốc độ bay hơi cao, hình thành kiểu cửa sông âm (negative estuary). Đặc trưng của nó là nước mặn đi vào bề mặt và đôi khi được pha loãng bởi lượng nước ngọt nhỏ. Kiểu cửa sông mang tính chất mùa (seasonal estuary) hình thành ở vùng có mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Độ muối ở đây thay đổi theo thời gian chứ không phải thay đổi theo không gian.
2. Các đặc trưng môi trường
Chế độ thuỷ lý hoá ở vùng cửa sông thay đổi trong giới hạn lớn làm cho môi trường gây ra nhiều áp lực đối với sinh vật.
Sự thay đổi chế độ muối là đặc trưng cơ bản ở cửa sông và phụ thuộc vào mùa, địa hình, thuỷ triều và lượng nước ngọt.
Hầu hết các vùng cửa sông đều có nền đáy bùn. Trầm tích được mang đến từ nước ngọt và nước biển. Vai trò của vật chất từ sông hoặc từ biển trong quá trình hình thành nền đáy bùn khác nhau giữa các cửa sông. Thành phần cơ học của trầm tích cũng bị chi phối bởi dòng chảy, nơi dòng chảy mạnh, chất đáy thô hơn; còn nơi nước tĩnh, chất đáy rất mịn. Các tai biến như lũ lội, bão lớn có thể làm thay đổi lớn đặc điểm trầm tích và gây chết hàng loạt sinh vật.
Nhiệt độ ở vùng cửa sông thay đổi lớn hơn so với các thuỷ vực ven bờ lân cận. Biến thiên của giá trị này mang tính mùa vụ và theo điều kiện khí quyển. Nhiệt độ còn khác nhau giữa các tầng nước. Bề mặt có dao động cao hơn do trao đổi với khí quyển.
Cửa sông được đất liền che chắn 3 phía, nên ảnh hưởng tạo sóng của gió được giảm thiểu và vì vậy chỉ có sóng nhỏ. Hoạt động yếu của sóng tạo điều kiện cho nền đáy mịn hơn, cho phép thực vật có rễ phát triển và nền đáy ổn định. Dòng chảy ở cửa sông do triều và nước sông chi phối. Tốc độ dòng chảy mạnh nhất đạt được ở giữa luồng. Ở một
thể dẫn đến ứ đọng nước, hàm lượng O2 giảm, tảo nở hoa và cá chết. Hầu hết các cửa sông đều có lượng nước ngọt chảy ra liên tục từ nguồn. Một lượng nước ngọt vận chuyển ra cửa sông trộn lẫn vào nước biển theo mức độ khác nhau, thể tích của lượng nước này được tải ra khỏi cửa sông hoặc bay hơi để bù cho thể tích nước tương tự chảy ra từ nguồn. Thời gian cần thiết để đo khối nước ngọt đã cho được tải ra khỏi cửa sông được gọi là thời gian chảy. Khoảng thời gian này có thể định lượng được tính ổn định của hệ cửa sông. Thời gian chảy kéo dài rất quan trọng cho sự duy trì quần xã sinh vật nổi.
Do có số lượng lớn vật lơ lững trong nước vùng cửa sông, ít nhất là vào một thời kỳ nào đó trong năm, độ đục của thuỷ vực thường rất cao. Độ đục có giá trị cao nhất khi lượng nước ngọt chảy ra nhiều nhất và giảm dần khi ra phía cửa, nơi lượng nước biển ưu thế. Ảnh hưởng sinh thái chính của độ đục là làm giảm đáng kể độ chiếu sáng, vì thế giảm quang hợp của thực vật phù du và thực vật đáy làm giảm năng suất sinh học. Trong điều kiện độ đục quá cao, sinh khối thực vật phù du gần như không có và khối lượng vật chất hữu cơ được tạo thành chủ yếu bởi thực vật bãi lầy nổi.
Sự hoà tan oxy trong nước giảm theo quá trình tăng nhiệt độ và độ muối. Vì vậy lượng oxy thay đổi khi các thông số này biến thiên. Ở các cửa sông có độ sâu lớn, thường xuất hiện lớp đẳng nhiệt vào mùa hè và tồn tại sự phân tầng độ muối. Trong điều kiện đó, trao đổi khí giữa lớp mặt giàu oxy và tầng đáy sâu diễn ra rất kém. Hiện tượng này cùng với hoạt động sinh học tích cực, sự trao đổi nước chậm gây ra sự thiếu oxy ở tầng đáy.
3. Quần xã sinh vật
Động vật biển là nhóm lớn nhất ở vùng cửa sông khi xét về phương diện số lượng loài và được xếp vào hai phân nhóm. Các động vật hẹp muối (stenohaline) không thể chịu
được sự biến thiên độ muối và chỉ sống được ở vùng cửa sông với độ muối lớn hơn 250/00.
Đây thực sự là những động vật sống ở biển. Phân nhóm rộng muối (euryhaline) có thể
thích nghi được với độ muối 15 - 180/00, thậm chí một số loài chịu được muối nhạt đến
50/00.
Các loài nước lợ hay còn gọi là các loài cửa sông điển hình, có chu kỳ sống hoàn
toàn ở vùng cửa sông, sống chủ yếu ở vùng có độ muối trong khoảng từ 5-180/00 nhưng
không xuất hiện trong nước ngọt hay nước biển thực sự. Một số giống loài nước lợ có thể hạn chế phân bố về phía biển không phải vì yếu tố sinh lý mà do các mối quan hệ sinh học như cạnh tranh hoặc vật dữ.
Nhóm động vật nước ngọt không thể chịu được độ muối trên 50/00 và chỉ sống ở
phần trên cửa sông. Ngoài ra, vùng cửa sông còn có nhóm sinh vật quá độ gồm những loài như cá di cư. Chúng có thể đi qua cửa sông trên đường đến bãi đẻ ngoài biển hoặc trong sông. Ví dụ thông thường là cá hồi hoặc cá chình. Một số sinh vật chỉ trải qua một phần cuộc đời trong cửa sông, thường gặp là giai đoạn ấu trùng.
Số lượng loài động vật cửa sông thường nghèo hơn các quần cư biển hoặc các vùng nước ngọt lân cận. Đây là vùng khắc nghiệt mà nhiều sinh vật biển hoặc nước ngọt không thể chịu đựng được. Các sinh vật cửa sông thực sự chủ yếu có nguồn gốc biển. Sinh vật biển chịu sự giảm độ muối tốt hơn sinh vật nước ngọt chịu đựng độ muối tăng, vì vậy sinh vật cửa sông có ưu thế bởi động vật biển.
Tính đa dạng kém của thành phần loài ở cửa sông được giải thích bởi vài lý do. Ý kiến phổ biến nhất cho rằng điều kiện môi trường biến động chỉ cho phép những loài với sự chuyên hoá chức năng sinh lý đặc biệt để thích nghi. Cách giải thích thứ hai đề cập
đủ dài để khu hệ cửa sông phát triển đầy đủ. Lý do cuối cùng có thể là do hình thái vùng cửa sông kém đa dạng nên có ít nơi sống và có ít loài động vật.
Thành phần loài thực vật lớn ở cửa sông kém phong phú. Hầu hết các vùng ngập nước thường xuyên đều có đáy mùn không phù hợp để rong bám. Hơn nữa, nước đục hạn chế độ chiếu sáng, vì vậy vùng nước sâu hầu như không có thực vật. Vùng triều và vùng nước nông cho phép phân bố một số loài rong lục, cỏ biển và đặc biệt là thực vật ngập mặn ở vùng nhiệt đới.
Tảo Silic khá phổ phong phú trên các bãi triều gần bùn vùng cửa sông. Chúng có thể di động lên bề mặt hoặc vào trong bùn phụ thuộc vào độ chiếu sáng. Bùn cửa sông cũng là nơi sống thích hợp của tảo lam sợi. Vi khuẩn là thành phần phong phú cả trong nước và trong bùn, nơi giàu có vật chất hữu cơ.
Sinh vật phù du ở vùng cửa sông khá nghèo về thành phần loài. Tảo Silic thường chiếm ưu thế trong mùa nóng và thậm chí quanh năm ở một số khu vực. Động vật phù du cũng nghèo về thành phần cũng như biến động lớn theo mùa. Các loài cửa sông thực sự chỉ tồn tại ở các cửa sông lớn và ổn định. Ở các cửa sông nông, thành phần động vật phù du biển điển hình chiếm ưu thế.
4. Các quá trình sinh thái
Năng suất sinh học sơ cấp ở vùng cửa sông chủ yếu do tảo Silic sống đáy. Tuy nhiên, cửa sông lại có một lượng lớn chất hữu cơ và năng suất thứ cấp cao. Nguồn năng suất sơ cấp chủ yếu được cung cấp bởi thảm thực vật vùng triều bao quanh cửa sông. Ngoài ra, cửa sông còn nhận vật chất hữu cơ từ sông và từ biển với lượng đáng kể. Vùng cửa sông có rất ít động vật ăn thực vật và vì vậy, vật chất có nguồn gốc thực vật phải được phân huỷ thành mùn bả để đi vào chuỗi thức ăn. Quá trình này có sự tham gia của vi khuẩn.
Mùn bã hữu cơ lắng đọng hình thành nền đáy giàu vi khuẩn và tảo. Đây là những nguồn thức ăn quan trọng cho các động vật ăn mùn bã và chất lơ lững. Về phương diện nguồn thức ăn, khái niệm mùn bã được hiểu với nghĩa rộng bao gồm các mãnh hữu cơ, vi khuẩn, tảo và thậm chí cả động vật đơn bào. Lương vật chất hữu cơ rất giàu ở cửa sông, có thể đạt giá trị 110 mg/l cao hơn nhiều so với vùng biển ngoài 1-3 mg/l.
Năng suất sơ cấp của cột nước thấp, nghèo động vật ăn thực vật và sự phong phú của mùn bã cho thấy mùn bã là cơ sở của chuỗi thức ăn cửa sông. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả động vật ăn mùn bã có thể tiêu hoá các mãnh hữu cơ. Hầu như chúng chỉ tiêu hoá vi khuẩn và các vi sinh vật khác sống trên các mãnh hữu cơ và bài tiết nguyên vẹn các mảnh này.
Nhìn chung, nhờ giàu dinh dưỡng và tương đối ít các vật dữ, cửa sông trở thành nơi nuôi dưỡng ấu trùng của nhiều loài động vật mà khi trưởng thành chúng sống ở vùng khác. Đây cũng là bãi kiếm ăn của nhiều loài động vật di cư. Bên cạnh đó, nhờ sự bảo vệ tự nhiên của đầm phá và vùng cửa sông mà nó có giá trị lớn cho sự phát triển cảng và cảng biển, tiếp đến là các khu công nghiệp và dân cư lân cận. Cửa sông cũng được xem như là môi trường tiếp nhận các loại rác thải công nghiệp và sinh hoạt dân cư. Hoạt động đánh bắt thủy sản thường dựa trên hệ sinh thái cửa sông đầm phá. Cuối cùng thì cửa