Dự án thí điểm VNICZM tại Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường ven biển (Trang 159 - 160)

VII. Quản lý tổng hợp vùng ven bờ Tỉnh Thừa Thiên-Huế

4. Dự án thí điểm VNICZM tại Thừa Thiên Huế

Ngay từ ban đầu, Dự án thí điểm ở TT Huế đã được chọn là trọng điểm trong số 3 nghiên cứu thí điểm thuộc Dự án VNICZM. Dự án thí điểm TT Huế được khởi động và bắt đầu triển khai sớm nhất. Các hoạt động của Dự án thí điểm được kết nối với các hoạt động chung của Dự án VNICZM thông qua vai trò “hỗ trợ và điều phối” của Văn phòng Dự án VNICZM ở Hà Nội. Tại Huế, việc triển khai Dự án thí điểm đã mang lại rất nhiều kinh nghiệm quý báu về các khía cạnh thực tế, các hoạt động, các vấn đề liên quan đến QLTHVB, về việc xây dựng chiến lược và kế hoạch Hành động QLTHVB. Những kinh nghiệm này được hai Dự án thí điểm ở Nam Định và Bà Rịa – Vũng Tàu tham khảo và học tập, đồng thời góp phần tác động vào việc hình thành các hoạt động hỗ trợ QLTHVB từ cấp trung ương như xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp, thành lập đơn vị đầu mối về QLTHVB cấp quốc gia tại Hà Nội.

Trong Giai đoạn Khởi động diễn ra từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2001, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Hà Lan và tham vấn các cấp lãnh đạo cùng đông đảo các bên liên quan, các mục tiêu và nhiệm vụ của Dự án thí điểm đã được xác định. Đồng thời, Báo cáo Khởi động Dự án cũng được lập vào tháng 6/2001 và sau đó được chính thức phê chuẩn trong phiên họp đặc biệt giữa Dự án thí điểm với UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan vào ngày 13/9/2001.

Vào tháng 2/2002, NEDECO đã cử một chuyên gia đến công tác thường trú tại Dự án thí điểm và giữ chức cụ Cố vấn thường trú cấp tỉnh. Nhân dịp này, Dự án tiến Hành đánh giá giữa kỳ các công tác đã được thực hiện từ khi bắt đầu Dự án cho đến thời điểm đó, với sự tham gia của đoàn chuyên gia ngắn hạn của NEDECO đến từ Hà Lan. Kết quả

quan khác ở cấp tỉnh.

Mục tiêu của dự án theo sự nhất trí của tất cả các bên liên quan là: “Mục tiêu tổng thể là cải thiện đời sống nhân dân nhờ khai thác lâu dài, bền vững tài nguyên khu vực đầm phá và vùng bờ thông qua áp dụng quản lý tổng hợp vùng ven bờ ở TT Huế. Thực hiện mục tiêu này bằng cách cung cấp cho Ủy ban Nhân dân Tỉnh những kiến thức và công cụ cần thiết để áp dụng quản lý tổng hợp vùng ven bờ một cách phù hợp, nhằm duy trì sự toàn vẹn của vùng bờ và khu vực đầm phá và giải quyết một cách toàn diện những mẫu thuẫn nảy sinh giữa các mục đích sử dụng với sự quan tâm thích đáng đến các giá trị sinh thái.”

Các nhiệm vụ của dự án VNICZM ở T.T. Huế tập trung vào các nội dung sau:

Nâng cao nhận thức cho các em học sinh tiểu học về vai trò của cả nước ngọt và nước biển, về những cơ hội và thách thức liên quan đến nước, và về các phương thức phục vụ quản lý tổng hợp và phát triển, giúp cho các thầy cô giáo, các phụ huynh và các em học sinh có nhận thức về các vấn đề và các quyết định mà chính họ là người phải đưa ra trong tương lai;

Ứng dụng Viễn thám làm công cụ (i) lập bản đồ chuyên đề, (ii) dự tính sơ bộ những thay đổi theo thời gian của độ phủ (rừng) ở khu vực đồi núi có tác động đến mức độ xói mòn đất và dự báo về mức độ trầm tích xảy ra ở khu vực đầm phá, và (iii) xác định những thay đổi của đường bờ biển, có xem xét đến các điều kiện thủy động lực ở vùng bờ;

Quan trắc chất lượng môi trường khu vực đầm phá và chế độ thủy động lực của vùng bờ: bao gồm việc đặt vấn đề mang tính chiến lược: “tại sao phải quan trắc” và khởi động một chương trình quan trắc thực sự về chất lượng nước, đa dạng sinh học (chim chóc, các loài 2 mảnh vỏ và cá) và số đo các mặt cắt theo bờ biển và mức triều lên xuống tại hai lạch triều thuộc vùng đầm phá;

Mô hình STREAM: một mô hình toán với ứng dụng GIS trong việc xác định mực nước biến thiên thuộc khu vực tỉnh TT Huế, trong đó nêu dự đoán cho các thời điểm năm 2010, 2040 và 2070, với các kịch bản tác động của sự biến đổi khí hậu đói với lượng nước ở các lưu vực sông và độ ẩm của đất theo ô mắt lưới cỡ 1 km2, là bước khởi đầu hữu ích cho việc tiến tới lập một bộ mô hình thuật toán cho khu vực sông và đầm phá của tỉnh TT Huế.

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường ven biển (Trang 159 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)