Hoạt động thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường ven biển (Trang 153 - 155)

VI. Quản lý vùng ven bờ Việt Nam

3. Các khu bảo tồn biển Việt Nam

3.2. Hoạt động thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển

Tính đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam đang chịu những tác động có hại và bị suy thoái ở nhiều vùng. Vì vậy, vấn đề bảo tồn thiên nhiên và sử dụng lâu bền đang được các nhà quản lý, khoa học và cộng đồng quan tâm. Hướng dẫn khai

Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản. Trong đó, mùa vụ và kích thước đánh bắt của nhiều loài cá, tôm hùm, hải sâm, trai ngọc đã được quy định. Các kiểu khai thác hủy diệt như đánh bắt cá bằng chất nổ, chất độc phải chịu nhiều hình phạt nghiêm khắc. Luật Bảo vệ Môi trường đặc biệt nhấn mạnh đến việc bảo tồn các hệ sinh thái, trong đó có các rạn san hô và nghiêm cấm các hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trên thực tế, các luật có hiệu lực rất thấp và tài nguyên biển đang bị suy giảm nghiêm trọng, các hệ sinh thái ven bờ tiếp tục bị hủy diệt. Trong tình hình đó, việc thiết lập các khu bảo tồn biển bao gồm các hệ sinh thái tiêu biểu với tính đa dạng sinh học cao là hết sức cần thiết nhằm giữ gìn một phần các quần thể sinh vật nguồn lợi và bảo tồn một phần các hệ sinh thái.

Mỗi rạn san hô ở biển Đông thường có tới hàng ngàn loài động vật, thực vật sinh sống trú ngụ, đồng thời là bãi đẻ, nuôi dưỡng ấu trùng của các loài sinh vật biển, nên san hô trở thành vùng có vai trò quan trọng trong việc duy trì tính đa dạng sinh học của các loài sinh vật biển và làm giàu cho biển bằng chính tiềm năng nguồn lợi của chúng. Vì lẽ này, việc xây dựng các khu bảo tồn biển thường dựa trên sự đa dạng sinh học cao của rạn san hô, nơi dự trữ nguồn gen cho toàn bộ vùng biển.

Lịch sử các Khu bảo tồn biển và ven biển Việt Nam có thể coi bắt đầu từ năm 1986, khi mà các khu dự trữ thiên nhiên với các hệ sinh thái ưu tiên là rừng ngập mặn như Cà Mau, Bạc Liêu được hình thành. Vấn đề thiết lập các khu bảo tồn biển đã được đề cập từ những năm 1980 trong khuôn khổ của Chương trình biển Nhà nước với các đề xuất hình thành khu bảo tồn biển ở Côn Đảo, Cát Bà và Sinh Tồn. Trong thời kỳ 1992-1994, với sự hỗ trợ của Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) và Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia; Viện hải dương học đã tiến hành các nghiên cứu về tính đa dạng sinh học, hiện trạng sử dụng nguồn lợi và tiềm năng bảo tồn thiên nhiên ở một số vùng và đề xuất các khu vực ưu tiên để thiết lập các khu bảo tồn biển. Đó là Cát Bà (Hải Phòng). CôTô (Quảng Ninh), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Hòn Mun (Nha Trang), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) và An Thới (Kiên Giang). Tất cả các khu vực đề xuất đều lấy rạn san hô làm trọng tâm vì tầm quan trọng của chúng về tài nguyên và môi trường. Sau đó, các Vườn Quốc gia trên biển như Cát Bà, Côn Đảo từng bước quản lý cá vùng nước xung quanh các đảo. Tiếp theo với đầu tư của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hải Dương học tiếp tục xây dựng cơ sở khoa học cho việc thiết lập mạng lưới các khu bảo tồn biển Việt Nam. Những nghiên cứu này là cơ sở cho những kế hoạch phát triển hệ thống khu bảo tồn biển sau này. Một số hoạt động thực tiễn theo tiêu chí bảo tồn biển cũng đang được thực hiện tại các khu bảo tồn hiện có như Côn Đảo, Phú Quốc,... Bên cạnh đó, nhiều khu vực rừng ngập mặn đã được quy hoạch trong hệ thống bảo tồn rừng thuộc sự quản lý của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, nhiều lớp đào tạo về khu bảo tồn biển đã được tiến hành. INTROMARC (Australia) hỗ trợ tổ chức 3 khoá ở Hải Phòng, Nha Trang. Một số nhà quản lý và khoa học được CIDA (Canada) tài trợ để dự các hội thảo trong và ngoài nước. Trong khuôn khổ của "Sáng kiến Quốc tế về Rạn san hô", đại diện của Cục môi trường và Viện hải dương học đã tham gia thảo luận về chiến lược bảo tồn rạn san hô ở Đông Nam Á. HIện nay, nhà nước Việt Namvà các tổ chức quốc tế như WWF, IUCN đang xúc tiến các dự án nhằm hình thành hệ thống bảo tồn biển ở Việt Nam.

Dự án ADB 5712 – REG (phase 2) đã đề nghị hệ thống quốc gia gồm 30 khu bảo tồn biển và ven bờ. Trong đó ưu tiên cho 6 khu hiện tại cần ưu tiên quản lý, 8 khu cần mở

cho Bộ Thủy sản sọan thảo kế hoạch phát triển các khu bảo tồn biển. Các kết quả riêng về phần biển của dự án ADB được kế thừa cào trong kế hoạch này. 15 khu vực đã được liệt kê với các hệ sinh thái ưu tiên là rạn san hô và thảm cỏ biển. Trong đó, một khu vực ở Trường Sa cũng đưa vào kế hoạch. Với sự tài trợ của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF), DANIDA và chính phủ Việt Nam, dự án trình diễn khu bảo tồn biển Hòn Mun đang hoạt động theo chiến lược bảo tồn thiên nhiên biển. Chương trình hổ trợ DANIDA cho mạng lưới bảo tồn biển Việt Nam cũng bắt đầu từ 2002 với điểm ưu tiên là Cù Lao Chàm.

Khu bảo tồn biển Hòn Mun - Bích Đầm là khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam, có đa dạng sinh học mang tầm quan trọng quốc tế. Khu bảo tồn được thành lập từ tháng 6/2001, do Bộ Thủy sản hợp tác thực hiện với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN). Thời gian qua tại Hòn Mun, Ban quản lý dự án đã tiến hành nâng cao nhận thức cho ngư dân về việc bảo tồn và phát triển bền vững các nguồn lợi biển, đồng thời tạo nguồn thu nhập thêm cho họ, tránh để các ngư dân khai thác trái phép hải sản. Ban quản lý dự án đã thử nghiệm nuôi trồng một số loài hải sản như vẹm xanh, hải sâm cát, rong sụn,... hướng tới phổ biến cho dân nuôi trồng tăng thu nhập; mua sắm thiết bị lắp đặt phao neo tàu để tránh phá hủy rạn san hô, nhân rộng hệ thống theo dõi dầu tràn, hút lại lượng dầu tràn để tái sử dụng,... Những hoạt động đó đã đem lại lợi ích lớn, là cơ sở để nhân rộng loại hình bảo tồn này.

Hoạt động du lịch đang được phát triển mạnh mẽ ở các địa điểm ven biển là các khu bảo tồn hoặc những khu vực đề nghị bảo tồn. Cát Bà, Nha Trang, Côn Đảo và Phú Quốc cùng với các đảo trong vịnh Hạ Long là những khu vực quan trọng chủ yếu đang được nhán mạnh và phát triển du lịch. Du lịch có thể đóng góp một vai trò ngày càng quan trọng trong việc phát triển kinh tế vùng duyển hải Việt Nam. Đây cũng là hoạt động có thể đóng góp lớn cho phát triển hệ thống bảo tồn nếu có quy hoạch tốt và điều hành hợp lý theo quan điểm du lịch sinh thái.

Việt Nam hiện đang ở thời điểm cấp bách để phát triển hệ thống khu bảo tồn biển của mình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến những khiếm khuyết lớn trong hệ thống khu bảo tồn hiện nay. Ngoại trừ một vài khu bảo tồn có kế hoạch quản lý, Việt Nam thiếu một chương trình dành cho các khu bảo tồn biển và ven biển. Phần biển được quy hoạch bảo tồn của những khu bảo tồn trên các đảo hiện nay như Vườn Quốc gia Cát Bà và Côn Đảo mới chỉ được công nhận gần đây là một phần của những khu bảo tồn này, và ngay cả như vậy vẫn phải mở rộng hơn nữa để chứa đựng được những sinh cảnh biển quan trọng. Hiện nay, chỉ một phần mang tính hình thức các nguồn tài nguyên biển và ven biển Việt Nam được nằm trong hệ thống khu bảo tồn hiện tại.

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường ven biển (Trang 153 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)