Chiến lược QLTHVB của Tỉnh TT Huế

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường ven biển (Trang 160 - 163)

VII. Quản lý tổng hợp vùng ven bờ Tỉnh Thừa Thiên-Huế

5. Chiến lược QLTHVB của Tỉnh TT Huế

Dự án VNICZM ở cả cấp Trung ương lẫn địa phương đã hổ trợ các bên liên quan chính tại các vùng ven biển làm quen, nắm vững và lồng ghép khái niệm QLTHVB vào các nhiệm vụ và hoạt động thường xuyên của mình. Chiến lược QLTHVB đã được các bên liên quan của TT Huế xây dựng từ năm giữa năm 2002 đến đầu năm 2003, dưới sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh và nhờ sự hỗ trợ của Văn phòng dự án thí điểm VNICZM tại TT Huế.

Chiến lược đã được các viên chức hàng đầu của 16 cơ quan, ban ngành khác nhau của tỉnh trực tiếp xây dựng. Những viên chức này làm việc trong ba nhóm, tập trung vào ba chủ đề chính là sử dụng nước, sử dụng đất và các vấn đề về thể chế.

trình hành động trước mắt và lâu dài để giải quyết những vấn đề phức tạp trong quản lý tài nguyên, môi trường vùng bờ, thông qua cơ chế hợp tác đa ngành.

Chiến lược bảo đảm cho tất cả các bên liên quan hợp tác chặt chẻ với nhau nhằm khai thác, sử dụng một cách hợp lý tài nguyên và môi trường phù hợp với đặc thù sinh thái vùng bờ tỉnh TT Huế vì các mục tiêu phát triển bền vững.

Chiến lược thể hiện quyết tâm và ý chí của Chính quyền và nhân dân tỉnh TT Huế trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên, môi trường vùng ven bờ.

Chiến lược QLTHVB đã xác định rõ mục tiêu tổng quát là: Sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên thiên nhiên của Tỉnh theo cách bền vững, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, giảm thiểu các tác động tiêu cực do thảm họa tự nhiên, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải thiện và nâng cao điều kiện sống của cộng đồng địa phương.

Các mục tiêu cụ thể là:

• Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực quản lý tài nguyên và môi trường cho chính quyền và cộng đồng địa phương;

• Phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường;

• Sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học;

• Ổn định và nâng cao đời sống nhân dân vùng đầm phá ven biển;

• Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về Quản lý tổng hợp vùng bờ. Các nội dung của chiến lược:

1. Xây dựng năng lực QLTHVB/ Tăng cường thể chế: xây dựng, hoàn thiện và chuẩn bị các điều kiện nhằm thực hiện cơ chế QLTHVB trong khối hành chính TT Huế.

Chương trình hành động:

 Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp vùng bờ cho cộng đồng và cán bộ chính quyền địa phương;

 Xây dựng triển khai chương trình đào tạo, tập huấn năng lực QLTHVB cho đội ngũ cán bộ của sở, ban, ngành, các địa phương;  Tiến hành rà soát để đề xuất chỉnh lý, bổ sung, sửa đổi các văn bản,

quy phạm pháp luật để bảo đảm phương thức quản lý tổng hợp xuyên suốt quá trình từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch đến tổ chức thực hiện các dự án trên vùng bờ;

 Nâng cao năng lực, tăng cường trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các tổ chức bảo vệ tài nguyên và môi trường;

 Xây dựng quy trình hành chính bắt buộc về QLTHVB, nêu rõ mối quan hệ chủ trì, phối hợp trong quá trình thực hiện các công việc liên quan đến vùng bờ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh;

 Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường vùng bờ.

trường, sử dụng các biện pháp quản lý tổng hợp với mục đích bảo vệ tài nguyên và môi trường vùng ven bờ theo cách bền vững.

Chương trình hành động:

 Nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên, môi trường và xây dựng nếp sống văn hóa môi trường;

 Xác định các khu vực cần bảo vệ và phục hồi đa dạng sinh học, triển khai xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên vùng bờ;

 Tăng cường kiểm soát, quản lý các nguông ô nhiễm, đặc biệt là nguồn chất thải rắn ở các khu đô thị mới ven biển và nguồn thải nông nghiệp, thủy sản đổ vào đầm phá;

 Tăng cường kiểm tra và giám sát môi trường đối với tất cả các dự án đầu tư, từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch đến triển khai xây dựng và vận hành dự án;

 Xây dựng các khu sản xuất tập trung với đầy đủ hệ thống công trình làm sạch môi trường, từng bước di chuyển các nhà máy, xí nghiệp ở các khu đông dân cư, khu vực nhạy cảm đến khu tập trung mới; khuyến khích xây dựng và phát triển các làng nghề sản xuất sinh thái. 3. Kết hợp giảm thiểu thiên tai với quản lý tài nguyên vùng bờ: tăng cường quản lý tổng hợp lưu vực sông, quản lý sông, phát triển rừng đầu nguồn và ven biển, nhận diện các vùng dễ bị thương tổn và dễ bị ảnh hưởng, cải tiến các biện pháp giảm thiểu lũ hiện có và xây dựng các biện pháp mới, nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực và nâng cao khả năng cho các cộng đồng địa phương thích nghi với các điều kiện sống nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ các thảm họa tự nhiên.

Chương trình hành động:

 Kết hợp việc xác định các vùng dễ tổn thương, nhạy cảm và đe dọa bởi thiên tai với nghiên cứu và thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm khắc phục và bảo đảm an toàn cho đời sống và hoạt động sản xuất của cộng đồng địa phương;

 Tiến hành các biện pháp nhằm thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động môi trường liên quan đến giảm nhẹ thiên tai của tất cả các dự án, công trình kinh tế dân sinh trên địa bàn tỉnh cũng như ảnh hưởng của các công trình phòng chống thiên tai đến hoạt động sản xuất của cộng đồng;

 Quy hoạch các lưu vực sông, xây dựng và từng bước hiện đại hóa hệ thống dự báo và cảnh bảo thiên tai, tổ chức phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai bằng các biện pháp công trình và phi công trình và phát huy kinh nghiệm sống thích nghi với thiên tai của cộng đồng địa phương. 4. Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên (phục vụ phát triển kinh tế - xã hội): sử dụng hợp lý tài nguyên ven biển, đặc biệt ở vùng đầm phá, trên cơ sở thỏa mãn hài hòa lợi ích của các ngành liên quan để phát triển bền vững.

thái, cần hạn chế những hoạt động có nguy cơ đe dọa đến suy thoái tài nguyên và môi trường đầm phá;

Về phát triển thủy sản:

 Điều chỉnh và bổ sung các chính sách phát triển hoạt động khai thác thủy sản nhằm giữ được cân đối hài hòa giữa khai thác và nuôi trồng thủy sản, giữa hoạt động thủy sản vùng đầm phá và biển, giữa hoạt động thủy sản với nông nghiệp vùng ven phá, giữa hoạt động thủy sản và giao thông trên phá để bảo đảm sự bền lâu tài nguyên vùng bờ.  Đa dạng hóa và thực hiện luân canh các đối tượng nuôi trồng thủy

sản, chú trọng và khuyến khích phát triển loại hình nuôi trồng sinh thái, xây dựng làng nuôi trồng sinh thái và khu nuôi trồng công nghiệp sạch. Đồng thời triển khai áp dụng hình thức tổ chức cộng đồng quản lý thực hiện quy chế cho từng vùng nuôi trồng thủy sản để giữ tốt môi trường nuôi, bảo đảm cho sản xuất ổn định, lâu bền và giảm thiểu ô nhiễm lên môi trường.

Về phát triển nông nghiệp:

 Xây dựng hệ canh tác hợp lý để khai thác hiệu quả và bèn vững tài nguyên đất, nước và nguồn lao động củ vùng bờ, đặc biệt quan tâm đến mô hình sản xuất nông nghiệp sạch nhằm giảm ảnh hưởng chất thải đến môi trường ven biển nhất là môi trường đầm phá;

 Quy hoạch phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp trang trại ở vùng đất cát ven biển, đặc biệt là vùng cát ven đầm phá.

Từ những vấn đề trên có thể thấy rằng, về nguyên tắc, Chiến lượng QLTHVB bao trùm lên 3 trụ cột của phát triển bền vững: môi trường, sự an toàn và kinh tế (vì mục đích cải thiện cuộc sống của các cộng đồng địa phương), cùng với việc xây dựng năng lực và sắp xếp tổ chức để đạt được sự cân bằng giữa các trụ cột này.

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường ven biển (Trang 160 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)