1. Vùng ven bờ bao gồm sự đa dạng lớn về nơi ở và các hệ sinh thái (như vùng cửa sông, rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, đầm phá, vũng biển,..)
2. Các hệ sinh thái trên có các đặc điểm vốn có được mô tả như là các chức năng khi chú ý đến phạm vi hệ thống tài nguyên ven bờ. Đối với các vùng đất ngập nước, các chức năng đó bao gồm năng suất sơ cấp và năng suất thứ cấp để duy trì khu hệ động, thực vật; dự trữ trầm tích và các chất carbon hữu cơ để nâng cao săng suất sinh học; liên kết các hệ sinh thái cần thiết để duy trì chuỗi thức ăn, tuyến di cư và gia tăng sản lượng. Đối với các rạn san hô các chức năng đó sẽ bao gồm năng suất sinh học cao và tỷ lệ cố định carbon cao dẫn đến sự phát triển đáng kể các rạn san hô và sự ăn mòn vật lý và sinh học dẫn đến sự tạo thành trầm tích đá vôi.
3. Lần lượt, các chức năng đó sản sinh ra "hàng hoá" (ví dụ như cá, dầu khí, khoáng sản,...) và các dịch vụ có ích (ví dụ như chống lại sóng, bão, sự giải trí và vận chuyển,..). Các hàng hoá và dịch vụ như thế có giá trị kinh tế, một số có thể trao đổi theo cơ chế thị trường, nhưng số khác không thể đánh giá trực tiếp. Ví dụ tốt nhất là giá trị của san hô về nơi ở, giá trị giải trí như bơi lội, chèo thuyền, câu cá giải trí hay đơn giản chỉ là ngắm nhìn đại dương. Đối với các rừng ngập mặn, sự quan tâm đối với các nguồn tài nguyên này không được mua bán và cũng không được đánh giá như hàng hoá hay như dịch vụ và thường bị loại trừ khi phân tích về giá trị của rừng ngập mặn khi phát triển thành giá trị sử dụng thay thế khác (ví dụ như chuyển đổi thành vùng nuôi tôm). Các giá trị thường buôn bán là cọc chống, than củi, cua, tôm rừng ngập mặn; các giá trị có thể buôn bán là cá, thân mềm 2 mảnh bắt trong vùng kế cận; các giá trị ít khi tính đến là dược liệu, chất đốt trong gia đình, thức ăn trong những lúc nghèo đói, chổ ở cho cá con, bãi thức ăn đối với các loài cá, tôm vùng cửa sông, quan sát và
nghiên cứu động vật hoang dã; các giá trị thường bị bỏ qua là dòng dinh dưỡng cho vùng cửa sông, vùng đệm đối với tác hại của gió bão.
4. Có một mối liên hệ trực tiếp giữa các chức năng môi trường và việc sản sinh ra các hàng hoá để có thể sử dụng được nhiều dạng hơn chỉ là một dạng trong các hoạt động của con người (ví dụ như đá san hô được sử dụng trong việc xây dựng và sản xuất vôi).
5. Trong vùng ven bờ, nơi mà có sự cạnh tranh giữa các bên liên quan khác nhau (các bên liên quan được xác định là các nhóm trong cộng đồng có những mối quan tâm đặc biệt hay là liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên như là tài sản chung) đối với việc sử dụng đất và biển thường dẫn đến những xung khắc mãnh liệt và phá huỷ sự thống nhất của hệ thống tài nguyên.
6. Các hoạt động ở vùng ven bờ trong nhiều nước đã góp phần đáng kể vào GDP của kinh tế quốc gia. Ví dụ như ở Sry Lanka, vùng ven bờ chiếm 24% diện tích đất cả nước, nhưng đã đóng góp 40% GDP của quốc gia với 50% dân số sống ở đây. Nhiều cộng đồng trong vùng Đông Nam Á phụ thuộc vào công nghiệp dầu lửa và tàu thuyền, du lịch ven bờ,...
7. Vùng ven bờ là nơi tập trung cao sự định cư của con người và là nơi thích hợp cho sự đô thị hoá. Hầu hết các thành phố lớn của các nước vùng Đông Nam Á, cũng như các nước khác trên thế giới nằm ở vùng ven bờ.
8. Vùng ven bờ là sẽ tâm điểm cho sự phát triển trong tương lai trong vòng 50 năm tới với sự gia tăng dân số và mở rộng các ngành công nghiệp. Những sự phát triển như thế sẽ dẫn đến sự gia tăng những xung đột về môi trường và xã hội, đòi hỏi cần phải có việc thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp.