VII. Quản lý tổng hợp vùng ven bờ Tỉnh Thừa Thiên-Huế
1. Vấn đề vùng ven bờ Tỉnh Thừa Thiên-Huế
Vùng bờ Thừa Thiên Huế với 126 km bờ biển, bao gồm dãi đồng bằng và đất cát ven biển, vùng đầm phá và vùng ven bờ tới độ sâu 40 mét nước thuộc 6 huyện Phong Điền, Quãng Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc và Thành phố Huế.
Vùng bờ TT Huế chiếm 34% tổng diện tích và 81% dân số toàn tỉnh. Là vùng trọng điểm, có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, nhất là với các ngành nông nghiệp, thủy sản, du lịch-dịch vụ và kinh tế biển. Giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì, bảo tồn, phát triển các nguồn gen và đa dạng sinh học. Đồng thời đây cũng là vùng có địa hình dốc, với vùng đồng bằng thấp trũng, có dãi cát mỏng, ngăn cách giữa biển và đầm phá; cũng là vùng có lượng mưa lớn, tập trung 70% lượng mưa cả năm trong thời gian 3 tháng, do vậy đây là vùng xung yếu về môi trường, là vùng nhạy cảm, dễ mất cân bằng sinh thái.
Chiếm phần lớn khu vực này là hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, hệ đầm phá lớn nhất Việt Nam. Với tổng diện tích 21.600 ha thuộc địa phận Hành chính của 5 huyện và có khoảng 300.000 người sống phụ thuộc trực tiếp vào tài nguyên của mình, hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh tế của tỉnh. Có thể nói, hệ đầm phá này quyết định tốc độ và hình thái phát triển kinh tế – xã hội của TT Huế. Việc phát triển đô thị ngày càng mạnh ở Huế cũng gây áp lực ngày càng lớn đối với hệ đầm phá, bởi các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, giao thông vận tải bị hạn chế trong một diện tích ngày càng bị thu hẹp. Áp lực này xuất phát từ những nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thường dẫn đến xung đột về sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Hơn nữa, đôi khi sử dụng lơn hơn khả năng chịu đựng của hệ sinh thái đầm phá sẽ dẫn đến các kiẹt cácc nguồn tài nguyên đó.
Yêu cầu bảo vệ môi trường hệ đầm phá có tính đa dạng sinh học cao và có một không hai này ngày càng trở nên cấp bách. Cộng đồng quốc tế cũng như phía Việt Nam đều quan tâm đến việc xem xét xác định khu vực đầm phá là một khu bảo tồn đất ngập
Huế, được coi là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, nên việc phát triển du lịch sinh thái ở khu vực đất ngập nước ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có biện pháp thực tiễn nào được áp dụng để tránh sự suy thoái các giá trị tự nhiên của khu vực này. Hiện nay, toàn bộ vùng đầm phá và khu vực lân cận thuộc vùng bờ của TT Huế chưa được coi là khu vực được bảo vệ theo các quy định chính thức của nhà nước. Điều đáng chú ý là, các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội nêu trên, ngoài mâu thuẫn lẫn nhau trong việc sử dụng không gian và tài nguyên, còn diễn ra tại một khu vực cực kỳ nhạy cảm và dễ bị tác động bởi thiên tai. Bản thân các hoạt động này còn làm trầm trọng thêm nguy cơ đời sống con người và giá trị thiên nhiên ở khu vực này bị thiên tai tác động. Các hoạt động của dự án Giảm thiểu Thiên tai với trọng tâm là đảm bảo an toàn cho nhân dân đã đề ra những yêu cầu nhất định về phát triển và sử dụng vùng bờ của tỉnh.
Tóm lại, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn thiên nhiên và an toàn cho nhân dân cần phải được xem xét và cân nhắc theo cách tổng hợp. Thực tiễn đòi hỏi phải có các hướng dẫn sử dụng tài nguyên vùng ven bờ và một kế hoạch tổng hợp về việc sử dụng vùng bờ có sự điều phối hợp lý cho Tỉnh TT Huế.