1.1. Tổng quan quản lý quy hoạch thoát nước, giảm thiểu ngập úng và biến đổi khí hậu
1.1.1. Tổng quan về quản lý quy hoạch thoát nước, giảm thiểu ngập úng tại một số
đổi khí hậu tại một số nước trên thế giới
1.1.1. Tổng quan về quản lý quy hoạch thoát nước, giảm thiểu ngập úng tại một số nước trên thế giới một số nước trên thế giới
Việc quản lý quy hoạch thoát nước giảm thiểu ngập úng hiện nay trên thế giới đang đối phó trực tiếp với các vấn đề về nước mưa cũng như các vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng nước có liên quan như thốt nước thải, xử lý nước thải và thoát nước mưa. Do vùng ảnh hưởng của ngập lụt đô thị nằm trong cả một lưu vực sơng và bãi bồi rộng lớn nên các quy hoạch thốt nước hiện nay trên thế giới đang xét đến ngập lụt như một thành phần của hệ thống thủy văn của tồn lưu vực. Quản lý ngập lụt đơ thị gắn liền với quản lý tổng hợp ngập lụt (IFM-Integrated Flood Management) và quản lý tổng hợp tài nguyên nước (IWRM-Integrated Water Resources Management) giúp hài hòa, tránh gây tổn hại, xung đột lợi ích các bên.
a. Đánh giá rủi ro
Công tác đánh giá rủi ro hiện nay đang chuyển đổi từ mơ hình đánh giá dựa trên dữ liệu quá khứ thành dựa trên các dữ liệu hiện tại và dự đoán rủi ro ở tương lai. Công tác đánh giá rủi ro chi tiết là nền móng quan trọng cho việc thiết lập chiến lược quản lý quy hoạch thốt nước, nó bao gồm việc đánh giá sự phát triển của các sự kiện rủi ro như là kết quả của việc phát triển đô thị, sử dụng đất hay biến đổi khí hậu.
Đầu ra của các mơ hình đánh giá rủi ro là cơ sở để thiết lập mức bảo vệ với những yêu cầu xuất phát từ việc chống lại các loại thiên tai. Một kế hoạch quản lý quy hoạch thốt nước giảm thiểu ngập úng cần phải tính tới các mức chống chịu rủi ro của các thành phần kinh tế bị tác động bao gồm:
←Các mơ hình dự báo biến đổi khí hậu theo từng kịch bản và các tác động xảy ra cũng như các yếu tố bất định của dự báo.
←Dự đoán các yếu tố dễ bị tổn thương nhất cũng như các tác động tới từng thành phần của đô thị bao gồm các nhóm dân cư, các thành phần kinh tế, các khu vực xây dựng, các hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị.
Để đưa ra được các mức chịu đựng rủi ro, cần phải dựa trên các đánh giá về lượng như là đánh giá mức thiệt hại bởi lũ lụt bằng tiền hay tác động về chất lượng cuộc sống của con người (sức khỏe, môi trường…).
b. Bản đồ ngập lụt
Bản đồ ngập lụt là sản phẩm quan trọng của việc đánh giá rủi ro, nó phản ánh các mối nguy hại gây ra bởi các trận lụt và các kịch bản biến đổi khí hậu xảy ra tại các vùng dân cư, khu vực xác định. Bản đồ ngập lụt đưa ra các thông tin cơ bản về biên độ của ngập lụt không chỉ dưới các kịch bản khác nhau mà cịn thể hiện tính nhạy cảm của các yếu tố như sử dụng đất và vận hành của hệ thống thốt nước giúp q trình quản lý các quy hoạch thoát nước được dễ dàng hơn.
Thông thường, bản đồ ngập lụt được thiết lập trên nền tảng công cụ hệ thống thông tin địa lý (GIS). Bản đồ số được thiết lập dựa trên 2 phương pháp đánh giá rủi ro bao gồm: thứ nhất, thu thập các dữ liệu từ quá khứ của các trận lụt, bao gồm các loại cơng trình, chiều cao mức nước lụt, tác động tới vật liệu cũng như dấu lụt để lại trên cơng trình hay trên các nạn nhân của lụt; thứ hai là mô phỏng về lượng mối tương quan giữa mức nước lụt và mức độ hư hại quy ra tiền để mô phỏng mối tương quan giữa các mức độ hư hại của tài sản cá nhân và công cộng. Bản đồ ngập lụt được xây dựng ở Nhật Bản từ năm 2006, để cảnh báo nơi dự kiến sẽ ngập do nước sơng, nước mưa hoặc sóng thần cũng như dự báo độ sâu của những trận ngập. Bản đồ ngập lụt ở các thành phố ở Anh cũng tỏ ra hiệu quả khi thông báo trực tuyến các mức rủi ro ngập lụt cao, trung bình hoặc thấp, giúp người dân di chuyển khi cần thiết.
c. Ứng dụng công nghệ thông tin
Ứng dụng các phần mềm và hệ thống thiết bị đo để cảnh báo ngập lụt trong công tác quản lý quy hoạch thoát nước đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Thông thường, thiết bị đo sẽ được đặt trong đường ống thoát nước mưa. Số liệu đo mực nước hoặc đo mưa sẽ được truyền về đơn vị phụ trách phịng chống ngập lụt để phân tích, mơ phỏng và đưa ra các hoạt động ứng phó ngập lụt tương ứng. Kết quả sẽ được thông báo tới người dân qua ứng dụng phần mềm trên điện thoại. Ở Anh và xứ Wales, từ năm 2011, khi mà các nước này thường xuyên bị ngập lụt, gây thiệt hại hàng tỷ đô la, ứng dụng cảnh báo ngập “Flood Alert” đã được sử dụng trên điện thoại thông minh của người dân để cảnh báo ngập tức thời tại địa phương và vùng lân cận. Ở Nhật cũng phát triển cơng nghệ phịng chống ngập lụt B-Dash, là một hệ thống hỗ trợ vận hành thiết bị phòng chống ngập lụt từ quan trắc, đo đạc đến thu thập, phân tích và thơng báo thơng tin. Hệ thống này được nghiên cứu từ 2013 và đến nay đã được vào sử dụng bởi Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch của Nhật Bản (Hisaoka, 2018). Ngoài ra, từ những năm 1990, thành phố Osaka cũng Nhật Bản cũng đã lắp đặt hệ thống Radar chuyên dụng để đo mưa, cung cấp thông tin cho người dân và chính quyền ứng phó (Suzuki, 2018).