Đặc điểm của hệ thống thốt nước và tình hình ngập úng trên địa bàn Thành

Một phần của tài liệu Toan van luan an - Ngo Huy Thanh (Trang 141 - 143)

3.5. Ứng dụng một số kết quả vào quản lý quy hoạch thoát nước nhằm giảm thiểu ngập

3.5.2. Đặc điểm của hệ thống thốt nước và tình hình ngập úng trên địa bàn Thành

Thành phố Cẩm Phả

a. Nền xây dựng

Cao độ QL 18A đoạn qua TP Cẩm Phả dài ≈ 30 km có cao độ ≥ +3.0m, các khu vực dọc QL 18A đã xây dựng dày đặc. Phía Bắc quốc lộ 18A từ cao độ +25m trở lên là phạm vi tài nguyên quốc gia, các mỏ than đã và đang được khai thác.

Khu vực Mơng Dương: dọc QL 18A, phía Nam là khu vực thuộc mỏ Mơng Dương, phía bắc là sơng Mơng Dương. Khu vực phía bắc Mơng Dương dự kiến phát triển các khu công nghiệp dọc đường tránh Mông Dương, hiện đang thi công.

Khu vực trung tâm TP Cẩm Phả hiện trạng đã xây dựng kiên cố có cao độ từ 3.0 – 3.5 m. Nhà ở cấp 4 chiếm khoảng 70,5%, nhà ở 2-3 tầng chiếm 27%, nhà cao tầng 4-5 tầng chỉ chiếm khoảng 2,5% (việc điều chỉnh cốt nền để thích ứng với các

tác động của biến đổi khí hậu là khả thi do số lượng cơng trình kiên cố là khơng nhiều, chi phí khơng q cao).

Khu vực dự trữ phát triển của TP. Cẩm Phả - Cửa Ông đều nằm trên bãi sú vẹt có cao độ TB + 0,4 đến 0,6 m, thường xuyên bị ảnh hưởng của mực nước biển.

b. Đặc điểm của hệ thống thốt nước và tình hình ngập úng

Hệ thống thốt nước tại TP Cẩm Phả phần lớn là hệ thống cống thoát nước chung cho cả nước mưa và nước thải, được phân thành 8 lưu vực, nước mưa tự chảy từ các sườn đồi qua các khu dân cư ven chân đồi, thu gom vào các tuyến cống, tuyến mương tại các khu dân cư ven biển, sau đó thốt trực tiếp ra biển theo các lưu vực. Tuy nhiên các mương, cống thoát nước mưa được xây dựng qua nhiều giai đoạn, chắp vá… nên thiếu đồng bộ, tiết diện và độ dốc thốt nước khơng đảm bảo, khớp nối kém.

Tồn thành phố có khoảng 22km cống hộp xây đá hộc, khả năng tự làm sạch thấp, nắp bê tơng cốt thép, khơng có các hố ga lớn để nạo vét cặn lắng thường xuyên, nhiều cửa thu nước bị lấp do đất đá, bùn hoặc bị rác chắn nên hoạt động kém hiệu quả, khi mưa lớn nước chảy tràn lên mặt đường gây ngập úng cục bộ.

Thêm vào đó quá trình khai thác than tại các nhà máy cũng như việc khai thác trái phép đã tạo ra những bãi xỉ khổng lồ, khi mưa lớn làm trôi bùn đất từ bãi thải xuống khu dân cư làm tắc nghẽn nhiều đoạn khe suối, mương hở, làm giảm khả năng tiêu thoát nước của các tuyến cống trong khu vực nội thị.

Những năm gần đây, tình trạng đào núi san đồi làm nhà, làm trang trại của người dân phát triển nhanh. Nhưng ý thức của nhiều người dân hạn chế, nhiều hộ xây nhà đã làm tắc, vỡ đường cống thốt nước có sẵn. Nhiều khu dân cư cũ hình

thành tự phát bám theo địa hình tự nhiên, có cốt nền thấp nên chiều cao đáy cống thoát nước tại các khu vực này thường thấp hơn mực nước biển lúc triều cường. Dẫn đến khi thủy triều dâng cao, nước biển tràn ngược vào các cống thoát nước, làm giảm khả năng tiêu thoát nước khi mưa lớn.

Một phần của tài liệu Toan van luan an - Ngo Huy Thanh (Trang 141 - 143)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w