2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý quy hoạch thốt nước giảm thiểu ngập úng đơ thị
2.2.1. Các văn bản pháp luật về quản lý quy hoạch thoát nước
a. Luật Quy hoạch đô thị (Số 01/VBHN-VPQH ngày 20 tháng 07 năm 2015) [34]
Luật quy định về hoạt động quy hoạch đô thị gồm lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch đô thị; tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. Trong nội dung của luật có phân chia cụ thể 4 loại quy hoạch trong đó có quy hoạch hạ tầng kỹ thuật lập riêng đối với đô thị trực thuộc trung ương và cho từng lại đối tượng hạ tầng kỹ thuật trong đó có thốt nước. Tại mục 2 điều 37 về quy hoạch cao độ nền và thốt nước mặt đơ thị mới chỉ đề cập tới nội dung giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, chưa đề cập đến giải pháp ứng phó với BĐKH, giảm thiểu ngập úng.
b. Luật Xây dựng (Số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014) [32]
Luật quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động xây dựng nói chung và lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật nói riêng, nhằm đáp ứng các mục tiêu trong đó có ứng phó với BĐKH.
c. Luật Bảo vệ môi trường (Số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014) [31]
Luật có đưa ra các quy định liên quan tới hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, các quyền, trách nhiệm của người dân và các tổ chức có liên quan tới biến đổi khí hậu. Trong luật, nội dung biến đổi khí hậu được nhắc đến trong báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, lồng ghép trong quy hoạch nhưng chưa đi vào cụ thể từng loại quy hoạch cũng như quy hoạch thoát nước.
d. Luật Tài nguyên nước (Số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 06 năm 2012) [33]
Luật quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Luật đưa ra các yêu cầu đối với các quy hoạch có liên quan tới tài nguyên nước và việc phòng, chống lũ lụt, ngập úng nhân tạo. Tuy nhiên luật chưa đề cập đến các tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến ngập úng, hạn hán hay các dạng thời tiết cực đoan.