gần như không thay đổi qua vài lần sửa đổi sau đó. Tầm quan trọng ngày càng tãng của hàng nhập khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường đã khơng làm thay đổi tình trạng này và Quốc hội Hoa Kỳ đã không đưa ra hành động nào để điều chỉnh quan niệm về “khoản khuyến khích hoặc hỗ trợ” để giải quyết những vấn đề đặc biệt nổi lên từ việc nhập khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường.
Vào năm 1974 và sau đó là năm 1979, Quốc hội đã có những hành động để giải quyết vấn đề thơng lệ thương mại khơng bình đẳng liên quan đến nhập khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường. Tuy nhiên, phương án áp dụng luật các biện pháp đối kháng đối với các nền kinh tế phi thị trường chưa từng được đưa ra. Thay vào đó, Quốc hội quay sang hai biện pháp phịng vệ thương mại khác để đối phó với vấn đề này. Cụ thể là, trong Đạo luật Thương mại năm 1974, Quốc hội đã sửa đổi Mục 205 của Đạo luật chống bán phá giá để thiết lập những quy định điều chỉnh vấn đề cạnh tranh không lành mạnh từ các nước có nền kinh tế phi thị trường32. Mặt khác, Quốc hội cũng đã ban hành Mục 406, một quy định đặc biệt về “phá vỡ thị trường” trong Đạo luật Thương mại năm 1974, nhằm bảo vệ các ngành sản xuất Hoa Kỳ khỏi những thiệt hại thương mại gây nên bởi các nước cộng sản33.
Tương tự, Quốc hội không sửa đổi bất cứ một điều khoản nào về các biện pháp đối kháng trong Đạo luật Hiệp định Thương mại năm 1979 mà trong đó Quốc hội đã xây dựng lại về cãn bản luật về các biện pháp đối kháng của Hoa 32 Xem khoản 773(c) của Bộ luật, Khoản 1677b(c) 19 USC (1982). 33 Xem khoản 2436 19 USC (1974)
Kỳ. Mặc dù Điều 15 của Đạo luật này là Đạo luật thi hành quy định về Đạo luật chống trợ cấp và bán phá giá của Hiệp định Thương mại và Thuế quan chung (GATT), rõ rằng cho phép điều chỉnh nhập khẩu khơng cơng bằng về giá từ các nước có nền kinh tế phi thị trường theo sự điều chỉnh của các quy định về thuế đối kháng và chống bán phá giá, nhưng Quốc hội vẫn giữ im lặng về vấn đề sử dụng các biện pháp đối kháng. Thay vào đó, Quốc hội ban hành lại điều khoản đặc biệt về chống bán phá giá điều chỉnh các vụ kiện liên quan đến các nước có nền kinh tế phi thị trường.
Theo đó, trong một Báo cáo nghiên cứu trình Quốc hội, cơ quan Tổng kiểm toán Hoa Kỳ đã kết luận rằng việc xác định và phân loại trợ cấp trong nền kinh tế phi thị trường là điều xa vời34. Hướng dẫn mang tính học thuật cũng cho rằng luật đối kháng không thể áp dụng cho các nước có nền kinh tế phi thị trường. Cụ thể là, tiến sĩ John H. Barcelo III cho rằng “nếu một nước xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trường có liên quan, hầu hết các phân tích được sử dụng cho đến nay đối với cả trợ cấp nội địa và trợ cấp xuất khẩu đều hồn tồn khơng thể áp dụng… Về mặt lý thuyết, bất cứ đơn hàng nào có thể được trợ cấp hay khơng trợ cấp, nhưng do khơng có điểm tham chiếu của thị trường nên việc nói như vậy là khơng có ý nghĩa 35.”