Xây dựng năng lực xử lý các vấn đề trợ cấp của WTO

Một phần của tài liệu NguyCoDanhTrungThue.pdf (Trang 87 - 90)

III. Khuyến nghị 1 Đối với Chính phủ

1.2 Xây dựng năng lực xử lý các vấn đề trợ cấp của WTO

WTO

Một chính sách hay luật quy định về một khoản trợ cấp không nhất thiết giới hạn chỉ dành cho các công ty hay ngành công nghiệp nhất định để bị coi là cá biệt và do đó có thể đối kháng. Trong các tranh chấp gần đây của WTO, xuất hiện thêm nhiều vụ việc trợ cấp dựa trên các chương trình trợ cấp “thực tế” (de-facto) mà việc xác định những chương trình này là khó khăn hơn nhiều, đặc biệt tại thời điểm soạn thảo chính sách hoặc pháp luật. Nếu một hệ thống các văn bản quy định rằng có một chính sách của Chính phủ nhằm ưu tiên thúc đẩy một số ngành cơng nghiệp - trường hợp điển hình của một nước đang phát triển chủ trương cơng nghiệp hóa nền kinh tế, thì chính sách đó có thể bị sử dụng như bằng chứng về sự ưu đãi cấu thành một lợi ích dựa trên các văn bản khác.

Ví dụ, các khoản vay do các Ngân hàng Nhà nước cấp cho các ngành công nghiệp “mục tiêu” đặc biệt có thể bị cáo buộc là “các khoản vay ưu đãi” và có thể là đối tượng của thuế Chống trợ cấp. Do vậy, điều quan trọng là phải nâng cao khả năng đối phó với các vấn đề trợ cấp trong phạm vi phát triển chính sách và thực thi chính sách. Hơn nữa, điều cần chú ý là việc xây dựng và thực hiện giao dịch bán hàng như thế nào sẽ

quyết định việc liệu các trợ cấp mà các cơng ty Việt Nam đã nhận trong q khứ có được “duy trì” và tiếp tục bị đối kháng hay khơng. Thêm vào đó, một khoản trợ cấp bắt đầu từ trước khi Việt Nam gia nhập WTO vẫn có thể bị coi là đối kháng như một “khoản trợ cấp mới” nếu cách thức hoặc các quy định nền tảng của khoản trợ cấp đó đã được gia hạn hoặc thay đổi sau ngày tính mốc trợ cấp là ngày 11 tháng 1 năm 2007.

Để giải quyết các vấn đề phức tạp này, Chính phủ Việt Nam cần thận trọng hơn nữa khi xây dựng và thực hiện các chương trình trợ cấp mà được sử dụng rộng rãi trên nhiều khía cạnh trong các chính sách của Chính phủ. Cũng sẽ rất có ích nếu Chính phủ thành lập các bộ phận pháp chế với các chuyên gia pháp lý có thể xử lý các vấn đề liên quan đến trợ cấp của WTO. Trong trường hợp của Hàn Quốc, Bộ Tư pháp đã thành lập một Ủy ban tư vấn đặc biệt với các luật sư và các học giả để đưa ra các ý kiến tư vấn về một số vấn đề liên quan đến pháp luật thương mại, bao gồm cả vấn đề trợ cấp. Sau đó, Bộ Ngoại giao và Thương mại đã thành lập phòng luật thương mại gồm chủ yếu là các luật sư được đào tạo tại Hàn Quốc và nước ngoài. Thời gian gần đây, các Bộ khác đã thuê các luật sư hoặc các chuyên gia luật thương mại để xem xét các vấn đề pháp lý có thể xảy ra liên quan đến Hiệp định WTO đối với các chính sách của mình. Mặc dù những tiến bộ này khơng thể hồn tồn xóa bỏ các tranh chấp về trợ cấp hay các biện pháp chống trợ cấp đối với xuất khẩu của Hàn Quốc, những xung đột thương mại liên quan đến trợ cấp đã giảm đáng kể so với giai đoạn 1946 – 1994 (giai đoạn GATT) hay những năm 1990.

Theo đó, việc cấp bách là phải nâng cao năng lực tổng thể bằng việc thành lập một cơ quan mà có thể tích lũy và đưa ra các ý kiến chun mơn về quy định trợ cấp của WTO. Sử dụng các chương trình tu nghiệp nước ngoài để bồi dưỡng các

chuyên gia luật thương mại sẽ là một trong những cách nâng cao năng lực. Ngồi ra, sự tham gia tích cực hơn nữa trong các tranh chấp về trợ cấp tại WTO với tư cách bên thứ ba cũng có thể là một cách tốt để nâng cao chuyên môn về các vấn đề này. Việc xây dựng các chương trình đào tạo theo yêu cầu cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như những nhà hoạch định chính sách cũng góp phần nâng cao năng lực xử lý các vấn đề về trợ cấp.

1.3 Tham gia tích cực vào các vụ điều tra chống trợcấp cấp

Khi các biện pháp chống trợ cấp được khởi xướng nhằm vào hàng xuất khẩu của Việt Nam, việc chủ động chuẩn bị và tích cực ứng phó với các vụ điều tra là rất quan trọng. Giống như các vụ việc chống bán phá giá, các vụ chống trợ cấp cũng rất dễ bị lạm dụng bằng cách sử dụng các thơng tin sẵn có bất lợi. Các nhà xuất khẩu được xác định là các bị đơn bắt buộc do lượng xuất khẩu lớn có thể phải đối mặt với mức thuế chống trợ cấp rất cao vì những thơng tin bất lợi sẵn có dựa trên cáo buộc của nguyên đơn nếu họ không hợp tác và cung cấp bản trả lời đầy đủ. Thông thường, sự thiếu hợp tác của các cơ quan Chính phủ liên quan đã trở thành lý do để cơ quan điều tra sử dụng các thơng tin sẵn có bất lợi, dẫn đến mức thuế chống trợ cấp rất cao đối với hàng xuất khẩu của các ngành sản xuất bị ảnh hưởng.

Hơn nữa, do hệ thống pháp luật chống trợ cấp của Hoa Kỳ có thể được thay đổi đáng kể do các quyết định của tòa án nên các công ty là mục tiêu của các biện pháp chống trợ cấp cần đưa ra các lập luận rõ ràng nhằm 1) phản đối các vụ việc chống trợ cấp đối với các nước thực sự là nền kinh tế phi thị trường; và 2) phản đối một phương pháp tính thuế chống trợ cấp trong các vụ việc như vậy, để đảm bảo quyền kháng cáo

và được bồi thường hợp pháp trong trường hợp thuế chống trợ cấp bị áp dụng sai. Bên cạnh đó, các nhà nhập khẩu hàng hóa là đối tượng áp thuế chống trợ cấp từ Việt Nam cần phản đối việc thanh khoản bất cứ lô hàng nào cho đến khi đạt được giải pháp cuối cùng tại Tòa án Hoa Kỳ và WTO.

Để nâng cao năng lực trong các vụ điều tra chống trợ cấp, điều cần thiết là tổ chức một nhóm hoặc bộ phận pháp lý trong một Bộ mà có thể xử lý tất cả các vụ việc chống trợ cấp và đảm bảo tham gia trong các vụ việc chống trợ cấp ít nhất là với vai trị hỗ trợ hoặc đồng tư vấn trong trường hợp không phải là tư vấn chính hoặc chỉ đạo trong các vụ việc chống trợ cấp.Việc xây dựng dần dần cơ chế xử lý các vụ việc chống trợ cấp sẽ rất quan trọng trong việc đối phó với các tranh chấp thương mại tương lai để đảm bảo an toàn cho thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Một phần của tài liệu NguyCoDanhTrungThue.pdf (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w