NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI PHÁP PHÁT HUY NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG ĐÀO

Một phần của tài liệu Luận án PHUKHAOKHAM THIKEO (Trang 30 - 39)

PHÁT HUY NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG ĐÀO TẠO SĨ QUAN Ở CÁC HỌC VIỆN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO

Hoàng Anh, “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo,

đưa ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trong đó có một giải pháp quan trọng, đó là phát triển tồn diện đội ngũ giảng viên. Bởi vì, đội ngũ giảng viên là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với thành công của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đối với bậc đại học ở Việt Nam hiện nay, tiêu chuẩn chung của giảng viên là có học vị từ thạc sỹ trở lên và có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của cơ sở đào tạo. Ở mức cao hơn, một số trường u cầu giảng viên phải có trình độ tin học và ngoại ngữ, hướng tới đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa giáo dục và hội nhập quốc tế. Giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý còn phải thể hiện được những đặc điểm riêng sau đây: Thứ nhất, có bản lĩnh chính trị vững vàng để bảo đảm nội dung bài giảng không đi chệch hướng và người giảng viên có đủ tâm thế tạo dựng lịng tin. Trong môi trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam, những phát ngôn thiếu cẩn trọng, thể hiện sự thiếu vững chắc về quan điểm, nhận thức chính trị, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Thứ hai, các giảng viên phải đồng thời là nhà khoa học, thường xun có sản phẩm khoa học được cơng bố. Điều đó giúp cho họ một mặt có điều kiện làm sâu sắc hơn nội dung bài giảng của mình; mặt khác, có đủ bản lĩnh khoa học để trao đổi, thảo luận với học viên. Thứ ba, họ phải thường xuyên được tích lũy các trải nghiệm thực tiễn để bài giảng mang hơi thở của cuộc sống. Nghĩa là họ định kỳ tới các địa bàn thực tế phù hợp hoặc phải là cộng tác viên thường xuyên của các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực trực tiếp liên quan tới chuyên môn giảng dạy. Những bài giảng quá nhiều về lý thuyết, thiếu cái “tôi” trải nghiệm của người trong cuộc sẽ khơng có sức thuyết phục đối với học viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Nguyễn Thị Thu Nga, “Vai trò và trách nhiệm của giảng viên trong vấn

đề tự chủ - tự chịu trách nhiệm ở các trường đại học, cao đẳng Việt Nam”

triển, có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Nhật bản, Singgapore, Úc, Anh và các nước châu Âu với các nước đang phát triển như Việt Nam. Ở Châu Âu, giáo dục đại học được coi là “thị trường giáo dục đại học”, còn sinh viên được coi là “khách hàng”. Điều này đã tác động mạnh đến nền giáo dục của các nước đang phát triển, chưa có sức cạnh tranh mà tiềm lực dồi dào như Việt Nam. Trong bài viết này, người viết tập trung vào vai trò và trách nhiệm của giảng viên khi thực hiện tự chủ trong giáo dục đại học gắn với trách nhiệm xã hội:

Một là, giảng viên có vai trị định hướng cho sinh viên tính tự chủ gắn

với trách nhiệm xã hội trong quá trình đào tạo. Giảng viên khơng chỉ là người cung cấp tri thức mà cịn phải là người hướng dẫn sinh viên đến với tri thức, khoa học bằng đường đi ngắn nhất, tốt nhất và ln ln phải có sự sáng tạo. Tư duy sáng tạo được coi là một trong những yếu tố quyết định đi đến khẳng định tự chủ. Vai trò của người thầy dù ở cấp bậc nào cũng luôn ln đứng ở vị trí tối cao.

Hai là, những điều kiện cần thiết để giảng viên phát huy tính tự chủ và

chịu trách nhiệm xã hội trong đào tạo đại học. Chúng ta đều biết rằng muốn nâng cao chất lượng đào tạo đại học thì việc làm đầu tiên là phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ giảng dạy. Và muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy điều cần thiết là phải đảm bảo được những điều kiện sống và điều kiện làm việc ở mức độ nhất định để họ yên tâm và tập trung tốt nhất bảo đảm trọng trách sứ mệnh của mình. Tuy nhiên, mức lương thu nhập thì khơng thể đảm bảo. Cho nên, làm sao cịn thời gian để giảng viên đầu tư vào nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên ngành cũng như tri thức ngoại ngữ… Tác giả kêu cọi phải có chính sách đãi ngộ phủ hợp cho đội ngũ giảng viên nhằm kích thích tính tích cực chủ động cho đội ngũ giảng viên trong vai trò quyết định đến chất lượng đào tạo ở bậc đại học.

Vũ Thanh Xuân, “Nâng cao năng lực thực tiễn - Giải pháp tăng cường

năng lực thực tiễn là đòi hỏi khách quan đối với đội ngũ giảng viên đào tạo, bồi dưỡng, cụ thể: xuất phát từ đặc trưng của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, từ nhu cầu thực tế của người học, từ sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành và từ thực trạng năng lực thực tiễn của đội ngũ giảng viên đào tạo, bồi dưỡng. Theo tác giả, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên thường xuyên được quan tâm, đội ngũ giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đã được nâng cao về chất lượng chuyên môn và phương pháp sư phạm. Tuy nhiên, năng lực thực tiễn của đội ngũ giảng viên còn hạn chế, số giảng viên trẻ chiếm tỷ lệ lớn nhưng đa số còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn để áp dụng vào thực tế giảng dạy… Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do thiếu sự gắn kết giữa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng với các cơ quan sử dụng cán bộ công chức, thiếu chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên thông qua hoạt động thực tiễn hàng năm cũng như thiếu sự chủ động tự đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tao, bồi dưỡng. Qua phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên đào tạo, bồi dưỡng, tác giả đã đưa ra một số giải pháp sau: 1) Thống nhất nhận thức về tầm quan trọng và yêu cầu của việc nâng cao năng lực thực tiễn cho đội ngũ giảng viên đào tạo, bồi dưỡng. 2) Cần có quy định về tiêu chuẩn kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn đối với giảng viên đào tao, bồi dưỡng. 3) Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thơng qua hoạt động thực tiễn. 4) Xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đủ mạnh để hỗ trợ và thúc đẩy việc nâng cao năng lực thực tiễn cho giảng viên.

Nguyễn Tiến Đạo, “Nghiên cứu các giải pháp xây dựng đội ngũ giảng

viên Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới” [30]. Tác giả đã làm rõ quan niệm, vai trị, cơng tác xây

dựng và phát triển đội ngũ giảng viên các Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng chức; Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên. Trong đó

làm rõ về tiêu chuẩn và 03 nhiệm vụ của giảng viên, đó là: nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; quản lý đào tao, bồi dưỡng, nhiệm vụ học tập, đặc biệt là việc học tập nâng cao trình độ. Đề tài cũng phân tích rõ những điểm khác biệt cơ bản của đội ngũ giảng viên Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức với đội ngũ giảng viên các trường đại học, học viện khác. Trên cơ đó, đề tài đã đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên Trường đào tao, bồi dưỡng cán bộ cơng chức - Bộ Nội vụ, làm rõ trình độ, kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế. Trên cơ sở phương hướng đã đưa ra đề tài đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức; cụ thể là: Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả của công tác lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường; Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu của nhà trường; thực hiện chế độ nghiên cứu thực tế và yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên cơ hữu của trường đi thực tế ở cơ sở; đổi mới nội dung, chương trình và tài liệu bồi dưỡng, đổi mới phương pháp giảng dạy. Trong các giải pháp mà đề tài đưa ra đã nhấn mạnh: phải có chế độ ưu đãi cho đội ngũ giảng viên trong học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ, để đội ngũ giảng viên khơng ngừng rèn luyện, học tập tăng cường năng lực nghiên cứu và giảng dạy; đồng thời kết hợp với việc đi nghiên cứu thực tế, đảm bảo thời gian nghiên cứu thực tế hàng năm; kết quả nghiên cứu thực tế phải được vận dụng phù hợp, thiết thực vào giảng dạy và được tích lũy để góp phần nâng cao kiến thức cho giảng viên.

Nguyễn Xuân Anh, “Chất lượng giảng viên các trung tâm bồi dưỡng

chính trị huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay”

[2]. Tác giả đã trình bày khái quát về các trung tâm bồi dưỡng chính trị và giảng viên các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Thanh Hóa; làm rõ q trình phát triển của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị và vai trị và đặc điểm của giảng viên, quan niệm về chất lượng giảng viên và các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng viên ở các Trung tâm bồi dưỡng chính

trị ở tỉnh Thanh Hóa; đánh giá đúng thực trạng chất lượng giảng viên các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Thanh Hóa; đề xuất mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giảng viên các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.

Phan Mạnh Toàn, “Nhân tố chủ quan trong phát triển kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” [811]. Tác giả đã

phân tích vai trị của Đảng Cộng sản Viêt Nam, của Nhà nước xã hội chủ nghĩa và năng lực làm chủ của nhân dân với tư cách là nhân tố chủ quan quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là cần thiết. Đảng và Nhà nước vừa có vai trị lãnh đạo, tổ chức và quản lý mang tính sáng tạo khơng thể thay thế, quần chúng nhân dân là chủ thể thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành hiện thực sinh động. Khi “ý Đảng” và “lịng dân” cùng nhất trí và đồng thuận sẽ tạo nên sức mạnh khơng gì lay chuyển nổi. Việc phát huy vai trị của những nhân tố chủ quan đó là u cầu khơng thể thiếu, bởi nó khơng chỉ là “bà đỡ” cho những điều kiện, tiền đề của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được tạo lập mà cịn chủ động can thiệp trên cơ sở tơn trọng các quy luật khách quan để khắc phục những mặt trái, những khuyết tật của thị trường, bảo đảm cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” từng bước trở thành hiện thực. Để phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tác giả đã đưa ra những giải pháp cơ bản sau:

Một là, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong

phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hai là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ba là, nâng cao năng lực làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Dương Thị Thanh Xuân, “Nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên

đại học đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao” [104]. Tác

giả đã làm rõ một số giải pháp nâng cao chất lượng toàn diện giảng viên. Theo mục tiêu cụ thể của giáo dục đại học được xác định trong Luật Giáo dục đại học (2013) là “Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chun mơn tồn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo” [104]. Để đạt được mục tiêu đó, chất lượng đội ngũ giảng viên là yếu tố có vai trị quyết định. Cơ chế quản lý, nội dung chương trình, cách thức kiểm tra đánh giá,…đều được hiện thực hóa thơng qua hoạt động của đội ngũ cán bộ, giảng viên.

Để có được đội ngũ giảng viên đạt những tiêu chí như trên, về phía nhà quản lý phải: Một là, xác định việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là yêu cầu cấp bách, sống cịn, quyết định chất lượng đào tạo, uy tín đơn vị và sự tín nhiệm của xã hội đối với sản phẩm của đơn vị đào tạo. Hai là, thay vì quản lý hành chính, cần chuyển mạnh sang quản lý chất lượng một cách chuyên nghiệp, coi trọng năng lực thực tế của giảng viên, trong đó có cả năng lực nhận thức, năng lực giảng dạy và nghiên cứu. Tạo môi trường học thuật dân chủ, sáng tạo để thúc đẩy tính tích cực của mỗi giảng viên trong quá trình thực hành nghề nghiệp. Tôn trọng phản biện xã hội và các ý kiến từ phía giảng viên và học viên. Ba là, tạo điều kiện để giảng viên được trải nghiệm, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao năng lực từ chính quá trình giảng dạy trên lớp và nghiên cứu khoa học. Định kỳ kiểm tra, đánh giá, sàng lọc giảng viên, dần dần lựa chọn và phát triển đội ngũ giảng viên có chất lượng ngày càng tốt hơn. Có chế độ khuyến khích, đãi ngộ kịp thời cả về vật chất và tinh thần đối với các giảng viên có sáng kiến đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu. Bốn là, xây dựng bộ khung tiêu chí đánh giá năng lực chun mơn của đội ngũ giảng viên một cách khách quan, khoa

học, trong đó có ít nhất 3 nhóm đối tượng được tham gia đánh giá: nhà quản lý, giảng viên và học viên. Tiêu chí đánh giá phải đo được thực chất trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp của giảng viên, đồng thời bám sát tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được quy định trong Thông tư 36/2014/TTLT- BGDĐT-BNV của liên bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. Năm là,lựa chọn nguồn giảng viên từ những sinh viên xuất sắc, cán bộ chun ngành có trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng sư phạm. Có chiến lược lựa chọn, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý và đãi ngộ xứng đáng. Sáu là, kết hợp công nghệ với kỹ năng quản lý chuyên môn, nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp và nhân văn.

Về phía giảng viên: Trước hết, cần xác định việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn là yêu cầu tất yếu; vừa là trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp vừa là vấn đề quyết định vị trí cơng tác, mức độ tín nhiệm của sinh viên, đồng nghiệp và nhà quản lý đối với giảng viên; tự ý thức về lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của mình, tránh tâm lý an phận, tự thoả mãn. Hai là, xác định việc tự học tập, rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ là nhiệm vụ trong

Một phần của tài liệu Luận án PHUKHAOKHAM THIKEO (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w