Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện Quân đội nhân dân Lào phụ thuộc trực tiếp

Một phần của tài liệu Luận án PHUKHAOKHAM THIKEO (Trang 82 - 90)

vào trình độ tri thức, tình cảm, ý chí, động cơ, thái độ, trách nhiệm, đạo đức sư phạm, năng lực sư phạm và sức khỏe của họ

Sự tác động biện chứng giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đã trở thành chất lượng tổng hợp của đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL. Trong đó, điều kiện khách quan là tiền đề, là ngoại lực, là cái suy cho cùng quyết định chất lượng đào tạo sĩ quan; còn nhân tố chủ quan là nội lực trong

đào tạo sĩ quan tác động trở lại tới điều kiện khách quan, cải biến, làm thay đổi điều kiện khách quan trong đào tạo sĩ quan. Tuy nhiên, trên cơ sở điều kiện khách quan của đào tạo sĩ quan thì chất lượng đào tạo lại phụ thuộc vào chính nhân tố chủ quan của người giảng viên và người học viên. Chính vì vậy, tính năng động chủ quan của đội ngũ giảng viên là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo sĩ quan.

Một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định đến chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL là trình độ tri thức. Trình độ tri thức của đội ngũ giảng viên càng cao thì truyền đạt tri thức cho học viên càng hiệu quả cao. Trình độ tri thức trực tiếp chi phối đến tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ giảng viên trong lập kế hoạch, lựa chọn, chuẩn bị nội dung bài giảng, lựa chọn phương pháp, phương tiện giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Trình độ tri thức cịn quyết định đến phẩm chất, đạo đức, tác phong, phong cách của đội ngũ giảng viên trong quá trình giảng dạy. Mặt khác, trình độ tri thức là động lực bên trong thúc đẩy đội ngũ giảng viên luôn khao khát tiếp tục vươn lên khám phá, làm chủ tri thức, tìm tịi thơng tin mới, tìm tịi những giải pháp tối ưu cho hoạt động giảng dạy. Thực tiễn cho thấy những giảng viên có trình độ tri thức vững chắc, có kinh nghiệm sư phạm phong phú, họ ln có sự chuẩn bị chu đáo và tiến hành giảng dạy một cách khoa học, hợp lý, tự tin. Họ ln có bài giảng có nội dung phong phú, bảo đảm cả về bề rộng lẫn chiều sâu và ln ln được cập nhật thơng tin mới. Trình độ tri thức cịn chi phối đến việc lựa chọn phương pháp tối ưu, phương tiện dạy học hiện đại để đảm bảo chất lượng giảng dạy cao cho từng đối tượng học viên. Ngược lại, với giảng viên có trình độ tri thức, kinh nghiệm sư phạm cịn hạn chế thì việc tổ chức hoạt động giảng dạy thiếu khoa học, kế hoạch chồng chéo, thụ động trong chuẩn bị nội dung bài giảng. Cho nên phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL trước hết phải nâng cao trình độ tri thức của họ.

Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan cịn phụ thuộc vào tình cảm, ý chí của họ. Tình cảm, ý chí xuất phát từ sự nhận thức đúng đắn của họ. Nâng cao tình cảm, ý chí của đội ngũ giảng viên, trước hết là nâng cao yếu tố kích thích sự ham muốn vươn lên chiếm lĩnh tri thức, truyền thụ tri thức, không ngừng phấn đấu vươn lên để tự hồn thiện mình trong đào tạo sĩ quan. Tình cảm, ý chí là cơ sở tạo ra thái độ tích cực, động cơ đúng đắn của đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL. Qua đó, họ có khả năng huy động được tiềm lực sư phạm thành phẩm chất, năng lực sư phạm để tiến hành hoạt động giảng dạy có hiệu quả cao. Nếu thiếu tình cảm, ý chí trong giảng dạy sẽ tạo ra thái độ không đúng đắn, không thiết tha với nghề nghiệp, ngại học tập, nghiên cứu, mất động cơ, mục đích phấn đấu, e ngại trước khó khăn trong giảng dạy, thậm chí muốn chốn tránh trách nhiệm, nghĩa vụ của mình hoặc làm cho xong mà thơi. Điều đó dẫn tới chất lượng giảng dạy thấp.

Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL còn phụ thuộc vào thái độ, động cơ của họ. Thái độ, động cơ là kết quả tác động biện chứng giữa phẩm chất chính trị, đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên với nhận thức của họ về mục tiêu, yêu cầu đào tạo sĩ quan, yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng QĐNDL cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; nghĩa vụ, trách nhiệm của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL. Thái độ, động cơ là nền tảng, nguyên nhân trực tiếp hình thành tính tích cực, tự giác của đội ngũ giảng viên, là nguồn lực bên trong của quá trình truyền thụ tri thức, kinh nghiệm, xây dựng đạo đức, phẩm chất, nhân cách cần thiết cho học viên. Thái độ, động cơ thục đẩy đội ngũ giảng viên mong muốn vươn lên, tìm tịi, khám phá, chiếm lĩnh tri thức và mong muốn trở thành người giảng viên ưu tú, có danh tiếng trong hệ thống các học viện, nhà trường quân sự cũng như trong hệ thống các học viện, nhà trường quốc

gia Lào. Thái độ, động cơ đúng đắn sẽ hình thành ở đội ngũ giảng viên ý thức trách nhiệm, tính độc lập, sáng tạo trong thực hiện kế hoạch giảng dạy và giúp cho họ tinh thần trách nhiệm cao trong việc tận dụng thời gian cũng như điều kiện sư phạm thuận lợi để nâng cao chất lượng giảng dạy. Đồng thời, nó cịn tạo cho đội ngũ giảng viên tinh thần cố gắng vươn lên, tích cực học tập, rèn luyện, phát triển và hoàn thành những phẩm chất, nhân cách và năng lực của mình. Mặt khác, nó cịn tạo cho họ về khả năng huy động cao nhất trong phẩm chất tâm lý như: tính sáng tạo, lịng nhiệt tình, say mê, hứng thú và quyết tâm cao trong hoạt động đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL. Ngược lại, nếu thái độ, động cơ khơng đúng đắn thì đội ngũ giảng viên sẽ tỏ ra thiếu tích cực, tư giác, tinh thần trách nhiệm không cao dẫn đến chất lượng giảng dạy hạn chế.

Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL còn phụ thuộc vào năng lực sư phạm của họ. Năng lực sư phạm là một yếu tố cơ bản trong nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên. Nó là kết quả của q trình phấn đấu vươn lên khơng chịu lùi bước của đội ngũ giảng viên. Nó góp phần khơng ngừng nâng cao trình độ tri thức, ý chí quyết tâm, thái độ, động cơ và lòng say mê nghề nghiệp của họ. Năng lực sư phạm là biểu hiện trực tiếp phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên, là khả năng truyền thụ tri thức, kinh nghiệm cho học viên một cách hiệu quả nhất. Năng lực sư phạm giúp cho đội ngũ giảng viên ln ln bình tĩnh, tự tin, làm chủ nội dung, thời gian, sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học khéo léo, dẫn dắt học viên vào quá trình lĩnh hội say mê, hứng thú. Năng lực sư phạm cịn tạo cho đội ngũ giảng viên tính lĩnh hội nhảy bén, sự say sưa, tình yêu nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao, lòng mong muốn được truyền thụ tri thức và kinh nghiệm khoa học hiệu quả nhất cho học viên. Đồng thời, năng lực sư phạm giúp đội ngũ giảng viên ln ln tích cực tìm tịi, phát hiện cái mới, tìm ra ý tưởng hay trong giảng dạy và nghiên cứu khoa

học. Thực tiễn cho thấy, một số giảng viên năng lực thực tiễn sư phạm cịn hạn chế thì q trình chuẩn bị bài giảng thiếu lơgic, thiếu tính khoa học, kết hợp các thao tác trong giảng dạy chưa hợp lý, xử lý các tình huống sư phạm thiếu linh hoạt và họ thiếu tự tin vào chính bản thân mình, giảm lịng nhiệt tình, say mê, hứng thú trong nghề nghiệp dẫn đến chất lượng giảng dạy không cao.

Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL còn phụ thuộc vào trách nhiệm, đạo đức sư phạm của họ. Trách nhiệm và đạo đức sư phạm là một yếu tố cơ bản trong nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên. Trách nhiệm và đạo đức sư phạm là cái gốc, cái nền tảng chi phối hành vi của đội ngũ giảng viên. Nó là nội lực chi phối hoạt động, tự hoạt động của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan. Trách nhiệm và đạo đức sư phạm của đội ngũ giảng viên hình thành từ nhận thức đúng đắn của họ và lại tác động, chi phối hành vi của họ. Nếu đội ngũ giảng viên có trách nhiệm cao, có đạo đức sư phạm trong sáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nâng cao năng lực sư phạm và dẫn tới chất lượng giảng dạy cao. Ngược lại, nếu họ khơng có trách nhiệm cao, đạo đức sư phạm chưa trong sáng sẽ dẫn tới chất lượng giảng dạy thấp, vơ lương, ích kỷ, chạy theo lợi ích cá nhân, khơng thấy được lợi ích chung của dân tộc. Cho nên, nâng cao trách nhiệm và đạo dức sư phạm của đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL là vấn đề quan trọng, cấp bách nhằm phát huy nhân tố chủ quan của họ.

Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL còn phụ thuộc vào sức khỏe của họ. Sức khỏe là một yếu tố cơ bản, nền tảng cần thiết nhất trong nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên. Sức khỏe là cái vốn quý, là cái cần thiết nhất cho hoạt động thực tiễn của họ. Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL, trước hết họ phải có sức khỏe dồi dào mới phát huy được các thành tố khác trong kết cấu nhân tố chủ quan của họ. Sức khỏe là một bộ phận cở bản trong sức mạnh của đội ngũ giảng viên, nếu họ muốn

phát huy sức mạnh, phát huy nhân tố chủ quan của họ thì họ phải thường xuyên giữ gìn và bổ dưỡng sức khỏe của họ. Cho nên việc chăm sóc sức khỏe cho đội ngũ giảng viên là một công việc quan trọng, cần thiết, thường xuyên nhằm phát huy tốt nhân tố chủ quan của họ trong đào tạo sĩ quan.

Tóm lại, Nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên có vai trị to lớn trong

đào tạo sĩ quan ở các Học viên QĐNDL. Nó đã trực tiếp góp phần quyết định nâng cao chất lượng đào tạo; định hướng phát triển phẩm chất, nhân cách cho học viên và là động lực bên trong thúc đẩy đội ngũ giảng viên vươn lên khắc phục khó khăn hồn thành nhiệm vụ. Trong đào tạo sĩ quan, Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa cần phải thường xuyên chú trọng phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên để góp phần tích cực nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL. Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL là quá trình tác động làm biến đổi phát triển tri thức, tình cảm, ý chí, động cơ, thái độ, trách nhiệm, đạo đức sư phạm, năng lực sư phạm và sức khỏe của đội ngũ giảng viên nhằm làm cho vai trò của các thành tố trong nhân tố chủ quan ngày càng thể hiện có hiệu quả cao trong đào tạo sĩ quan. Đây là quá trình biện chứng giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL. Đồng thời, Nó là q trình hồn thiện các yếu tố cấu thành nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên để nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan ngày càng cao hơn.

Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL luôn chịu sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, sự tác động của các yếu tố đó đã thể hiện những đặc điểm riêng có tính quy luật. Nhận thức và vận dụng đúng đắn những đặc điểm có tính quy luật đó có ý nghĩa quan trọng trong phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL.

Tiểu kết chương 2

Nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL là sự thống nhất hữu cơ giữa yếu tố vật chất và tinh thần trong bản thân đội ngũ giảng viên đặt trong mối quan hệ biện chứng với điều kiện khách quan trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL, là yếu tố tác động trở lại, quyết định, cải tạo những điều kiện khách quan mà trực tiếp là chuyển biến đội ngũ học viên thành người sĩ quan QĐNDL có đức và tài, có trình độ đại học; đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của các Học viện QĐNDL; mục đích, nhu cầu, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc QĐNDL nói riêng; sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lào nói chung.

Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viện trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL là quá trình tiếp tục phát triển, biến đổi theo hướng tích cực về lượng, chất của các thành phần cấu thành nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL trong đào tạo sĩ quan mà họ đã sử dụng trực tiếp, tích cực nâng cao chất lượng đào tạo nhằm chuyển hóa học viên thành sĩ quan có trình độ đại học với chất lượng ngày càng cao.

Thực chất phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan là quá trình nâng cao hiệu quả các thành phần cấu thành nhân tố chủ quan của đôi ngũ giảng viên mà họ trực tiếp sử dung nó vào đào tạo sĩ quan nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan ngày càng cao hơn, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL.

Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên có vai trị quyết định nâng cao chất lượng giảng dạy, trang bị tri thức khoa học, góp phần định hướng phát triển phẩm chất, đạo đức, nhân cách người sĩ quan cách mạng, nâng cao tình cảm, ý chí, động cơ, thái độ, ý thức trách nhiệm học tập, rèn luyện khả năng hoạt động thực tiễn quân sự cho đội ngũ học viên. Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên cịn có vai trị tạo động lực bên trong thúc đẩy họ phấn đấu vươn lên khắc phục khó khăn trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL.

Để phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL cần tính đến các điều kiện khách quan nhất định. Điều kiện khách quan trong đào tạo sĩ quan là cơ sở, là tiền đề của phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên. Điều kiện khách quan tạo ra những mơi trường, hồn cảnh để nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên được phát huy, phát triển. Điều kiện khách quan quy định mục đích, nhiệm vụ, phương pháp thực hiện hành động của nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên, giúp cho nhân tố chủ quan của họ hình thành, phát huy và phát triển năng lực, phẩm chất trong hoạt động thực tiễn. Nhận thức đầy đủ những yếu tố trên là cơ sở để phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL hiện nay.

Chương 3

PHÁT HUY NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊNTRONG ĐÀO TẠO SĨ QUAN Ở CÁC HỌC VIỆN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu Luận án PHUKHAOKHAM THIKEO (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w