Nguyên nhân của hạn chế trong phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện Quân độ

Một phần của tài liệu Luận án PHUKHAOKHAM THIKEO (Trang 109 - 119)

nhân dân Lào những năm qua

3.2.2.1. Những nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, do mặt trái của nền kinh tế thị trường đang tác động sâu sắc

của đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL nói riêng. Qua đó, làm xuất hiện những tư tưởng, hành vi mang tính cực đoan theo hướng đề cao giá trị vật chất, nảy sinh, phát triển lề thói thực dụng, theo duổi lợi ích cá nhân coi nhẹ lợi ích tập thể, đề cao tiền bạc, suy thối về đạo đức cách mạng, tình đồn kết, tình đồng chí đồng đội của một bộ phận giảng viên.

Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã dẫn tới sự phân hóa và giãn cách giàu - nghèo ngày càng xa giữa các tầng lớp xã hội và giữa người giảng viên với nhau. Những ảnh hưởng đó được biểu hiện trong đào tạo sĩ quan như: hiện tượng thương mại hóa giáo dục, mua bán chạy điểm, gửi nhờ giúp đỡ thân quen, con cháu. Điều đó đã tác động trực tiếp đến nhận thức, tâm tư, tình cảm, động cơ, thái độ… của đội ngũ giảng viên, làm xuất hiện sự so sánh thiệt hơn trong hoạt động nghề nghiệp, giảm sút lòng nhiệt tình và sự cố gắng trong cơng tác giảng dạy của một số đội ngũ giảng viên. Như Đảng cộng sản Việt nhận định: “Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn đẩy lùi, mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp”[23, tr. 173]. Theo kết quả điều tra có 13.55 % đội ngũ giảng viên cho rằng mức thu nhập là một nhân tố tác động, ảnh hưởng đến phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong công tác giảng dạy của họ; 62.14 % đội ngũ giảng viên cho rằng cái khó khăn nhất trong quá trình giảng dạy của họ là do cơ sở vật chất cịn thiếu thốn, sự tác động của gia đình, xã hội [phụ lục 5]. Nếu mức thu nhập càng thấp thì nó càng tác động, ảnh hưởng tiêu cực, càng gây khó khăn đến phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên. Song, khi xem xét một khía cảnh khác thì múc thu nhập thấp cũng là một điều kiện để đội ngũ giảng viên thử sức, khắc phục những khó khăn, tự giải phóng tiềm lực, phát huy nhân tố chủ quan của họ. Dù sao, phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên vẫn cịn có giới hạn nhất định. Như vậy có thể cho rằng mặt trái của kinh tế thị trường ở Lào đã ảnh

hưởng to lớn đến phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL hiện nay.

Thứ hai, một số cấp lãnh đạo, chỉ huy chưa phát huy hết vai trò, trách

nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho phát huy nhân tố chủ quan của độ ngũ giảng viên. Những năm qua, Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa đã có nhiều biện pháp lãnh đạo, quản lý, chỉ huy đội ngũ giảng viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của họ. Trong đó, họ đã kết hợp cả biện pháp giáo dục chính tri tư tưởng, biện pháp tuyên truyển, đôn đốc, nhắc nhờ và kỷ luật…những biện pháp này đã thu được nhiều kết quả và có nhiều thành tích xuất sắc. Nhưng, vẫn khơng tránh khỏi một hạn chế, khuyết điểm. Đó là cơng tác kiểm tra, thanh tra, quản lý thực hiện quy chế giáo dục, đào tạo còn hạn chế. Những vấn đề nảy sinh, sai sót được phát hiện nhưng việc khắc phục chưa kịp thời. Một số quy chế giáo dục, đào tạo ban hành còn chậm và chưa đổi mới kịp theo yêu cầu phát triển của đào tạo sĩ quan bậc đại học quân sự. Chính sách xã hội để kích thích tính tích cực, tự giác của đội ngũ giảng viên, thu hút nhân tài còn nhiều bất cập. Theo điều tra cho thấy 5.04 % đội ngũ giảng viên cho rằng Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện chưa quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan [phụ lục 9]; 35.59 % đội ngũ giảng viên cho rằng phải nâng cao chính sách xã hội đối với đội ngũ giảng viên cho hợp lý hơn, 22.59

% đội ngũ giảng viên cho rằng phải tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát huy thế mạnh của mình. Chính những hạn chế đó đã tác động đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên.

Thứ ba, do các yếu tố trong môi trường sư phạm của các Học viện

QĐNDL chưa thực sự đáp ứng nhu cầu phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên.

Nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL sẽ được phát huy tốt khi có đủ điều kiện khách quan thuận lợi cho phép nó. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, các vụ viện, khoa

đã cố gắng tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho nó. Nhưng do điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Lào hiện nay chưa đáp ứng được những nhu cầu ấy. Các yếu tố trong mơi trường sư phạm chỉ có thể đáp ứng được một nhu cầu nào đó, chứ khơng phải tất cả, cho nên đội ngũ giảng viên không thể đủ điều kiện phát huy tối đa nhân tố chủ quan của họ. Theo điều tra có 33.89 % đội ngũ giảng viên cho rằng cái khó khăn trong q trình giảng dạy là điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu; một số đội ngũ giảng viên cho rằng chương trình đào tạo bậc đại học mà họ đang giảng dạy cịn q bình thường, chưa thật tốt, chưa có bước phát triển cao lắm khi so sánh với đào tạo sĩ quan bậc trung cấp và cao đẳng. Chương trình, nội dung đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL tuy đã có bước đổi mới và có kết cấu khá phù hợp theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên. Xây dựng chương trình, nội dung chưa thực sự sát với đối tượng, kiến thức đào tạo đại học đại cương cịn nặng, có mơn học bố trí thời gian chưa thật phù hợp và chưa kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với chương trình đào tạo. Mặt khác, việc triển khai lịch huấn luyện hàng tuần, hàng tháng cịn chậm và cịn có hiện tượng trùng lặp địa điểm, nội dung, thẩm chí khơng đủ phịng học. Theo phản ánh của một số đội ngũ giảng viên cho rằng phương tiện dạy học chưa đủ, nội dung dạy học chưa phù hợp với đối tượng đào tạo. Tất cả những điều đó làm cho đội ngũ giảng viên dễ bị động, q tải, khơng kích thích được sự say mê hứng thú của họ cho nên chất lượng giảng dạy không cao.

Thứ tư, điều kiện cơ sở vật chất một số học viện, khoa chưa thật đáp ứng

yêu cầu phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước Lào đã đầu tư khá nhiều để xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm cho các Học viện QĐNDL, song chưa đáp ứng hết những nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ sĩ

quan nói chung, nhu cầu phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên nói riêng.

Tuy nhiên, hiện nay, cơ sở kinh tế của Lào còn kém phát triển, lực lượng sản xuất cịn non yếu, tỷ lệ đói nghèo cịn cao cho nên Đảng, Nhà nước chưa đủ điều kiện đầu tư, trang thiết bị, bảo đảm cơ sở vật chất đáp ứng mọi nhu cầu đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL. Một số phương tiện, cơng nghệ chất lượng cịn thấp, lạc hậu chưa đáp ứng với yêu cầu đào tạo hiện đại và chưa theo kịp sự phát triển của khoa học, kỹ thuật Quân sự hiện đại. Các tài liệu, giáo trình, tập san, tạp chí chun ngành cịn thiếu và chưa cập nhật, đặc biệt là các môn học mới bổ sung. Phần lớn các bộ môn này đội ngũ giảng viên chưa tiếp cận và nghiên cứu một cách hệ thống, giáo trình, tài liệu vừa thiếu, vừa lạc hậu. Một số tài liệu các khoa tự biên soạn chất lượng còn hạn chế chưa đáp ứng được nhù cầu, đòi hỏi của mục tiêu, yêu cầu đào tạo bậc đại học. Nhiều nội dung giảng viên chỉ giới thiệu lý thuyết chưa có mơ hình, học cụ và phương tiện để minh họa. Việc in ấn, biên soạn các sách giáo trình hậu như không đầu tư, phát triển; việc bảo đảm cơ sở vật chất cho dạy học, huấn luyện như sách vở, bút, xe, xăng dầu, súng, đạn… còn thiếu thốn. Những bất cập đó đã hạn chế đến q trình tìm tịi, nghiên cứu, sáng tạo, nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Theo kết quả điều tra: để đảm bảo cho việc đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL có hiệu quả cao, 41.80 % đội ngũ giảng viên cho rằng phải đầu tư hơn nữa cơ sở vật chất đảm bảo cho đào tạo sĩ quan.

Mặc dù các Học viện QĐNDL đã xây dựng nên hệ thống giảng đường, nhưng chưa đù, chưa hiện đại so với nhu cầu sử dụng của đội ngũ giảng viên và đội ngũ học viên. Phương tiện, học cụ vừa thiếu vừa lạc hậu. Thao trường, bãi tập, đường sá chưa được đầu tư phát triển đến mức tốt nhất. Hệ thống phòng làm việc, nơi ở tạm, ký túc xá còn thiếu về số lượng và chưa bảo đảm về chất lượng. Ngân sách giáo dục hàng năm chưa cao và chưa đủ, cho nên chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mỗi người giảng viên phát huy nhân tố chủ quan của mình. Phương tiện, dùng cụ cần thiết phục vụ cho việc giảng

dạy và học tập như: xe, xăng, dầu, súng, đạn, sách, vở, bút, thư viện, hệ thống mạng…chưa đủ để đội ngũ giảng viên và đội ngũ học viên sử dụng.

Thứ năm, chính sách đãi ngộ ở một số đối tượng giảng viên chưa thật sự

phát huy tính tích cực tự giác của đội ngũ giảng viên.

Chính sách sử dụng nhân tài được nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia, dân tộc vận đụng và triển khai hiệu quả từ sớm. Ở các Học viện QĐNDL, chính sách đãi ngộ vẫn được triển khai, thực hành, song những năm qua, chính sách ấy chưa thực sự phát huy tốt những tác dụng của nó. Mặc dù, lương và cộng thêm 25% lương hàng tháng, có chế độ phúc lợi như bảo hiểm y tế, khen thường, nghỉ dưỡng, bổ sung, xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh nhưng một số đội ngũ giảng viên vẫn chưa thật chú ý và thỏa mãn với mức thưởng đó. Một số giảng viên muốn chuyển sang nghề khác với lý do muốn nâng cao mức thu nhập. Một số giảng viên muốn chỉ huy các đơn vị với lý do nghề giảng viên không hợp với khả năng, sở trường của họ. Có lẽ chính sách đãi ngộ hiện có chưa thật hợp lý, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của độ ngũ giảng viên, chưa phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL. Để giải quyết vấn đề này, Đảng, Nhà nước phải nghiên cứu phát hành chính sách đãi ngộ cho hợp lý hơn bằng cách dựa trên cấp độ nhu cầu chung của mỗi con người. Đó là: cấp độ 1. Nhu cầu sinh học: đây là nhu cầu về thức ăn, nước uống, ngủ, nghỉ, tình dục…nhu cầu này có lẽ tiền lương và phúc lợi mà họ đang hưởng có thể thỏa mãn hoặc không thỏa mãn. Cấp độ 2. Nhu cầu an toàn: đây là nhu cầu xuất hiện sau khi các động cơ sinh lý được thỏa mãn. Đó là tìm kiếm sự ổn định, sự bảo đảm trong cuộc sống. Cấp độ 3. Nhu cầu xã hội: đây là nhu cầu được yêu thương, tình bạn, được chấp nhận. Cấp độ 4. Nhu cầu được tôn trọng: đây là nhu cầu về vị trí xã hội, thể hiện bản thân, tự tin, tự trọng. Cấp độ 5. Nhu cầu tự khẳng định: đây là nhu cầu phát triển cá nhân, tự hồn thiện mình.

Những hạn chế trên đang trở thành lực cản trở lớn trong phát huy tính tích cực, sáng tạo của đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL. Vì vậy, địi

hỏi, Đảng, Nhà nước, Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa cần quan tâm xử lý, giải quyết những hạn chế ấy nhằm phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan để góp phần hồn thành nhiệm vụ của các Học viện QĐNDL trong giai đoạn mới.

3.2.2.2. Những nguyên nhân chủ quan

Sự lãnh đạo, quản lý, chỉ huy của một số cấp ủy, lãnh đạo các vụ viện, khoa trong phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên chưa thực sự đúng mức nhất là việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ tri thức cho đội ngũ giảng viên.

Những năm qua, một số cán bộ lãnh đạo và người chỉ huy chưa nhận thức đẩy đủ về vai trò, ý nghĩa của phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL. Cho nên trong lãnh đạo, chỉ huy và tổ chức thực hiện cịn thiếu tồn diện, chưa chú trọng tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giảng viên phát huy nhân tố chủ quan của mình. Việc bồi dưỡng, bố trí, lựa chọn đội ngũ giảng viên đi học, đi thực tế chưa đúng mức và theo kịp nhu cầu thực tiễn đặt ra, đặc biệt việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo nhằm đáp ứng cơng trình đào tạo bậc đại học chưa kịp thời, còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng. Đặc biệt là thiếu đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ và cao hơn. Việc khuyến khích đội ngũ giảng viên đi đào tạo trình độ tiến sĩ và cao hơn chưa thật đúng mức. Một số giảng viên đã qua đào tạo thạc sỹ rồi lại không muốn đi đào tạo tiến sĩ và trình độ cao hơn nữa. Vấn đề này cũng tồn tại nhiều lý do khác nhau từng mỗi người giảng viên. Thứ nhất, về kinh tế, mức thu nhập của đội ngũ giảng viên chưa được bảo đảm nên chưa có kinh phí đi học;

Thứ hai, do chính sách đãi ngộ nhằm thu hút nhân tài, sử dụng nhân tài chưa

hợp lý. Vấn đề này dẫn tới việc việc đào tạo đội ngũ giảng viên trình độ cao hoặc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các Học viện QĐNDL diễn ra rất chậm chạp. Việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, mặc dù đã có bước phát triển đáng kể, nhưng cịn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của công tác đào tạo sĩ quan trong thời kỷ mới. Cho nên

Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa phải quan tâm xây dựng dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giảng viên phát huy nhân tố chủ quan của họ. Mặc dù Đảng, Nhà nước đã đầu tư khá nhiều trong việc này, nhưng chưa đáp ứng đòi hỏi đào tạo đội ngũ sĩ quan hiện này, Cho nên việc tăng ngân sách nhà nước trong công việc này là điều cần thiết. Về chính sách xã hội đối với đội ngũ giảng viên còn được thực hiện chưa đúng mức, nhất là việc giải quyết vấn đề tiền lương, mức thu nhập còn thấp so với nhu cầu chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày và còn rất thấp so với các ngành nghề khác. Nền kinh tế gia đình của nhiều gia đình đội ngũ giảng viên cịn gặp nhiều khó khăn và khó phát triển. Suy cho cùng, việc giải quyết mối quan hệ lợi ích chưa thật hợp lý, “lợi ích của mỗi người, của từng tập thể và của tồn xã hội gắn bó hữu cơ với nhau, trong đó lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp” [22, tr. 8]. Theo kết quả điều tra 53.10 % đội ngũ giảng viên địi hỏi nâng cao chính sách xã hội cho hợp lý hơn [phụ lục 10]. Cho nên Đảng, Nhà nước phải nghiên cứu nâng cao chính sách

Một phần của tài liệu Luận án PHUKHAOKHAM THIKEO (Trang 109 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w