2. Sinh lý người và quá trình hấp thụ thức ăn 1 Sơ lược cấu tạo bộ máy tiêu hoá của cơ thểngườ
2.2.3. Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho một số bệnh cụ thể 1 Ch ếđộăn cho bệnh nhân tăng huyết áp
Người THA nếu không thực hiện chế độ dinh dưỡng bệnh lý thì việc điều trị sử dụng thuốc hạ huyết áp sẽ không đạt hiệu quả. Chế độ ăn của người bệnh THA cần cung cấp đủnăng lượng, các vitamin và khống chất, ăn ít natri, giàu kali, calci, magie, giàu các chất chống oxy hóa, giàu chất xơ, lợi niệu; giảm acid béo bão hòa và tổng lượng chất béo, giảm chất kích thích…
Nhu cầu năng lượng là 30-35 Kcal/kg cân nặng/ngày. Năng lượng từ ngũ cốc chiếm 55-67%, từ protein 12-15% và từ lipid chiếm 15-20%. Về chất đạm: Khoảng 60 gam/ngày, dùng protein thực vật như đậu đỗ, nên ăn các loại thịt nạc, ít béo. Khơng ăn thực phẩm nhiều cholesterol như: óc, lịng, tim, gan, thận. Ăn các thực phẩm giàu chất xơ như gạo lứt, gạo lật, gạo lật nẩy mầm. Về chất béo khoảng 25 gam/ngày. Nên ăn các loại thực phẩm giàu acid béo omega-3: cá hồi, cá thu vài bữa/tuần; dùng dầu mỡ từ cá, đậu tương, lạc vừng, dầu hướng dương…
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín để tăng cường cung cấp kali, chất xơ, các vitamin và chất khoáng. Nên ăn quả chín dạng miếng/múi, khơng ép/xay hay vắt lấy nước để tăng cường chất xơ. Nhu cầu của người trưởng thành cần ăn ít nhất 400 gam rau xanh và hoa quả chín/ngày, trong đó 100 gam hoa quả/ngày.
Thực hiện chế độ ăn nhạt dưới 5g muối/người/ngày. Không ăn thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: cá hộp, thịt muối, thịt hộp, dưa cà, các món kho, rim, các loại nước mắm, thức ăn đóng hộp… Khơng uống các loại đồ uống có cồn, các chất kích thích: rượu bia, cà phê, nước chè đặc.