2. Sinh lý người và quá trình hấp thụ thức ăn 1 Sơ lược cấu tạo bộ máy tiêu hoá của cơ thểngườ
2.2. Q trình tiêu hố thức ăn
Ruột non
CHE BIEN MON AN CÐNXDCHE BIEN MON AN CÐNXD CHE BIEN MON AN CÐNXD
39
Ruột non là đoạn giữa dài nhất ống tiêu hóa, dài 6,5 m. Ruột non được chia làm 3 đoạn chính:
- Tá tràng là đoạn đầu của ruột non, dài khoảng 20cm. Đoạn đầu của tá tràng gọi là hành tá tràng do thường xuyên chịu sự tấn công của axit dạ dày. Tại đây nối với ống mật và ống tụy.
- Hỗng tràng chiếm khoảng 3/5 chiều dài của ruột, phân biệt với tá tràng bởi ranh giới là dây chằng Trietz.
- Hồi tràng chiếm khoảng 2/5 chiều dài của ruột nhưng sự phân chia thành 2 đoạn như trên chỉ là quy ước và khơng có 1 ranh giới giải phẫu nào phân biệt 2 đoạn hồi tràng và hỗng tràng.
Thành ruột non được cấu tạo bởi 2 lớp cơ: lớp cơ dọc ở ngồi và cơ vịng ở trong. Phía trong lớp thành là niêm mạc ruột được tăng cường diện tích bề mặt bởi các lơng nhung và vi lông nhung. Xen kẽ trong lớp lông nhung là các tuyến tiết chất nhầy và dịch ruột.
Từ thành cơ phân bố vào lơng ruột có hệ thống các dây thần kinh, mạch máu và mạch bạch huyết.
Ruột già
Còn gọi là đại tràng, là nơi tiếp nhận phần còn lại của thức ăn sau q trình tiêu hóa, đó chính là chất cặn bã. Gần cuối ruột già có một nhánh nhỏ gọi là ruột thừa.
Thức ăn sau khi chuyển từ ruột non xuống ruột già chỉ còn là chất cặn bã. Việc hấp thụnước ở ruột già để tạo hình cho chất thải.
Hậu mơn
CHE BIEN MON AN CÐNXDCHE BIEN MON AN CÐNXD CHE BIEN MON AN CÐNXD
40
Là nơi chất cặn bã bị tống ra ngoài. Hậu môn được nối với ruột già bằng một đoạn ruột thẳng gọi là trực tràng.
Bình thường hậu mơn được đóng kín bởi một hệ thống các lớp cơ vịng, khơng cho chất cặn bã tự do chảy ra ngoài. Khi trong ruột già có một lượng khá lớn các chất cặn bã được tích tụ lại gây kích thích đến hệ cơ vịng tạo cảm giác muốn đi ngồi. Nếu ta chủ động thì hệ cơ này sẽ được mở ra, phân từ đó đào thải ra ngồi, kết thúc một chu kỳ tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng
Biến đổi cơ học
. Gan
Gan là một trong những cơ quan trọng yếu của cơ thể. Gan có 2 thùy, mềm, màu nâu đỏ, nặng chừng 1200-1500g. Các tế bào gan có chứa nhiều phân tử glycogene. Gan tiết ra dịch mật.
Tác dụng tiêu hóa của mật : Muối mật gồm nat-ri glucochorat, nat-ri tarocholat. Nhờ có muối mật nên có tác dụng tiêu hóa lipid mặc dù mật khơng có lipase. Ngồi ra mật cịn tạo điều kiện tốt cho lipase của tụy hoạt động. Muối mật hịa tan một số chất như axit-béo bình thường khơng hịa tan vào nước, nhờ có hịa tan nên a-xit béo được hấp thụ kéo theo một số vitamin hòa tan trong chất béo.
Tụy
Tụy là cơ quan tiết ra phần lớn dịch tiêu hóa và giúp hấp thụ dễ dàng. Ngoài các enzym thủy phân protein và lipit, các enzym thủy phân tinh bột ởđây trong dịch tiết ra cịn nhiều và có hoạt tính cao hơn nhiều so với nước bọt, nó khơng những tiêu hóa tinh bột chín mà cịn có thể tiêu hóa cả tinh bột sống.
. Tuyến nước bọt
Trong khoang miệng có 3 tuyến nước bọt chính: Tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi. Cả 3 tuyến nước bọt này đều có tác dụng cung cấp
CHE BIEN MON AN CÐNXDCHE BIEN MON AN CÐNXD CHE BIEN MON AN CÐNXD
41
phụ gia và enzyme giúp q trình tiêu hóa thức ăn ở miệng và trong suốt q trình cịn lại của ống tiêu hóa :
- Tuyến mang tai nhiều nước bọt giúp nhào trộn thức ăn trong khi nhai - Tuyến dưới hàm có tính chất keo nhờn giúp dễ nuốt thức ăn
- Tuyến dưới lưỡi có nhiều chất nhầy hơn nước bọt của 2 tuyến trên
Nước bọt được tiết ra liên tục và tiết ra nhiều khi ăn. Nước bọt tiết ra chủ yếu nhờ cơ chế thần kinh thông qua các phản xạ khơng điều kiện và có điều kiện. Trung khu điều hóa tiết nước bọt nằm ở hành não.
Phản xạ không điều kiện tiết nước bọt xuất hiện khi thức ăn vào miệng kích thích vị giác ở miệng. Từ đó, xung thần kinh đi theo dây thần kinh hướng tâm về trung khu điều hòa tiết nước bọt ở hành não. Từ trung khu này, xung thần kinh đi theo dây li tâm đến 3 tuyến nước bọt, làm tăng tiết nước bọt.
Phản xạ có điều kiện tiết nước bọt xuất hiện khi nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy mùi thức ăn đã từng được ăn. Màu sắc, cách trình bày bữa ăn, mùi thơm của thức ăn… gây tăng tiết nước bọt.
2.4. Các yếu tốảnh hưởng đến tiêu hoá và hấp thụ2.4.1. Yếu tố vệ sinh