VANG CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (WINES OF THE WORLD)

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiến thức về rượu và bar (Nghề Quản lý thức uống Trung cấp nghề) (Trang 34 - 35)

(WINES OF THE WORLD)

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có thể:

- Biết được lịch sử rượu vang

- Nêu được sự khác nhau giữa vang Thế Giới Cũ và vang Thế Giới Mới - Kể tên nho, vùng trồng, các nước sản xuất rượu vang chính trên thế giới - Phân hạng rượu vang theo từng nước

- Phân biệt một số vang đặc trưng của các vùng nổi tiếng - Biết một số nhà sản xuất chính về rượu vang của các nước

Thời gian: 16 tiết (Lý thuyết: 8 tiết; Thực hành: 6 tiết; Kiểm tra: 2 tiết) 1. LỊCH SỬ RƯỢU VANG

Rượu vang có lịch sử rất lâu đời, xuất hiện cách đây vào khoảng hơn 8 ngàn năm ở vùng Caucasia - Mesopotamia (Armenia, bắc Iran hiện nay). Được khám phá có lẽ do người cổ xưa vơ tình để qn ly nước nho trong khơng khí và vài hơm sau thấy vị lạ và cay nồng của ly nước nho ấy (nước nho bị lên men rượu; hiện tượng này mới được giải thích bởi các nhà khoa học vào thế kỷ XIX).

Vang xuất hiện trong các thời kỳ văn minh Ai Cập cổ đại (cách đây 5.000 năm), Hy Lạp cổ đại (3.000 năm) và đế chế La Mã (2.000 năm). Cây nho và cách làm rượu được mang đến châu Âu hàng ngàn năm trước Công nguyên. Vang trở thành thức uống dùng trong nghi lễ tôn giáo và văn hóa; Dionysus và Bacchus lần lượt là thần rượu của người Hy Lạp và La Mã, cịn người Do Thái thì xem Ơng N (Noah) là người tình cờ khám phá ra cách làm vang.

Lịch sử vang thăng trầm theo lịch sử nhân loại; có hai giai đoạn xuống dốc là thời Trung Cổ, vang bị cấm bởi đạo Hồi và suy thoái trầm trọng vào cuối thế kỷ XIX do rệp nho Phylloxera hoành hành khắp châu Âu. Nhờ đạo Thiên Chúa (dùng vang trong lễ thánh) và sự khám phá ra các vùng đất mới nên vang đã phát triển khắp thế giới, đặc biệt là ở các thuộc điạ như Chile, Nam Phi, Úc, Argentina, California ... vào thế kỷ XVII – XIX.

2. VANG THẾ GIỚI CŨ và VANG THẾ GIỚI MỚI

Vang Thế Giới Cũ để chỉ vang các nước thuộc châu Âu do lịch sử hàng ngàn năm còn Vang Thế Giới Mới là vang các nước mới như Mỹ, Nam Mỹ, Nam Phi, Úc

2.1. VANG THẾ GIỚI CŨ (TGC)

Vang Thế Giới Cũ nhấn mạnh đến hai yếu tố: truyền thống và ‘thủy thổ’ (terroir) tức là nói đến lịch sử lâu đời và địa lý cùng đặc trưng khí hậu của vùng nho.

Truyền thống bao gồm giống nho, cách trồng, năng suất tối đa cho phép cũng

như cách làm rượu. Theo thời gian các yếu tố này thể hiện qua các luật lệ như Appellation d'Origine Protégée (AOP) Pháp, Denominazione di Origine Controllata (DOC) Ý, Denominación de Origen (DO) Tây Ban Nha và Denominaỗóo de Origem Controlada (DOC) Bồ Đào Nha.

Thủy thổ là các đặc tính đất đai, khí hậu và địa hình của khu vực; các yếu tố này

nằm ngồi tầm kiểm sốt của nhà sản xuất. Điều này giải thích vì sao cũng cùng giống nho Chardonnay nhưng sẽ có mùi vị, chất lượng rất khác nhau ở các vùng trồng khác nhau dù có cách làm giống nhau.

Trong khi vang Thế Giới Mới thường ghi theo tên nho trên nhãn còn vang TGC ghi theo vùng trồng nho vì nhấn mạnh đến tính chất độc đáo và quyết định của thủy thổ hơn là tính chất của nho.

2.2. ĐẶC ĐIỂM VANG THẾ GIỚI MỚI

a. Nhãn rượu rất dễ đọc, bao gồm các yếu tố:

i. Tên rượu,

ii. Giống nho,

iii. Vùng trồng nho,

iv. Niên vụ nho,

v. Hãng sản xuất,

vi. Nồng độ cồn

b. Cách trồng nho và làm rượu ít bị gị bó bởi luật lệ, khơng bảo thủ. Ứng

dụng khoa học vào việc trồng nho, làm rượu. Dùng nhiều loại nho lai tạo và nhiều kiểu pha trộn giống nho khơng giống châu Âu; ví dụ Shiraz trộn với Cabernet.

c. Chất lượng rượu qua các niên vụ không quá cách biệt; nồng độ cồn cao

(vì vùng khí hậu ấm hơn châu Âu); thường không trữ được lâu.

d. Rượu đậm đà, dư vị hơi ‘ngọt’, ít acid, thơm mùi trái cây, nhất là vang

trắng (do hái nho ban đêm).

e. Giá cả khá cạnh tranh do sản xuất công nghiệp.

f. Marketing định hướng theo người tiêu dùng. Bao bì, nhãn rượu hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiến thức về rượu và bar (Nghề Quản lý thức uống Trung cấp nghề) (Trang 34 - 35)