1.4.1. Cơ sở lý luận của việc bón phân cho cây lúa.
Đối với sản xuất nơng nghiệp, phân bón đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, Việt Nam đã sử dụng phân bón vơ cơ trong nông nghiệp và ngày càng tiến bộ. Đặc biệt trong những năm gần đây, có rất nhiều giống lúa lai được đưa vào sử dụng, có khả năng chịu phân rất tốt, là tiền đề cho việc thâm canh cao, nhằm không ngừng tăng năng suất lúa. Đối với cây lúa, đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất, nó giữ vai trị quyết định trong việc tăng năng suất. Với lúa lai, vai trị của phân bón kali cũng có vai trị quan trọng tương đương với đạm.
Theo Nguyễn Như Hà, (2005) [6], nhu cầu về đạm của cây lúa có tính chất liên tục trong suốt thời gian sinh trưởng của cây. Theo Vũ Hữu Yêm (1995) [23], hàm lượng đạm trong cây và sự tích luỹ đạm qua các giai đoạn phát triển của cây lúa cũng tăng rõ rệt khi tăng liều lượng đạm bón. Nhưng nếu q lạm dụng đạm thì cây trồng phát triển mạnh, lá to, dài, phiến lá mỏng, tăng số nhánh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
đẻ vô hiệu, trỗ muộn, đồng thời dễ bị lốp đổ và nhiễm sâu bệnh, làm giảm năng suất. Ngược lại, thiếu đạm cây lúa còi cọc, đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, trỗ sớm. Hiệu lực của đạm còn phụ thuộc vào các yếu tố dinh dưỡng khác.
Theo De Datta S.K (1984) [25], cho rằng, đạm là yếu tố hạn chế năng suất lúa có tưới. Như vậy, để tăng năng suất lúa nước, cần tạo điều kiện cho cây lúa hút được nhiều đạm. Sự hút đạm của cây lúa không phụ thuộc vào nồng độ đạm xung quanh rễ mà được quyết định bởi nhu cầu đạm của cây.
“Để nâng cao hiệu quả bón đạm thì phương pháp bón cũng rất quan trọng. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì khi bón đạm vãi trên mặt ruộng sẽ gây mất đạm tới 50% do nhiều con đường khác nhau như rửa trôi, bay hơi, ngấm sâu hay do phản đạm hoá ” (Đỗ Thị Thọ, 2004) [20].
Theo Đào Thế Tuấn (1970) [22] lại cho rằng khi bón vãi đạm trên mặt ruộng lúa có thể gây mất tới 60 – 70% lượng đạm bón. Chính vì vậy, khi bón đạm cần bón sớm, bón tập trung và bón dúi sâu xuống tầng đất nơi có bộ rễ lúa tập trung nhiều.
Theo Nguyễn Như Hà, (1999) [5], khi bón đạm ta nên bón sớm, bón tập trung tồn bộ hoặc 5/6 tổng lượng đạm cần bón, bón lót sâu vừa có tác dụng tránh mất đạm, lại vừa tăng tính chống lốp đổ cho lúa do bộ rễ cây phát triển mạnh. Cũng theo Nguyễn Như Hà (2005) [6], nên bón kết hợp giữa phân vơ cơ và phân hữu cơ mà cụ thể là phân chuồng.
1.4.2. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam là nước sử dụng phân bón tương đối cao so với những năm trước đây do người dân áp dụng được rất nhiều biện pháp kỹ thuật trong thâm canh. Theo Vũ Hữu Yêm (1995) [24], Việt Nam hiện đang là một trong 20 quốc gia sử dụng phân bón cao nhất thế giới.
Theo Nguyễn Văn Bộ (2003) [2], mỗi năm nước ta sử dụng 1.202.140 tấn đạm, 456.000 tấn lân và 402.000 tấn kali, trong đó sản xuất lúa chiếm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
62%. Song do điều kiện khí hậu cịn gặp nhiều bất lợi cho nên kỹ thuật bón phân mới chỉ phát huy được 30% hiệu quả đối với đạm và 50% hiệu quả đối với lân và kali. Nhưng hiệu quả bón phân đối với cây trồng lại tương đối cao, do vậy mà người dân ngày càng mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Bảng 1.4: Nhu cầu và cân đối phân bón ở Việt Nam đến năm 2020 (nghìn tấn) (nghìn tấn)
Các loại phân bón Năm
2005 2010 2015 2020
Urê
Tổng số 1.900 2.100 2.100 2.100
Sản xuất trong nước 750 1.600 1.800 2.100
Nhập khẩu 1150 500 300 0.0
KCL
Tổng số 500 500 500 500
Sản xuất trong nước 0 0 0 0
Nhập khẩu 500 500 500 500
Nguồn: Phịng QL đất và phân bón, Cục Trồng trọt, Bộ NN& PTNT, 5/2007
1.4.3. Phương pháp bón phân cho lúa