Vấn đề bón phân cân đối cho câylúa

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa j01 vụ mùa 2010 và vụ xuân 2011 tại huyện bắc quang (Trang 42 - 44)

Bón phân cân đối cho lúa là tùy theo yêu cầu của cây lúa về các chất dinh dưỡng và khả năng đáp ứng từng loại chất dinh dưởng cho cây lúa của đất trồng lúa cụ thể mà bón phân. Căn cứ định lượng để bón phân cho lúa:

Vụ mùa, vụ hè thu (mùa mưa) lượng đạm cần bón ít hơn so với vụ xuân Khi hàm lượng kali trong nước tưới cao (chảng hạn phù sa nhiều) thì bón kali với lượng thấp và ngược lại. Đất nhẹ cần bón nhiều kali hơn đất nặng, đất phú sa bón ít kali hơn đất xám. Đất cát, đất xám, đất bạc màu do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

hàm lượng kali thấp nên cần bón nhiều kali hơn so với các loại đất khác. Trên đất này do hàm lượng hữu cơ và sét thấp nên phải chia ra làm nhiều lần bón hơn để giảm thất thốt phân bón.

Trong rất nhiều trường hợp, hiện tượng lốp đổ là một nhân tố khơng cho phép được bón cho lúa tới lượng đạm tối đa. Nếu cây lúa đổ trước khi trỗ, năng suất có thể giảm 50-60%. Giống lúa mới thấp cây có khả năng chống đổ tốt, lượng đạm bón tối thích cao hơn nhiều.

Nếu vừa thu hoạch hạt thóc, vừa lấy rơm rạ khỏi đồng ruộng thì bón phân nhiều hơn, đặc biệt là kali, do khá nhiều kali bị lấy đi khỏi đồng ruộng theo rơm rạ, nhưng nếu không lấy rơm rạ ra khỏi đồng ruộng thì chỉ khoảng 5% lượng kali bị lấy đi theo sản phẩm thu hoạch qua hạt. Khoáng trong đất, rạ và nước tưới là nguồn kali cung cấp cho cây.

Ở đất nhẹ nhiều cát cây cần kali hơn, đồng thời giống có năng suất cao cần nhiều kali hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa j01 vụ mùa 2010 và vụ xuân 2011 tại huyện bắc quang (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)