1.3. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy
1.3.1. Mật độ cấy ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất
chất lượng lúa
Mật độ là một kỹ thuật làm tăng khả năng quang hợp của cá thể và quần thể ruộng lúa, do tăng khả năng tiếp nhận ánh sáng, tạo số lá và chỉ số diện tích lá thích hợp cho cá thể và quần thể ruộng lúa, ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh và số nhánh hữu hiệu/khóm, khả năng chống chịu sâu bệnh… từ đó mà ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng suất lúa.
Bùi Huy Đáp (1999) [3] cho rằng: Đối với lúa cấy, số lượng tuyệt đối về số nhánh thay đổi nhiều qua các mật độ nhưng tỷ lệ nhánh có ích giữa các mật độ lại khơng thay đổi nhiều. Theo tác giả thì các nhánh đẻ của cây lúa khơng phải nhánh nào cũng cho năng suất mà chỉ những nhánh đạt được thời gian sinh trưởng và số lá nhất định mới thành bông.
Về khả năng chống chịu sâu bệnh đã có rất nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả và đều chung nhận xét rằng: gieo cấy với mật độ dầy sẽ tạo môi trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
thích hợp cho sâu bệnh phát triển vì quần thể ruộng lúa khơng được thơng thống, các lá bị che khuất lẫn nhau nên bị chết lụi đi nhiều.
Một trong những biện pháp canh tác phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại trong nông nghiệp là gieo cấy với mật độ thích hợp với từng giống lúa, tránh gieo cấy quá dầy sẽ tạo điều kiện cho bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn và rầy nâu phát triển mạnh.
Mật độ và năng suất lúa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc tăng mật độ cấy trong giới hạn nhất định thì năng suất sẽ tăng. Vượt q giới hạn đó thì năng suất sẽ khơng tăng mà thậm chí có thể giảm đi.
Theo Nguyễn Văn Hoan (1995) [8] thì trên một đơn vị diện tích nếu mật độ càng cao thì số bơng càng nhiều, song số hạt trên bơng càng ít. Tốc độ giảm số hạt/bơng mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ, vì thế cấy quá dầy sẽ làm cho năng suất giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu cấy mật độ quá thưa đối với các giống có thời gian sinh trưởng ngắn rất khó hoặc khơng đạt được số bơng tối ưu.
Về ảnh hưởng của mật độ cấy đến khối lượng 1000 hạt, Bùi Huy Đáp (1999) [3] đã chỉ ra rằng khồi lượng 1000 hạt ở các mật độ từ cấy thưa đến cấy dày không thay đổi nhiều.
Khi nghiên cứu về mật độ, cách cấy của các ruộng lúa năng suất cao tác giả Đào Thế Tuấn (1963) [21] cho biết: Mật độ là một trong những biện pháp ảnh hưởng đến năng suất lúa vì mật độ cấy quyêt định diện tích lá và sự cấu tạo quần thể, đến chế độ ánh sáng và sự tích lũy chất khơ của ruộng lúa một cách mạnh mẽ nhất.
Theo Nguyễn Văn Hoan (2004) [10] thì tùy từng giống để chọn mật độ thích hợp vì cần tính đến khoảng cách đủ rộng để làm hàng lúa đủ thơng thống, các khóm lúa khơng chen nhau. Cách bố trí khóm lúa theo hình chữ nhật (hàng sông rộng hơn hàng con) là phù hợp nhất vì như thế mật độ trồng được đảm bảo nhưng lại tạo ra sự thơng thống trong quần thể, tăng khả năng quang hợp, chống bệnh tốt và tạo ra hiệu ứng rìa sẽ cho năng suất cao hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo Trương Đích (1999) [4], mật độ cấy cịn phụ thuộc vào mùa vụ và giống: Vụ xuân hầu hết các giống cải tiến cấy mật độ thích hợp 45-50
khóm/m2 nhưng vụ mùa thì cấy 55-60 khóm/m2.
Dựa vào sự phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất, Đinh Văn Lữ (1978) [16] đã đưa ra lập luận là các yếu tố cấu thành năng suất có liên quan chặt chẽ với nhau, muốn năng suất cao phải phát huy đầy đủ các yếu tố mà không ảnh hưởng lẫn nhau. Theo ông, số bông tăng lên đến một phạm vi mà số hật/bông và tỷ lệ hạt chắc giảm ít thì năng suất đạt cao, nhưng nếu số bông tăng quá cao, số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc giảm nhiều thì năng
suất thấp. Trong 3 yếu tố cấu thành năng suất: số bông/m2, số hạt chắc/bơng
và khối lượng 1000 hạt thì 2 yếu tố đầu giữ vai trò quan trọng và thay đổi theo cấu trúc của quần thể còn khối lượng 1000 hạt của mỗi giống ít biến động.
Vì vậy năng suất sẽ tăng khi tăng mật độ cấy trong một phạm vi nhất định. Phạm vi này phụ thuộc nhiều vào đặc tính của giống, đất đai, phân bón và thời tiết.
Như vậy mật độ cấy có ý nghĩa quan trọng đến cấu trúc quần thể ruộng lúa. Một quần thể ruộng lúa tốt phải đảm bảo được những chỉ tiêu nhất định về độ thơng thống trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phân bố không gian trên một ruộng lúa, đặc biệt là thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất. Mật độ thích hợp tạo cho cây lúa phát triển tốt, tận dụng hiệu quả chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng. Mật độ thích hợp cịn tạo nên sự tương tác hài hịa giữa cá thể cây lúa và quần thể ruộng lúa và mục đích cuối cùng là cho năng suất cao trên một đơn vị diện tích.
Mật độ thích hợp cịn hạn chế được q trình đẻ nhánh lai rai, hạn chế được thời gian đẻ nhánh vơ hiệu, lãng phí chất dinh dưỡng. Cấy dầy các cây con cạnh tranh nhau về dinh dưỡng, ánh sáng sẽ vươn cao lá nhiều, rậm rạp ảnh hưởng đến hiệu suất quang hợp thuần, sâu bệnh phát triển nhiều, cây có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
khả năng chống chịu kém và năng suất cuối cùng khơng cao. Hạt chín khơng đều, mầm mống sâu bệnh trên hạt có thể tăng do độ ẩm hạt tăng nhanh trong quá trình bảo quản… ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hạt lúa.