1.3. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy
1.3.3. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy ở Việt nam
Mật độ cấy luôn là vấn đề được quan tâm của bà con nông dân, từ rất lâu vấn đề cấy thưa hay cấy dầy thì tốt hơn ln là hai quan điểm được tranh nhiều nhất. Cho đến nay các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: cấy dầy hợp lý làm tăng năng suất rõ rệt. Tuỳ theo chân đất, tuổi mạ, giống lúa, tập quán canh tác, mức phân bón, thời vụ mà xác định mật độ cấy cho phù hợp.
Theo Nguyễn Công Tạn, Ngơ Thế Dân, Hồng Tuyết Minh, Nguyễn Thị Trâm, Nguyễn Trí Hồn, Quách Ngọc Ân (2002) [19], các giống lai có thời gian sinh trưởng trung bình có thể cấy thưa ví dụ Bắc ưu 64 có thể cấy 35 khóm/m2. Các giống có thời gian sinh trưởng ngắn như Bồi tạp Sơn thanh,
Bồi tạp 77 cần cấy dày 40-45 khóm/m2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhiều kết quả nghiên cứu xác định rằng trên đất giàu dinh dưỡng mạ tốt thì chúng ta cần chọn mật độ thưa, nếu mạ xấu cộng đất xấu nên cấy dày. Để xác định mật độ cấy hợp lý ta có thể căn cứ vào 2 thơng số là: Số bông cần đạt/m2
và số bông hữu hiệu trên khóm. Từ 2 thơng số trên có thể xác định mật độ cấy phù hợp theo công thức:
Số bông/m2
Mật độ (khóm/m2
) =
Số bơng hữu hiệu/khóm
Theo kết quả đạt được trên những ruộng lúa thâm canh năng suất đạt được được 300kg/sào thì khóm lúa cần có 7-10 bơng (thí nghiệm trên Sán ưu
quế 99) thì mật độ là: Với 7 bơng/khóm cần cấy 43 khóm/m2
; vói 8
bơng/khóm cần cấy 38 khóm/m2
với 9 bơng/khóm cần cấy 33 khóm/m2; với
10 bơng/ khóm cần cấy 30 khóm/m2
[18].
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng đạm tới sinh trưởng của lúa ngán ngày thâm canh. Nguyễn Như Hà (2005) [6] kết luận: Tăng mật độ cấy làm cho việc đẻ nhánh của một khóm giảm. so sánh số dảnh
trên khóm của mật độ cấy thưa 45 khóm/m2
và mật độ cấy dầy 85 khóm/m2
thì thấy số dảnh đẻ trong một khóm lúa ở cơng thức cấy thưa lớn hơn 0,9 dảnh – 14,8% ở vụ xuân, còn ở vụ mùa lên tới 1,9 dảnh/khóm – 25%. Về dinh dưỡng đạm của lúa có tác động đến mật độ cấy tác giả kết luận tăng bón đạm ở mật độ cấy dầy có tác dụng tăng tỷ lệ dảnh hữu hiệu. Tỷ lệ dảnh hữu hiệu
tăng tỷ lệ thuận với mật độ cho đến 65 khóm/m2
ở vụ mùa và 75 khóm/m2 ở
vụ xuân. Tăng bón đạm ở mật độ cao trong khoảng 55-65 khóm/m2
làm tăng tỷ lệ dảnh hữu hiệu.
Một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ của ruộng lúa là số dảnh
cấy/khóm. Số dảnh cấy phụ thuộc vào số bơng dự định phải đạt/m2
trên cơ sở mật độ cấy đã xác định. Việc xác định số dảnh cấy/khóm cần đảm bảo nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
tắc chung là dù ở mật độ nào, tuổi mạ bao nhiêu, sức sinh trưởng của giống mạnh yếu thì vẫn phải đạt được số dảnh thành bơng theo yêu cầu, độ lớn của
bông không giảm, tổng số hạt chắc/m2
đạt được số lượng dự định.
Theo Nguyễn Công Tạn, Ngô Thế Dân, Hoàng Tuyết Minh, Nguyễn Thị Trâm, Nguyễn Trí Hồn, Qch Ngọc Ân (2002) [19] thì sử dụng mạ non để cấy (mạ chưa đẻ nhánh) thì sau cấy, lúa thường đẻ nhánh sớm và nhanh.
Nếu cần đạt 9 bơng hữu hiệu/ khóm với mật độ 40 khóm/m2, chỉ cần cấy 3-4
dảnh, mỗi dảnh đẻ 2 nhánh là đủ, nếu cấy nhiều hơn, số nhánh đẻ có thể tăng nhưng tỷ lệ hữu hiệu giảm.
Khi sử dụng mạ thâm canh, mạ đã đẻ 2-5 nhánh thì số dảnh cấy phải tính cả nhánh đẻ trên mạ. Loại mạ này già hơn 10-15 ngày so với mạ chưa đẻ, vì vậy số dảnh cấy cần phải bằng số bơng dự định hoặc ít nhất cũng phải đạt trên 70% số bông dự định. Sau khi cấy các nhánh đẻ trên mạ sẽ tích lũy, ra lá, lớn lên và thành bông. Thời gian đẻ nhánh hữu hiệu chỉ tập trung vào khoảng 8-15 ngày sau cấy. Vì vậy cấy mạ thâm canh cần có số dảnh cấy/khóm nhiều hơn cấy mạ non.
Nguyễn Văn Hoan (2002) [9], cho rằng ở mật độ cấy dày trên 40
khóm/m2 thì để đạt 7 bơng hữu hiệu trên khóm cần cấy 3 dảnh (nếu mạ non).
Với loại mạ thâm canh số nhánh cần cấy trên khóm được định lượng theo số bông cần đạt nhân với 0,8.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của số dảnh và mật độ cấy đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Việt lai 20 của Tăng Thị Hạnh (2003) [7] cho thấy mật độ cấy ảnh hưởng không nhiều đến thời gian sinh trưởng, số lá và chiều cao cây. Nhưng mật độ có ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh, hệ số đẻ nhánh (hệ số đẻ nhánh giảm khi tăng mật độ cấy). Mật độ cấy tăng thì diện tích lá và khả tích lũy chất khơ tăng lên ở thời kỳ đầu, đến giai đoạn chín sữa khả năng tích lũy chất khơ giảm khi tăng mật độ cấy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các giống lúa khác nhau có khả năng đẻ nhánh khác nhau, bông to, bông nhỏ khác nhau, kiểu cây khác nhau. Bố trí mật độ khoảng cách, số
dảnh/khóm, số khóm/m2, phù hợp nhằm tạo ra cấu trúc quần thể với số lượng
bông số hạt hợp lý thì đạt được số hạt nhiều hạt to và chắc đồng nghĩa với năng suất đạt tối đa. Trên cùng một diện tích nếu cấy với mật độ dày thì số bơng càng nhiều nhưng số hạt trên bơng càng ít và tỷ lệ hạt chắc/bơng càng giảm. Cấy dầy không những tốn cơng mà cịn giảm năng suất nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu cấy thưa quá với những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn sẽ rất khó đạt được số bơng tối ưu.
Qua các kết quả nghiên cứu trên, mật độ và số dảnh cơ bản cấy/ khóm là một biện pháp kỹ thuật quan trọng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện thời tiết, khí hậu, dinh dưỡng của đất, đặc điểm của giống và khả năng thâm canh của từng vùng, từng vụ gieo cấy… Cần bố trí mật độ và số dảnh cấy/khóm một cách hợp lý để có được diện tích lá cao thích hợp, phân bố đều trên diện tích đất sẽ tận dụng được tối đa nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời, đó là biện pháp nâng cao năng suất lúa có hiệu quả cao nhất. Đồng thời khi bố trí được số dảnh cấy trên đơn vị diện tích hợp lý (Đặc biệt là đối với lúa lai) còn tiết kiệm được hạt giống, công lao động và các chi phí khác góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản xuất lúa hiện nay.
Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của các giống lúa là mật độ cấy và mức phân bón. Qua nghiên cứu các tác giả đều thấy rằng, khơng có mật độ cấy và các mức phân bón chung cho mọi giống lúa, mọi điều kiện. Nói chung các giống lúa càng ngắn ngày cần cấy dày như các giống lúa có thời
gian sinh tưởng từ 75-90 ngày nên cấy mật độ 40-50 khóm/m2
; Những giống lúa đẻ nhánh khỏe, dài ngày cây cao trong những điều kiện thuận lợi cho lúa phát triển thì cấy mật độ thưa hơn. Trong vụ mùa nên cấy 25-35 khóm/m2
,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong trường hợp mạ tốt và chăm sóc tốt, cấy 1 dảnh cho đỡ tốn mạ mà vẫn đạt được năng suất và chất lượng hạt cao. Đối với các giống lúa mẫn cảm với
chu kỳ ánh sáng thì mật độ cấy có thể 15-25 khóm/m2
và thưa hơn.
Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu về mật độ, mức phân bón phù hợp với từng vùng sinh thái, từng giống lúa, đặc biệt cho huyện Bắc Quang cịn có nhiều hạn chế.
Mặc dù đây là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng nhưng lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, trình độ áp dụng các biện pháp kỹ thuật, điều kiện sinh thái của từng vùng… Bởi vậy, cần có các cơng trình nghiên cứu để tìm được mật độ, số dảnh cấy/ khóm tương ứng với các mức phân bón (Đặc biệt là mức phân bón thấp) thích hợp nhất phù hợp với từng vùng canh tác là vấn đề cần phải thực hiện thường xuyên của các nhà nghiên cứu.