Lượng phân bón cho lúa ở những vùng trồng lúa chính

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa j01 vụ mùa 2010 và vụ xuân 2011 tại huyện bắc quang (Trang 38 - 42)

“Liều lượng phân chuồng thường bón 7-10 tấn/ha, vụ mùa nên bón nhiều hơn. Liều lượng phân khống bón cho lúa phụ thuộc vào năng suất kế hoạch (đặc điểm của giống, loại hình cây), độ phì của đất, các điều kiện khí hậu (mùa vụ) và khả năng cân đối với các loại phân khác. Giống năng suất cao cần bón nhiều hơn so với các giống lúa thường, lúa địa phương, lúa vụ xuân thường bón nhiều hơn lúa vụ mùa, trồng lúa trên đất có độ phì cao cần giảm lượng phân bón.

Do hệ số sử dụng phân đạm của cây lúa khơng cao nên lượng đạm cần bón phải cao hơn nhiều so với nhu cầu. Lượng đạm bón dao động từ 60-160 kg/ha. Với trình độ thâm canh hiện tại, để đạt năng suất 5 tấn/ha thường bón 80-120 kg/ha. Tuy nhiên, trên đất có độ phì trung bình, để đạt năng suất 6 tấn thóc/ha cần bón 160 kg N/ha. Trên đất phù sa sông Hồng, để đạt năng suất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

trên 7 tấn/ha cần bón 180-200 kg N/ha. Các nước có năng suất lúa bình qn cao trên thế giới (5-7 tấn thóc/ha) thường bón 150-200 kg N/ha.

Lượng phân lân bón cho lúa dao động từ 30-100 kg P2O5, thường bón 60 kg P2O5/ha. Đối với đất xám bạc màu có thể bón 80 - 90 kg P2O5/ha, đất phèn có thể bón 90 - 150 kg P2O5/ha.

Bảng 1.5: Lƣợng phân bón cho lúa

Vùng Vụ Giống Lƣợng bón (kg/ha)

N P2O5 K2O

Các tỉnh Phía Bắc

Đơng xn Thuần 90-120 60-80 40-60

Lúa lai 140-160 80-100 60-100 Mùa Thuần 80-100 40-60 30-50 Lúa lai 120-140 60-80 60-100 Địa phương 60-80 30-50 30-50 Các tỉnh Miền Trung

Đông xuân Thuần 100-120 40-60 40-60

Lúa lai 140-160 80-100 80-100

Hè thu Thuần 80-100 50-70 40-60

Lúa lai 120-140 80-100 80-100

Các tỉnh Phía Nam

Đơng xn Thuần 100-120 40-60 30-40

Xuân hè Thuần 100-120 50-70 30-40

Hè thu Thuần 90-110 60-80 30-40

Mùa Thuần 80-100 40-60 30-50

Địa phương 60-80 40-60 30-40

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2000

Lượng phân kali bón cho lúa phụ thuộc chủ yếu vào mức năng suất và khả năng cung cấp kali của đất. Các mức bón trong thâm canh lúa trung bình

là 30-90 kg K2O/ha, và mức bón trong thâm canh lúa cao là 100-150 kg

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong phân hóa học. Trên đất phù sa sơng Hồng khi đã bón 8-10 tấn phân chuồng/ha thì chỉ nên bón 30-90 kg/ha phân kali khống, ngay cả trong điều kiện thâm canh lúa cao (Nguyễn Như Hà, 1999) [5]”

1.4.3.3. Phương pháp bón phân cho lúa

Nguyễn Như Hà (1999) [5] cho rằng thời kỳ bón đạm ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất lúa. Thời kỳ bón đạm phụ thuộc vào đặc điểm giống lúa, mùa vụ thành phần cơ giới đất và trình độ thâm canh. Khơng thể có một hướng dẫn chung về thời kỳ bón đạm cho tất cả các giống, mùa vụ và đất trồng. Bóm đạm sớm tạo nhiều bơng, bón đạm muộn tăng hạt là chủ yếu, bón đạm vào giai đoạn đòng làm tăng tỷ lệ protein trong hạt. Thời kỳ bón phân đạm cho lúa thường gồm: bón lót và bón thúc đẻ nhánh, thúc địng, ngồi ra cịn có bón ni hạt.

Bón phân lót cho lúa

Trong bón phân cho lúa thường bón lót tồn bộ phân chuồng và phân lân, một phần phân đạm và kali. Thường bón lót phân chuồng trong quá trình làm đất, phân lân, phân kali cùng với phân đạm bón trước khi cày bừa lần cuối.

Cây hút khá nhiều lân trong các giai đoạn sinh trưởng đầu và giai đoạn cây con, lúa bị khủng hoảng lân, do vây phân lân cần được bón lót tồn bộ hoặc bón lót và bón thúc sớm. Phân lân nên bón rải đều trên mặt ruộng trước khi cày bừa lần cuối để gieo cấy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nên bón nhiều phân kali trong các trường hợp sau: trồng giống đẻ nhánh nhiều hay ngắn ngày, lúa có hiện tượng bị ngộ đọc sắt, đất có khả năng hấp thu cao hay thiếu kali, mưa nhiều, ngập nước sâu, khí hậu lạnh. Trong tực tiễn cịn chia tổng lượng kali ra bón thúc làm nhiều lần, do lúa là cây có yêu cầu cung cấp kali và giai đoạn rễ lúa ăn nổi trên bề mặt đất-cuối đẻ nhánh đến đầu làm đòng, kali cung cấp từ đất và nước tưới thường giảm đi ở giai đoạn đẻ nhánh của cây lúa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thường dành 1/3-2/3 tổng lượng N để bón lót cho cây lúa, tỷ lệ phân dùng để bón lót tùy thuộc vào tính chất đất, độ sâu cày bừa, điều kiện khí hậu, thời gian sinh trưởng của cây lúa. Cần bón lót nhiều đạm hơn khi cấy bằng mạ già, các giống lúa ngắn ngày, lúa chét (lúa mọc lại từ gốc rạ).

Bón thúc đẻ nhánh

Bón thúc đẻ nhánh cho lúa thường bón bằng phân đậm hay phối hợp thêm với một phần phân lân (nếu cịn chưa bón lót hết). Thời gian bón thúc đẻ nhánh vào khoảng 18-20 ngày sau gieo hoặc sau khi lúa bén rễ hồi xanh, vào khoảng 10-20 ngày sau cấy (tùy thuộc vào mùa vụ) khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh.

Thường dành 1/2-2/3 lượng N cịn lại để bón thúc đẻ nhánh nhằm làm cho lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung và cũng đr giảm lượng phân bón lót, tránh mất đạm. Cần bón thúc đẻ nhánh nhiều đạm cho lúa trong các trường hợp: cấy giống dài ngày hay đẻ nhánh nhiều, mật độ gieo hoặc cấy cao, nhiệt độ khi gieo cấy cao.

Đối với những giống lúa cực ngắn, lúa mùa cần phải bón thúc đẻ nhánh sớm hơn, cịn với giống dài ngày, lúa xn có thể bón thúc muộn hơn, do thời kỳ sinh trưởng ban đấu của cây lúa bị kéo dài.

Khi bón thúc đẻ nhánh có thể kết hợp với một vài biện pháp cơ giới như: rút nước ra khỏi ruộng trước khi cấy, làm cỏ sục bùn ( đặc biệt là trong vụ xuân) để tránh cây lúa bị nghẹt rễ và làm tăng hiệu lực của phân đạm.

Phân bón thúc địng

Bón thúc địng cho lúa thường sử dụng phối hợp phần phân đạm và kali còn lại nhằm tiếp tục cung cấp đạm cho lúa để tạo được bông lúa to, có nhiều hạt chắc, nâng cao hệ số kinh tế cho cây lúa, đạt năng suất cao. Bón địng tốt nhất là bón sau khi phân hóa địng vào khoảng 40-45 ngày sau khi gieo, cấy.

Khi bón ít đạm thì bón thúc địng là một kỹ thuật quan trọng để nâng cao hiệu suất phân đạm và là thời kỳ bón đạm có hiệu quả nhất. Những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

giống đẻ nhánh ít, bơng to, năng suất dựa vào số hạt trên bơng thì cần phải chú trọng và đợt bón đón địng và ni hạt để tạo được bông to, nhiều hạt chắc, đạt năng suất cao.

Bón lót càng nhiều lúa sinh trưởng càng tốt thì thời gian bón đón địng càng muộn và ít. Đối với các giống lúa mùa có thời gian sinh trưởng dài (150-180 ngày) cần bón thúc địng muộn hơn. Cần dùng mắt đánh giá tình hình sinh trưởng và màu lá trong thời kỳ đẻ rộ để phán đoán nhu cầu bón thúc địng. Khi đã bón lót nhiều cũng khơng cần bón thúc đẻ mà chỉ cần bón thúc địng.

Nên dùng phân kali bón thúc địng cho lúa trong các trường hợp sau: giống đẻ nhánh từ trung bình đến ít hay giống dài ngày, gieo cấy thưa; đất có điện thế oxy hóa khử rất cao, thành phần cơ giới rất nhẹ, hay trên đất phèn (thiếu lân và ngộ độc sắt), đất kiềm (thiếu kẽm), lân bị đất cố định hay mưa nhiều.

Bón phân ni hạt

Sau khi lúa trỗ hồn tồn có thể bón ni hạt bằng cách phun phân bón lá 1-2 lần nhằm tăng số hạt chắc, tăng năng suất. Đây là thời kỳ bón phân có hiệu quả rõ khi trồng lúa trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, có khả năng cung cấp dinh dưỡng và giữ phân kém.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa j01 vụ mùa 2010 và vụ xuân 2011 tại huyện bắc quang (Trang 38 - 42)