Chƣơng 2 : NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm
2.4.1- Làm đất:
Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, đảm bảo giữ nước trên mặt ruộng.
2.4.2- Thời vụ trồng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Vụ xuân 2011.
2.4.3- Mật độ cấy:
- Thí nghiệm 1: Theo 6 cơng thức.
- Thí nghiệm 2: 50 khóm/m2 (20 x 10 cm).
- Số dảnh/ khóm: 02 dảnh
2.4.4- Kỹ thuật ngâm ủ :
Ngâm vào nước ấm 48h (cứ 6-8h phải thay nước đãi hạt giống một lần, khi thấy hạt hút đủ nước (Phôi hạt trắng đều đem đãi sạch rồi ủ, chú ý thỉnh thoảng cần phải tưới nước ấm đến khi mầm dài bằng ½ hạt thóc đem gieo).
Đối với vụ mùa cần phải hạ nhiệt độ của thóc ủ bằng cách rải mỏng thành một lớp dày từ 5-7 cm. Khi gieo nên gieo vào chiều tối để hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ cao trong mùa hè.
2.4.5- Bón phân
- Thí nghiêm 1: 10 tấn phân chuồng + 100 kg N + 80 kg P2O5 + 100 kg K2O/ha.
- Thí nghiệm 2: Bón phân theo 6 cơng thức. - Kỹ thuật bón chung cho cả 2 thí nghiệm:
+ Lần 1: Bón lót: 100% phân chuồng + 100% phân P205 + 30%N + 30%K2O.
+ Lần 2: Bón thúc đợt 1 khi lúa bắt đầu đẻ: 40%N + 30%K2O kết hợp
với làm cỏ sục bùn.
+ Lần 3: Bón thúc đợt 2: Thúc địng khi cây lúa có khối sơ khởi bón: 30%N + 40%K2O.
2.4.6- Thu hoạch:
Gặt kịp thời khi trên đồng ruộng có 85% số hạt trên bơng đã chín. Trước khi thu hoạch nhổ 10 khóm mỗi giống để làm mẫu và theo dõi các chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
tiêu năng suất. Thu riêng từng ô và phơi đến khi độ ẩm đạt 13%, cân khối lượng (Kg/ô).
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Đất đai nơi thí nghiệm
Ruộng thí nghiệm được bố trí trên đất cát pha, chân vàn, chủ động nước tưới tiêu, cấy 2 vụ lúa trong năm.