Các chỉ tiêu đo lường sự thay đổi công nghệ của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam (Trang 39 - 40)

2.1. Thay đổi công nghệ và các yếu tố cấu thành công nghệ

2.1.3. Các chỉ tiêu đo lường sự thay đổi công nghệ của doanh nghiệp

Từ các phân tích ở trên, NCS sẽ đo lường sự thay đổi công nghệ thông qua hoạt động nghiên cứu và phát triển (RD) và hoạt động mua công nghệ của các doanh nghiệp trong các ngành.

2.1.3.1. Hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D

Cơng nghệ nội sinh được hình thành từ hoạt động R&D bao gồm hai giai đoạn là giai đoạn nghiên cứu hình thành do nhu cầu thực tiễn hoặc do kết quả của nghiên cứu khoa học cơ bản. Đây là giai đoạn nhằm tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp và một số giải pháp sau đó có thể trở thành sáng chế cơng nghệ.

Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu có thể được ứng dụng hay khơng thì phải thực hiện một loại hình nghiên cứu khác đó là triển khai. Giai đoạn này dựa vào các nguyên lý, giải pháp của nghiên cứu ứng dụng để đưa ra các hình mẫu với nghiên cứu các tham số khả thi, sau đó là các nghiên cứu khả thi về tài chính, kinh tế, mơi trường, .v. là một hướng đi giúp doanh nghiệp cải thiện năng lực công nghệ thông qua hoạt động nghiên cứu và phát triển loại cơng nghệ chưa có trên thị trường, hoặc cải tiến những cơng nghệ có sẵn, sử dụng những kiến thức kỹ thuật đã có nhưng lại mới đối với doanh nghiệp.

Hoạt động nghiên cứu và triển khai thường được thực hiện ở các viện nghiên cứu; các trường đại học; các cơ sở hỗ trợ về mặt sản xuất, thử nghiệm, các trung tâm tư liệu thông tin, các trung tâm tính tốn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có những phịng ban, bộ phận thực hiện hoạt động này. Đây được coi là những nhà máy đặc biệt và sản xuất một loại sản phẩm đặc biệt, đó là các cơng nghệ mới.

Trên cơ sở đánh giá về đổi mới công nghệ của Ủy bản châu Âu (2013) và bảng điểm Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp của OECD, luận án đo lường công nghệ mới có được từ hoạt động R&D của doanh nghiệp thơng qua số lượng bằng sáng chế mà doanh nghiệp được cấp, bao gồm bằng sáng chế cấp quốc gia và bằng sáng chế cấp quốc tế.

Trong khi, công nghệ ngoại sinh hay mua cơng nghệ bên ngồi của doanh nghiệp được thể hiện thơng qua tình hình sử dụng cơng nghệ, máy móc thiết bị sản xuất, công nghệ thông tin và truyền thơng mà doanh nghiệp mua trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu giá trị đầu tư của từng ngành cấp 2 trong ngành CNCBCT Việt Nam cho việc mua cơng nghệ, máy móc thiết bị sản xuất và công nghệ thông tin và truyền thông.

Bên cạnh đó, vai trị của sự thay đổi cơng nghệ sẽ có sự khác nhau nếu xét ở các góc độ xuất xứ cơng nghệ và loại công nghệ khác nhau. Thứ nhất, công nghệ được mua từ các nước phát triển hay đang phát triển sẽ phù hợp hơn, có thể thúc đẩy khả năng hấp thụ công nghệ đó của các ngành. Thứ hai, theo trình độ công nghệ, công nghệ bao gồm công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, tiên tiến. Các công nghệ truyền thống thường là thủ công, năng suất không cao và chất lượng không đồng đều. Ngược lại, cơng nghệ hiện đại là những cơng nghệ có năng suất cao, chất lượng tốt và đồng đều. Kết quả là với năng lực khác nhau, các doanh nghiệp trong các ngành sẽ có khả năng hấp thụ cơng nghệ ngoại sinh khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu sẽ sử dụng chỉ tiêu về mua công nghệ từ các nước phát triển và mua công nghệ tiên tiến hiện đại để đánh giá về sự thay đổi công nghệ trong các ngành.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)