Khoảng trống của luận án

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam (Trang 31 - 34)

Nghiên cứu về cơng nghệ và vai trị của công nghệ đến CDCCLĐ đã và đang được thực hiện khá nhiều trên thế giới. Tuy nhiên, từ phần tổng quan cũng cho thấy các kết quả nghiên cứu không đồng nhất với nhau hay thậm chí trái ngược nhau. Điều này có thể là do đối tượng, phạm vi và bối cảnh nghiên cứu khác nhau, chẳng hạn như đặc điểm của các doanh nghiệp, thời kỳ nghiên cứu và trình độ phát triển kinh tế khác nhau giữa các quốc gia, v.v. Ở Việt Nam nghiên cứu đề tài này còn chưa nhiều, đặc biệt là nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá tác động của yếu tố công nghệ đến CDCCLĐ. Các đề tài khi được thực hiện vẫn còn tồn tại một số hạn chế chưa giải quyết được. Cụ thể:

- Mặc dù đã hệ thống hóa được phần lý thuyết về cơng nghệ, các cấu phần hình thành cơng nghệ nhưng do hạn chế về mặt số liệu, các đề tài nghiên cứu thường chỉ sử dụng một cấu phần cụ thể nào đó để đo lường cơng nghệ (số lượng máy tính) hoặc sử dụng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). Điều này có thể làm ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả nghiên cứu.

- Một số biến tương tác về khả năng hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp đã được đưa vào nghiên cứu ở một số nghiên cứu nước ngồi nhưng nhìn chung cịn khá rời rạc, thiếu tính hệ thống. Trong khi ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào đánh giá các yếu tố làm tăng hay kìm hãm khả năng hấp thụ cơng nghệ của doanh nghiệp từ đó tác động như thế nào tới quá trình CDCCLĐ trong các ngành ở Việt Nam. Vì vậy, việc hiểu rõ và nắm bắt được cơ chế tác động của yếu tố công nghệ nhằm đưa ra các gợi ý chính sách có cơ sở khoa học về công nghệ thúc đẩy CDCCLĐ, tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế là thật sự cần thiết.

- Cơ chế dẫn tới q trình CDCCLĐ nói chung và ngành CNCBCT nói riêng lại

được tiếp cận không giống nhau. Cụ thể, yếu tố cơng nghệ có thể làm xuất hiện các ngành lĩnh vực mới hay công nghệ giúp mở rộng quy mô sản xuất làm tăng nhu cầu lao động sẽ dẫn tới xu hướng chuyển dịch lao động sang các ngành này. Ngược lại, công nghệ mới sẽ làm cho một số ngành biến mất nên dẫn tới giảm nhu cầu trên thị trường lao động. Một cách lý giải khác đó là, sự tác động của yếu tố cơng nghệ làm tăng NSLĐ từ đó tăng sản lượng cho nền kinh tế nhưng q trình này có thể khơng tạo thêm việc làm cho người lao động. Vì vậy, thay đổi cơng nghệ đến CDCCLĐ sẽ có thể là có tác động tích cực hoặc tác động tiêu cực. Hơn nữa, kết quả tác động này khác

nhau như thế nào trong nội bộ ngành CNCBCT khi phân chia thành trình độ sử dụng công nghệ khác nhau chưa được xem xét.

Dựa trên phần phân tích khoảng trống nghiên cứu, luận án dự kiến đi vào nghiên cứu với dự định sau:

Luận án sẽ tập trung nghiên cứu quá trình CDCCLĐ ngành CNCBCT Việt Nam giữa các phân ngành cấp 2 và giữa các nhóm ngành có trình độ cơng nghệ khác nhau; đồng thời, để đánh giá được tác động của công nghệ đến CDCCLĐ nội ngành, luận án tiếp cận phương pháp kinh tế lượng với các mơ hình hồi quy số liệu mảng và sử dụng bộ dữ liệu điều tra hàng năm của doanh nghiệp, bộ số liệu vĩ mô theo tỉnh và bộ dữ liệu lao động - việc làm hàng năm của Bộ lao động thương binh và xã hội.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 luận án đã giới thiệu và tổng quan được các cơng trình nghiên cứu về tác động của công nghệ đến CDCCLĐ bao gồm tổng quan các nghiên cứu về sự thay đổi công nghệ và cho thấy công nghệ có thể được đo lường thơng qua các chỉ tiêu như sau: i) hoạt động mua công nghệ của doanh nghiệp; ii) sản phẩm từ hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D; và iii) sự kết hợp cả 2 hình thức mua cơng nghệ và hoạt động R&D, trong đó, có những nghiên cứu cho rằng hai hoạt động này bổ sung cho nhau và ngược lại là thay thế nhau.

Thứ hai, tổng quan các nghiên cứu về xu hướng CDCCLĐ và cho thấy

CDCCLĐ nói chung là q trình dịch chuyển lao động từ khu vực nơng nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ; hoặc là dịch chuyển từ ngành công nghệ lạc hậu sang ngành có cơng nghệ cao hơn. Bên cạnh đó, dịch chuyển lao động cịn là q trình dịch chuyển giữa những lao động có trình độ khác nhau và quá trình này diễn ra khơng giống nhau giữa các ngành trong nền kinh tế.

Thứ ba, tổng quan các yếu tố tác động đến CDCCLĐ bao gồm (i) sự khác

nhau về độ co giãn của cầu hàng hóa theo thu nhập, (ii) Sự thay đổi năng suất các nhân tố tổng hợp TFP do sự khác biệt trong tốc độ tăng năng suất, (iii) vai trò của thương mại quốc tế và (iv) sự khác nhau về độ co giãn của các yếu tố đầu vào theo đầu ra giữa các ngành hay vốn con người, chính sách vĩ mơ, chi tiêu chính phủ, trình độ lao động.

Thứ tư, nghiên cứu về yếu tố công nghệ tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động nội ngành và trong ngành CNCBCT và cho thấy tác động của yếu tố công nghệ sẽ làm dịch chuyển lao động theo hướng từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ hay từ ngành công nghệ thấp sang công nghệ cao. Trong khi, nghiên cứu trong ngành CNCBCT cũng cho thấy vai trị của yếu tố cơng nghệ tới CDCCLĐ nội ngành.

Cuối cùng, luận án đã chỉ ra được khoảng trống nghiên cứu mà đề tài sẽ tập trung nghiên cứu đó là xác định được các cấu phần của cơng nghệ tác động như thế nào đến CDCCLĐ nội ngành, xác định được các yếu tố thúc đẩy hay kìm hãm khả năng hấp thụ cơng nghệ từ đó tác động như thế nào tới CDCCLĐ.

CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)