Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam (Trang 26)

TT Nhóm nhân tố Tài liệu tham khảo

1 Lực “kéo” và “đẩy” lao động

Các nghiên cứu của Rostow (1960); Matsuyama (1991); Pissarides (2007); Lewis (1954) và Vollrath (2009) 2 Thu nhập Lewis (1954), Kuznets (1973), Syrquin (1986), Lee và

Wolpin (2006), Denis Stijepic (2010) và Tomasz Swiecki (2013), Vũ Thị Thu Hương (2017)

3 Công nghệ Fourastie (1949), Kuznets (1973), Berthold Herrendorf, Richard Rogerson, Askos Valentinyi (2013)

TT Nhóm nhân tố Tài liệu tham khảo

4 TFP Tomasz Swiecki (2013) và Denis Stijepic (2010)

5 Thương mại quốc tế Freeman & Katz (1991), Revenga (1992), Papageorgiou & cộng sự (1991), Denis Stijepic (2010), Naércio & Muendler (2011), Tomasz Swiecki (2013), Berthold Herrendorf, Richard Rogerson & Askos Valentinyi (2013), Vũ Thị Thu Hương (2017)

Nguồn: NCS tự tổng hợp

1.4. Nghiên cứu về thay đổi công nghệ tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động nội ngành và trong ngành CNCBCT động nội ngành và trong ngành CNCBCT

Nghiên cứu cụ thể về vai trị của cơng nghệ tới xu hướng chuyển dịch lao động theo ngành cũng có nhiều nhà khoa học quan tâm.

Tiếp cận dưới khía cạnh cầu, nhiều cơng trình nghiên cứu cho rằng chính yếu tố KHCN đã tác động trực tiếp tới nhu cầu lao động, kéo theo sự dịch chuyển lao động giữa các ngành của nền kinh tế. Nghiên cứu của Fabricant (1942) về mối quan hệ giữa CDCCLĐ ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế, đã thu thập số liệu để phân tích cho ngành chế biến chế tạo ở Mỹ giai đoạn 1899-1939 và đưa ra kết quả: Sự di chuyển lao động là một trong những nguyên nhân dẫn tới thay đổi cơ cấu và thay đổi năng suất lao động của ngành cũng như tổng thể nền kinh tế. Điều này được lý giải là do sự xuất hiện của các ngành, lĩnh vực mới hay cải tiến và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp sẽ tạo việc làm mới và hấp thụ một phần lao động bị giảm đi trong các ngành, lĩnh vực cũ. Nghiên cứu của Fourastie (1949) chỉ ra các yếu tố tác động đến sự chuyển dịch lao động. Trong đó, ơng cho rằng chính tiến bộ cơng nghệ tác động trực tiếp tới yêu cầu về người lao động và thu nhập thực tế bình quân đầu người. (tham khảo qua Jens J. Kruger, 2008). Các ngành có tốc độ tăng năng suất và tiến bộ cơng nghệ cao sẽ thu hút nhiều lao động hơn các ngành có cơng nghệ và tốc độ tăng năng suất thấp.

Tiến bộ công nghệ tạo ra lợi thế tăng dần trong sản xuất công nghiệp dẫn tới mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp, kéo theo nhu cầu dịch chuyển lao động sang ngành công nghiệp. Các nghiên cứu của Nurske (1953), Rostow (1960), Mokyr (1976) và Overton (2001) đã đưa ra hai luận điểm chính: (i) nền kinh tế nào có năng suất nơng nghiệp cao sẽ cho phép lao động di chuyển từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp;

(ii) lợi thế tăng dần của công nghệ trong sản xuất công nghiệp và cầu sản phẩm của ngành công nghiệp tăng cao là một trong những nguyên nhân khiến cho một bộ phận lớn lao động chuyển sang khu vực công nghiệp ở các nước CNH giai đoạn đầu. Đồng quan điểm như thế, nghiên cứu của Matsuyama (1992) cho rằng nhờ có tiến bộ KHCN khiến cho lợi tức tăng dần trong sản phẩm công nghiệp làm tăng trưởng sản xuất công nghiệp và nền kinh tế trong dài hạn.

Nghiên cứu của Lewis (1954), Rannis và Fei (1961) và sau đó là M.Todaro và J. Harris - tác giả của mơ hình di dân từ nơng thơn ra thành thị (Todaro, 1969; Harris & Todaro, 1970 và Todaro, 1976) đã đưa yếu tố cơng nghệ vào mơ hình giải thích sự di chuyển lao động giữa khu vực nông nghiệp và khu vực công nghiệp. Điều này dẫn đến năng suất lao động tăng, đồng thời làm giảm nhu cầu lao động ở khu vực nông thôn và sau đó tăng nhu cầu về lao động ở khu vực thành thị. Đồng tình với quan điểm này, Fourastie (1949) khám phá ra rằng công nghệ ảnh hưởng đến sự thay đổi của lao động làm lao động dịch chuyển từ khu vực công nghệ thấp sang khu vực công nghệ cao.

Dựa trên cơ sở lý thuyết về CDCC ngành của Fisher (1939), trường phái Tân cổ điển (Fei & Harris, (1964) đã đưa yếu tố cơng nghệ vào trong mơ hình để giải thích sự dịch chuyển lao động giữa hai ngành nông nghiệp và công nghiệp. Đầu tư công nghệ vào khu vực nông nghiệp để làm tăng năng suất cho ngành nông nghiệp, đồng thời, đầu tư vào cơng nghệ sản xuất sử dụng ít lao động cho khu vực công nghiệp để giảm bớt nhu cầu lao động cho khu vực này. Kết quả sẽ làm cho quá trình CDCCLĐ và kinh tế thuận lợi và nhanh chóng hơn. Ý tưởng cơng nghệ tác động tới năng suất từ đó kéo theo sự thay đổi về cơ cấu lao động cũng đã được Fourastie (1949) đề cập đến với kết quả là chuyển dịch từ ngành có cơng nghệ thấp sang ngành có cơng nghệ cao.

Nghiên cứu thực nghiệm của Donn A. Reimund & cộng sự (1977) đã chỉ ra các yếu tố tác động đến thay đổi cơ cấu trong nội ngành nông nghiệp của Mỹ gồm: (i) yếu tố công nghệ, (ii) cạnh tranh liên vùng, (iii) tăng trưởng đầu ra, (iv) rủi ro và (v) các chương trình, chính sách của chính phủ. Nghiên cứu này xem xét q trình CDCC nội ngành ngành nông nghiệp gồm 3 tiểu ngành chăn nuôi gia súc, chăn nuôi gia cầm và ngành chế biến rau củ. Kết quả cho thấy, hầu hết các yếu tố tác động mạnh đến ngành chăn nuôi gia súc, trong khi với ngành chăn nuôi gia cầm chỉ có yếu tố tăng trưởng đầu ra tác động yếu đến khả năng chuyển dịch. Riêng với ngành chế biến rau củ, hai yếu tố cạnh tranh vùng và thay đổi cơng nghệ có tác động mạnh đến chuyển dịch trong khi các yếu tố cịn lại hầu như là có tác động vừa hoặc yếu đến thay đổi cơ cấu. Đặc biệt, nghiên cứu này chỉ ra thay đổi công nghệ là yếu tố tác động mạnh đến xu hướng chuyển dịch của cả 3 tiểu ngành chăn nuôi gia súc, chăn nuôi gia cầm và ngành chế

biến rau củ. Nhóm tác giả đã lựa chọn thay đổi công nghệ bao gồm: (i) sản phẩm công nghệ (máy móc, kỹ thuật và sản phẩm sinh học) và (ii) thể chế công nghệ. Cơ chế thay đổi công nghệ tác động đến CDCC gồm: (i) thông qua hiệu ứng tăng theo quy mơ sẽ có tác động đến thay đổi cấu trúc theo chiều ngang, tức là tăng quy mô trang trại và giảm số lượng trang trại và (ii) thông qua việc tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các ngành theo chiều dọc như khu vực sản xuất nông nghiệp và lĩnh vực tiếp thị và cung ứng đầu vào.

Nghiên cứu của Autor, Levy & Murnane (2003) đo lường công nghệ bằng cách gián tiếp - suy ra từ tỉ lệ phần trăm những người công nhân sử dụng máy tính để ước lượng sự thay đổi của các loại công việc (công việc thường ngày và cơng việc có tính phức tạp). Kết quả cho thấy việc tăng sử dụng máy tính làm giảm đáng kể những cơng việc thường ngày và tăng những cơng việc phức tạp khơng có tính lặp lại. Bên cạnh đó, các nghiên cứu của Goos & Manning (2007); Autor & Dorn (2013) chỉ ra rằng dưới tác động của cơng nghệ, người lao động có xu hướng chuyển dịch từ ngành sản xuất thu nhập trung bình sang ngành dịch vụ có thu nhập thấp. Ngồi ra, nghiên cứu của Charles & cộng sự (2013) và Jaimovich & Siu (2012) bổ sung thêm rằng tiến bộ công nghệ đã làm sụt giảm liên tục các công việc trong ngành sản xuất và dẫn tới một số ngành biến mất khỏi thị trường lao động.

Ở Việt Nam, gần đây có một số nghiên cứu điển hình với mục tiêu đánh giá các yếu tố tác động đến CDCCLĐ như nghiên cứu của Vũ Thị Lan Hương (2017), Phí Thị Hằng (2014) và Phạm Quý Thọ (2006). Tác giả đầu tiên đã sử dụng bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp để ước lượng mơ hình đánh giá các yếu tố tác động đến CDCCLĐ trong nội ngành ngành CNCBCT, tuy nhiên, nghiên cứu này lại khơng đánh giá tới vai trị của yếu tố công nghệ. Các nghiên cứu cịn lại chỉ dựa vào phân tích nghiên cứu tổng quan và thực trạng trên địa bàn nghiên cứu từ đó chỉ ra các yếu tố tác động đến xu hướng CDCCLĐ bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, năng suất lao động, trình độ chun mơn kỹ thuật, yếu tố dân số và yếu tố hội nhập quốc tế. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuệ Anh (2007) cho rằng khi đưa công nghệ mới, tiên tiến hơn vào một số ngành sản xuất, ở các ngành đó sẽ diễn ra q trình thay thế giữa các nhân tố sản xuất. Nhờ công nghệ mới, cơ cấu sản xuất đã thay đổi và kết quả là các ngành này tăng NSLĐ, tăng sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, tức là tăng đóng góp vào tăng trưởng so với trước.

Bên cạnh đó, có một số các nghiên cứu được thực hiện cụ thể đối với ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo. R.Mehta & S.K. Mohanty (1993) nghiên cứu các yếu tố tác động đến cầu về lao động trong ngành CNCBCT ở các nước đang phát triển, bao

gồm 3 yếu tố: giá của yếu tố đầu vào, sự thay đổi đầu ra và sự thay đổi cơng nghệ. Trong đó, kết quả cho thấy thay đổi cơng nghệ có tác động tiêu cực tới cầu lao động; ngược lại sự gia tăng đầu ra sẽ làm gia tăng cầu lao động, và yếu tố cịn lại khơng chỉ rõ xu hướng tác động. Tuy nhiên, đối với toàn ngành CNCBCT tổng tác động của các yếu tố sẽ làm giảm cầu lao động.

Hơn nữa, nghiên cứu của Darrell M. West (2015) chỉ ra cầu lao động trong ngành CNCBCT ở Mỹ có xu hướng ngày càng giảm xuống. Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, công nghệ tự động hóa và robot đã làm cho ngành CNCBCCT của Mỹ tăng từ 10 đến 20% sản lượng nhưng chỉ tăng 2 đến 5% việc làm. Nghiên cứu cũng đã dự báo số lượng lao động của ngành CNCBCT ở Mỹ trong giai đoạn 2012-2022 giảm 550.000 người do sự bùng nổ công nghệ.

Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra tác động của yếu tố công nghệ sẽ làm dịch chuyển lao động theo hướng từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ hay từ ngành công nghệ thấp sang công nghệ cao. Trong khi, nghiên cứu trong ngành CNCBCT cũng cho thấy vai trị của yếu tố cơng nghệ tới CDCCLĐ nội ngành. Tuy nhiên, các nghiên cứu phần lớn chỉ cho thấy cơng nghệ có thể làm tăng hoặc giảm việc làm trong ngành CNCBCT, trong khi, sự CDCCLĐ nội ngành này theo hướng như thế nào, có phù hợp với xu thế lại ít được nghiên cứu. Với tính cấp thiết của việc nghiên cứu trong nội ngành ngành CNCBCT, UNIDO (2010) đã đưa ra cách phân loại các ngành cấp 2 trong ngành CBCBCT thành 3 nhóm ngành sử dụng cơng nghệ cao, cơng nghệ trung bình và cơng nghệ thấp. Trên cơ sở này, việc nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ sẽ làm tăng hay giảm lao động theo 3 nhóm ngành sử dụng trình độ công nghệ khác nhau trong ngành CNCBCT là thật sự cần thiết.

Như đã phân tích ở trên, cơng nghệ được tiếp cận đo lường không giống nhau. Cơng nghệ có thể là trang thiết bị máy móc được mua từ bên ngồi phục vụ cho quá trình sản xuất và cơng nghệ cũng có thể là sự đổi mới và các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Chính vì vậy, khi xem xét yếu tố cơng nghệ phải xem xét ở nhiều khía cạnh của cơng nghệ như mua công nghệ bên ngồi hay cơng nghệ có được từ hoạt động R&D nội bộ. Mua cơng nghệ thì nên mua ở đâu (mua trong nước hay nước ngoài, mua của các doanh nghiệp khác hay từ các trường đại học, viện hay trung tâm nghiên cứu). Các vấn đề này đối với mỗi một quốc gia và trong mỗi giai đoạn phát triển là khơng giống nhau. Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu sâu hơn nữa về tác động của yếu tố công nghệ đến CDCCLĐ trong nội ngành ngành CNCBCT Việt Nam, đặc biệt là sự CDCCLĐ theo phân loại trình độ sử dụng cơng nghệ.

1.5. Khoảng trống của luận án

Nghiên cứu về cơng nghệ và vai trị của công nghệ đến CDCCLĐ đã và đang được thực hiện khá nhiều trên thế giới. Tuy nhiên, từ phần tổng quan cũng cho thấy các kết quả nghiên cứu không đồng nhất với nhau hay thậm chí trái ngược nhau. Điều này có thể là do đối tượng, phạm vi và bối cảnh nghiên cứu khác nhau, chẳng hạn như đặc điểm của các doanh nghiệp, thời kỳ nghiên cứu và trình độ phát triển kinh tế khác nhau giữa các quốc gia, v.v. Ở Việt Nam nghiên cứu đề tài này còn chưa nhiều, đặc biệt là nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá tác động của yếu tố công nghệ đến CDCCLĐ. Các đề tài khi được thực hiện vẫn còn tồn tại một số hạn chế chưa giải quyết được. Cụ thể:

- Mặc dù đã hệ thống hóa được phần lý thuyết về cơng nghệ, các cấu phần hình thành cơng nghệ nhưng do hạn chế về mặt số liệu, các đề tài nghiên cứu thường chỉ sử dụng một cấu phần cụ thể nào đó để đo lường cơng nghệ (số lượng máy tính) hoặc sử dụng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). Điều này có thể làm ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả nghiên cứu.

- Một số biến tương tác về khả năng hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp đã được đưa vào nghiên cứu ở một số nghiên cứu nước ngoài nhưng nhìn chung cịn khá rời rạc, thiếu tính hệ thống. Trong khi ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào đánh giá các yếu tố làm tăng hay kìm hãm khả năng hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp từ đó tác động như thế nào tới q trình CDCCLĐ trong các ngành ở Việt Nam. Vì vậy, việc hiểu rõ và nắm bắt được cơ chế tác động của yếu tố công nghệ nhằm đưa ra các gợi ý chính sách có cơ sở khoa học về cơng nghệ thúc đẩy CDCCLĐ, tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế là thật sự cần thiết.

- Cơ chế dẫn tới q trình CDCCLĐ nói chung và ngành CNCBCT nói riêng lại

được tiếp cận khơng giống nhau. Cụ thể, yếu tố cơng nghệ có thể làm xuất hiện các ngành lĩnh vực mới hay công nghệ giúp mở rộng quy mô sản xuất làm tăng nhu cầu lao động sẽ dẫn tới xu hướng chuyển dịch lao động sang các ngành này. Ngược lại, công nghệ mới sẽ làm cho một số ngành biến mất nên dẫn tới giảm nhu cầu trên thị trường lao động. Một cách lý giải khác đó là, sự tác động của yếu tố cơng nghệ làm tăng NSLĐ từ đó tăng sản lượng cho nền kinh tế nhưng quá trình này có thể khơng tạo thêm việc làm cho người lao động. Vì vậy, thay đổi cơng nghệ đến CDCCLĐ sẽ có thể là có tác động tích cực hoặc tác động tiêu cực. Hơn nữa, kết quả tác động này khác

nhau như thế nào trong nội bộ ngành CNCBCT khi phân chia thành trình độ sử dụng cơng nghệ khác nhau chưa được xem xét.

Dựa trên phần phân tích khoảng trống nghiên cứu, luận án dự kiến đi vào nghiên cứu với dự định sau:

Luận án sẽ tập trung nghiên cứu quá trình CDCCLĐ ngành CNCBCT Việt Nam giữa các phân ngành cấp 2 và giữa các nhóm ngành có trình độ cơng nghệ khác nhau; đồng thời, để đánh giá được tác động của công nghệ đến CDCCLĐ nội ngành, luận án tiếp cận phương pháp kinh tế lượng với các mơ hình hồi quy số liệu mảng và sử dụng bộ dữ liệu điều tra hàng năm của doanh nghiệp, bộ số liệu vĩ mô theo tỉnh và bộ dữ liệu lao động - việc làm hàng năm của Bộ lao động thương binh và xã hội.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 luận án đã giới thiệu và tổng quan được các cơng trình nghiên cứu về tác động của công nghệ đến CDCCLĐ bao gồm tổng quan các nghiên cứu về sự thay đổi cơng nghệ và cho thấy cơng nghệ có thể được đo lường thơng qua các chỉ tiêu như sau: i) hoạt động mua công nghệ của doanh nghiệp; ii) sản phẩm từ hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D; và iii) sự kết hợp cả 2 hình thức mua cơng nghệ và hoạt động R&D, trong đó, có những nghiên cứu cho rằng hai hoạt động này bổ sung cho nhau và ngược lại là thay thế nhau.

Thứ hai, tổng quan các nghiên cứu về xu hướng CDCCLĐ và cho thấy

CDCCLĐ nói chung là q trình dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ; hoặc là dịch chuyển từ ngành công nghệ lạc hậu sang

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)