2.2. Cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động
2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành CNCBCT Việt Nam
Ngành CNCBCT Việt Nam, trên cơ sở phân loại theo hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam 2007 (VSIC 2007), được phân loại thành 24 ngành cấp 2 (phụ lục 1)
Trong quá trình phát triển, ngành CNCBCT là ngành tạo việc làm chủ yếu cho nền kinh tế. Đối với Việt Nam, ngành này đã hấp thụ lao động dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang, với tỉ lệ tăng từ 13,5% lên 17,9% năm 2018. Tuy nhiên, vai trò của từng ngành cấp 2 trong nội bộ ngành CNCBCT khơng giống nhau. Cụ thể, có những ngành nghề được cho là thâm dụng lao động – là ngành tạo nhiều việc làm cho nền
kinh tế nhưng NSLĐ lại khơng cao, ngược lại, có những ngành thâm dụng vốn và cơng nghệ, có NSLĐ cao.
Hơn nữa, theo quan điểm của một số tổ chức quốc tế, hệ thống các ngành kinh tế còn được phân chia theo trình độ cơng nghệ. Trong đó, ngành cơng nghệ cao là những ngành có các đặc điểm như sau: i) chứa đựng những nỗ lực quan trọng trong hoạt động R&D; ii) có giá trị chiến lược đối với quốc gia; iii) sản phẩm được đổi mới nhanh chóng; iv) đầu tư lớn với độ rủi ro cao; v) thúc đẩy sức cạnh tranh và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu; và triển khai sản xuất, tìm kiếm thị trường trên quy mơ lớn. Ngoài ra, tiêu chuẩn quan trọng nhất của một công nghệ cao là hàm lượng nghiên cứu và triển khai cao với tỉ lệ chi phí thực hiện hoạt động R&D cao hơn mức chi phí trung bình cho R&D trong giá bán sản phẩm.
Trên cơ sở đó, phân loại của UNSTATS, UN của OECD đã phân chia ngành CNCBCT thành 3 nhóm ngành sử dụng trình độ công nghệ khác nhau, bao gồm: ngành CN cao, ngành CN trung bình và CN thấp (phụ lục 2).
Vì vậy, nghiên cứu đánh giá CDCCLĐ trong ngành CNCBCT Việt Nam dưới các góc độ và chỉ tiêu như sau:
Ø Tỉ trọng lao động thay đổi trong các ngành cấp 2 và sự khác nhau giữa các nhóm ngành sử dụng cơng nghệ cao, trung bình và thấp như thế nào. Tức là, quá trình CDCCLĐ hiện nay trong ngành CNCBCT đang dịch chuyển về nhóm ngành cơng nghệ cao, trung bình hay cơng nghệ thấp.
Ø Tỉ trọng lao động theo TĐCMKT thay đổi như thế nào theo các ngành cấp 2 và theo trình độ sử dụng cơng nghệ. Tức là, CDCCLĐ theo hướng tăng lao động có TĐCMKT hay khơng và có sự khác nhau giữa các nhóm ngành sử dụng công nghệ.
Ø Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ đánh giá quá trình CDCCLĐ trong ngành CNCBCT Việt Nam có đang theo hướng dịch chuyển từ các ngành thâm dụng lao động, sử dụng công nghệ thấp với NSLĐ thấp sang ngành thâm dụng vốn, sử dụng công nghệ cao với NSLĐ cao hay không.
Ø Đặc biệt, nghiên cứu sử dụng chỉ số Lilien để đo lường chỉ số CDCCLĐ giữa các ngành cấp 2 và phân theo trình độ sử dụng công nghệ.