Nguồn: Nghiên cứu sinh tự tổng hợp
2.4. Khung phân tích của luận án
Dựa trên cơ sở mơ hình nghiên cứu của Van Reenen, J. (1997) về tác động của thay đổi công nghệ đến số lượng việc làm và mơ hình phân tách tăng trưởng Shapley ở trên, nghiên cứu đã cho thấy cơ chế tác động của công nghệ đến CDCCLĐ.
Hơn nữa, nghiên cứu cũng đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá về sự thay đổi công nghệ bao gồm: giá trị mua công nghệ của doanh nghiệp, đo lường hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D thông qua số lượng bằng sáng chế mà doanh nghiệp thực hiện.
Bên cạnh đó, nghiên cứu với mục đích đánh giá sâu hơn nguồn gốc xuất xứ của việc mua công nghệ và loại cơng nghệ ngành sử dụng là gì. Nên nghiên cứu cũng đưa ra các biến tương tác với biến công nghệ như công nghệ mua ở nước phát triển, công
Thay đổi công nghệ
Thay đổi nhu cầu lao động trong
các ngành
Chuyển dịch cơ cấu lao động
nghệ mua từ các doanh nghiệp Việt Nam và loại công nghệ mua là công nghệ sản xuất tiên tiến và công nghệ truyền thông tiên tiến.
Ngồi ra, tác động của yếu tố cơng nghệ được mua từ bên ngồi cũng có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động R&D của doanh nghiệp. Hoạt động R&D nội bộ có tác động tiêu cực đến việc tiếp thu cơng nghệ bên ngồi của doanh nghiệp (Ki H.Kang, Gil S. Jo & Jina Kang, 2015) hoặc tác động tích cực của yếu tố công nghệ tăng theo mức độ nỗ lực R&D của doanh nghiệp, nói cách khác, việc mua cơng nghệ từ bên ngồi là chiến lược bổ sung cho các công ty nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động R&D của doanh nghiệp (Kuen - Hung Tsai & Jiann - Chuyan Wang, 2005 và Ceccagnoli & Higgins, 2008). Vì vậy, luận án cũng đánh giá việc doanh nghiệp vừa mua cơng nghệ bên ngồi vừa thực hiện hoạt động R&D trong nước tác động như thế nào đến CDCCLĐ và sử dụng biến tương tác giữa mua công nghệ và hoạt động R&D là chỉ tiêu để đánh giá.
Hình 2.2. Khung phân tích tác động của thay đổi công nghệ đến CDCCLĐ
Bên cạnh các chỉ tiêu đo lường sự thay đổi công nghệ, các biến số tương tác với cơng nghệ tác động tới q trình CDCCLĐ, luận án cũng sẽ đưa các biến số kiểm sốt và biến đặc trưng của ngành/ tỉnh có tác động tới q trình CDCCLĐ.
Trên cơ sở phần tổng quan các yếu tố tác động đến CDCCLĐ theo ngành trong chương 1, luận án đưa ra hai nhóm nhân tố. Một là, các nhân tố bên trong đặc trưng
cho ngành đó là: mức độ trang bị vốn, quy mô lao động của ngành, sự khác biệt về thu nhập giữa các ngành hay loại hình sở hữu của các doanh nghiệp. Đây là các yếu tố tác động đến khả năng tiếp nhận công nghệ của doanh nghiệp (Griliches, 1957; Mansfield,
1968). Hai là, các yếu tố từ bên ngồi như: q trình hội nhập kinh tế quốc tế - đo
lường bằng tổng giá trị xuất nhập khẩu, môi trường và thể chế, chính sách của Nhà nước, v.v. Các yếu tố này được thể hiện trong nhóm biến đặc trưng của ngành/ tỉnh có khả năng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ cơng nghệ của ngành từ đó tác động đến CDCCLĐ ngành CNCBCT Việt Nam.
2.5. Mơ hình đánh giá tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động cấu lao động
2.5.1. Xây dựng mơ hình tổng qt
Để đánh giá tác động của công nghệ đến CDCCLĐ, luận án đề xuất mơ hình thực nghiệm sau:
LIijt = α0 + α1muaCNit + α2tongscheit + α3dactrungit + α4muaCN_tuongtacit + α5muaCN_kiemsoatit + cit + uit (2.7)
Trong đó,
LI là chỉ số đo lường CDCCLĐ
ijt là ngành i thuộc tỉnh j tại thời điểm t
muaCNit là vectơ biểu thị giá trị mua công nghệ của ngành i tại năm t tongscheit là vectơ biểu thị số lượng bằng sáng chế của ngành i tại năm t dactrungit là véctơ biểu thị các biến số đặc trưng của ngành/ tỉnh i năm t
tuongtacit là véctơ biểu thị các biến số thể hiện nguồn gốc và loại công nghệ sử
dụng của ngành i tại năm t
kiemsoatit là véctơ biểu thị các biến số kiểm soát
cit+uit là sai số đo lường, đã được giả định là phân phối độc lập. Để khắc phục sai
lệch khi hồi quy theo dữ liệu chéo nên NCS sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu mảng.
2.5.2. Phương pháp ước lượng GMM
Lựa chọn phương pháp ước lượng là rất quan trọng vì nếu phương pháp khơng đúng có thể dẫn tới kết quả ước lượng bị chệch hoặc tính hiệu quả chưa cao. Hơn nữa, nếu lựa chọn mơ hình tồn tại các vấn đề như biến nội sinh, có tự tương quan của sai số thì kết quả ước lượng mơ hình bị thiên chệch và khơng đủ tin cậy. Vì vậy, NCS tiến hành kiểm định để lựa chọn phương pháp và mơ hình ước lượng bằng các bước sau:
Bước 2: ước lượng OLS cho mơ hình giữa các biến độc lập và phần dư. Nếu như khơng có tương quan giữa các biến độc lập và nhiễu thì vấn đề nội sinh được loại trừ và ngược lại.
Sau đó, NCS kiểm định lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp. Theo Baltagi (2008), mơ hình dữ liệu bảng tuyến tính có dạng:
Yit = α+ βXit+ uit (2.8)
Để ước lượng mơ hình (2.8) có 3 phương pháp thường được sử dụng: ước lượng thô (pooled OLS), hồi quy biến giả (LSDV) hay tác động cố định (FE) và tác động ngẫu nhiên (RE).
Pooled OLS là ước lượng OLS trên bộ số liệu với các đối tượng theo thời gian, vì vậy phương pháp này xem xét các hệ số đều không thay đổi giữa các đối tượng khác nhau và không thay đổi theo thời gian (Gujarati, 2004). Tuy nhiên, đây là cách tiếp cận tồn tại một số vấn đề vi phạm các giả định của OLS, đặc biệt là tính độc lập ngẫu nhiên của mẫu. Kết quả có thể dẫn tới các vấn đề liên quan đến sai số tương quan.
Baltagi (2008) đã phân chia phần sai số (uit) thành 2 phần μit và vit, trong đó, μit là phần tác động của đối tượng không quan sát được và vit là phần sai số tác động còn lại. Ước lượng LSDV và mơ hình ảnh hưởng cố định (FE) cho rằng các tác động không quan sát được này khơng thay đổi theo thời gian. Vì vậy, mơ hình LSDV và FE sẽ bao gồm các tham số μit đặc trưng của mỗi đối tượng và không thay đổi theo thời gian. Khi đó, biểu thức (2.8) được viết thành:
Yit = (α + ) + βXit+ vit (2.9) Yit = (α + ) + βXit+ vit (2.10)
Trong khi, mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (RE) giả định rằng ui không tương quan với các biến khác và nó là một thành phần trong sai số ngẫu nhiên. Phương sai của sai số ngẫu nhiên được xác định bởi các đơn vị không gian hoặc theo thời gian.
Mơ hình RE có cùng hệ số chặn và độ dốc theo các quan sát, sự khác biệt nằm ở phần sai số.
Yit = α + Xitβ + ( it + vit) (2.11)
Lựa chọn mơ hình FE và RE được kiểm chứng dựa trên cơ sở so sánh với ước lượng Pooled OLS và được thực hiện như sau:
Thứ nhất, sử dụng kiểm định F kiểm định ước lượng tác động cố định, với giả thuyết H0 khi cho rằng các hệ số i đều bằng 0 (tức là khơng có sự khác biệt giữa các
đối tượng hay các thời điểm khác nhau). Nếu bác bỏ giả thuyết H0 với mức ý nghĩa cho trước sẽ cho thấy ước lượng tác động cố định là phù hợp.
Thứ hai, ước lượng tác động ngẫu nhiên sử dụng phương pháp nhân tử Lagrange (LM) với kiểm định Breuch-Pagan để kiểm định tính phù hợp của ước lượng (Baltagi, 2008), với giả thuyết H0 cho rằng sai số của ước lượng Pooled OLS không bao gồm các sai lệch giữa các đối tượng var( i) = 0. Nếu bác bỏ giả thuyết H0 cho thấy
ước lượng tác động ngẫu nhiên là phù hợp cho thấy sai số trong ước lượng bao gồm cả sự sai lệch giữa các nhóm.
Kiểm định Hausman được sử dụng để kiểm định ước lượng tác động cố định (FE) hay tác động ngẫu nhiên (RE) phù hợp hơn. Sau khi đã có lựa chọn phù hợp, NCS kiểm tra vấn đề đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi và tự tương quan, sau đó hiểu chỉnh mơ hình.
Tuy nhiên, nếu mơ hình gặp phải vấn đề như biến nội sinh, sự tự tương quan của sai số thì mơ hình FE và RE sẽ dẫn tới kết quả ước lượng bị thiên chệch và không đủ tin cậy. Hai vấn đề tiềm ẩn liên quan đến thành phần sai số trong một mơ hình dữ liệu bảng đó là: i) sự tự tương quan giữa các biến giải thích với tác động riêng, μit; và ii) sự tương quan giữa các biến giải thích và thành phần sai số nhiễu vit. Nếu tồn tại một trong hai vấn đề này hoặc cả hai làm cho kết quả ước lượng OLS, FE và RE bị chệch hoặc khơng hiệu quả, vì vậy, phương pháp ước lượng GMM được lựa chọn để thay thế.
Hơn nữa, dựa trên phần lý thuyết mục 2.3 về vai trị của thay đổi cơng nghệ đến CDCCLĐ đã cho thấy mơ hình đánh giá mối quan hệ này là nội sinh hay có tính chất động. Vì vậy, trên cơ sở các nghiên cứu của Arellano và Bond (1991), HoltzEakin, Neway và Rosen (1988), luận án đề xuất phương pháp ước lượng GMM sử dụng biến cơng cụ để ước lượng mơ hình thực nghiệm của nghiên cứu.
Phương pháp GMM khắc phục sự tương quan giữa các biến giải thích với các thành phần sai số it và vit bằng cách sử dụng các biến đại diện ở phương trình sai phân
và phương trình level. Bên cạnh đó, GMM vẫn là một phương pháp ước lượng phù hợp nếu mơ hình có tính chất động (biến trễ phụ thuộc đóng vai trị như một biến giải thích trong mơ hình) hay mơ hình tồn tại biến nội sinh. Để GMM là phương pháp đảm bảo tính hiệu quả và độ tin cậy của các ước lượng cần kiểm tra các giả thuyết có liên quan như sự tự tương quan của phần dư, tính hợp lý của các biến công cụ hay tính vững của các hệ số ước lượng.
Thứ nhất, kiểm định tự tương quan phần dư
Phương pháp ước lượng GMM giả định khơng có tự tương quan bậc hai của phần dư, vì vậy cần kiểm tra tự tương quan trong thành phần sai số và kiểm định tính phù hợp của các biến đại diện. Arrelano & Bond (1991) cho rằng ước lượng GMM yêu cầu có tự tương quan bậc 1 (AR1) và khơng có tự tương quan bậc 2 (AR2). Theo Basu (2008), kết quả là kỳ vọng bác bỏ giả thuyết H0 ở kiểm định tương quan bậc 1 và mong muốn chấp nhận H0 ở tương quan bậc 2 để có được kết quả ước lượng phù hợp.
Thứ hai, kiểm tra tính phù hợp của mơ hình và của biến công cụ
Sự phù hợp của mơ hình GMM cũng có thể được thực hiện tương tự các mơ hình khác, đó là sử dụng kiểm định F. Kiểm định này sẽ kiểm tra ý nghĩa thống kê cho các hệ số ước lượng của biến giải thích, tương ứng với giả thuyết H0 - các hệ số ước lượng này trong phương trình level đều bằng 0.
Bên cạnh đó, kiểm định thống kê J của Hansen được sử dụng để kiểm tra giả thuyết H0 về việc mơ hình được xác định đúng (correct model specification) và kiểm tra các ràng buộc quá mức (valid overidentifying restrictions). Nếu bác bỏ giả thuyết H0 tức là một trong hai giả định về tính phù hợp của mơ hình hoặc biến đại diện có vấn đề và nếu chấp nhận H0 thì mơ hình là phù hợp.
Thứ ba, kiểm định tính vững của các hệ số ước lượng
Bond (2002) đề xuất kiểm tra tính hợp lý của mơ hình bảng động bằng cách kiểm định xem hệ số ước lượng của biến trễ của biến phụ thuộc có nằm trong khoảng giá trị hệ số ước lượng tương ứng với mơ hình OLS và mơ hình FE hay khơng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã xây dựng cơ sở lý thuyết về thay đổi công nghệ, CDCCLĐ và vai trị của thay đổi cơng nghệ đến CDCCLĐ.
Thứ nhất, hình thành cơ sở lý thuyết về cơng nghệ và sự thay đổi cơng nghệ, từ đó đưa ra các chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi yếu tố công nghệ mà các doanh nghiệp trong ngành sử dụng.
Thứ hai, hệ thống phần lý thuyết về CCLĐ, CDCCLĐ và đánh giá CDCCLĐ trong ngành CNCBCT Việt Nam trên cơ sở phân chia các ngành cấp 2 thành 3 nhóm ngành sử dụng trình độ cơng nghệ khác nhau. Trong đó, đánh giá trên hai nội dung: i) ti trọng lao động trong các ngành/tỉnh trong ngành CNCBCT Việt Nam, ii) sự thay đổi tỉ trọng lao động theo TĐCMKT giữa các nhóm ngành sử dụng trình độ cơng nghệ khác nhau. Ngồi ra, luận án trình bày phương pháp đánh giá CDCCLĐ, cụ thể là phương pháp đo lường bằng chỉ số Lilien - đo lường mức độ CDCCLĐ bên trong các ngành của ngành CNCBCT Việt Nam.
Thứ ba, trình bày phương pháp ước lượng GMM - khắc phục vấn đề nội sinh để đánh giá tác động của công nghệ đến CDCCLĐ nội ngành trong ngành CNCBCT Việt Nam.
Khung lý thuyết của luận án được hình thành và sau đó đề xuất mơ hình cụ thể đánh giá vai trị của sự thay đổi cơng nghệ đến CDCCLĐ nội ngành ngành CNCBCT Việt Nam, làm tiền đề cho các nghiên cứu thực nghiệm ở các phần tiếp theo.
CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CHẾ TẠO
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2018
3.1. Thực trạng thay đổi công nghệ trong ngành Công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam Việt Nam
Việc phân tích thực trạng cơng nghệ và CDCCLĐ ngành CNCBCT Việt Nam trong phần này và ở các phần tiếp sau dựa trên cơ sở sử dụng ba bộ dữ liệu điều tra là bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm và dữ liệu điều tra về tình hình sử dụng cơng nghệ của doanh nghiệp trong ngành CNCBCT Việt Nam trong giai đoạn 2012- 2018 của Tổng cục thống kê và bộ dữ liệu điều tra Lao động việc làm hàng năm của Bộ Lao động thương binh và xã hội, đã được tính theo giá so sánh năm 1994.
Đối với bộ dữ liệu của GSO, mẫu điều tra là các doanh nghiệp được phân vào các ngành cấp 2, cấp 3 (theo cách phân ngành kinh tế Việt Nam VSIC 2007) trong ngành CNCBCT Việt Nam; trong khi, bộ điều tra lao động việc làm có mẫu điều tra là các cá nhân và cũng được phân vào các ngành cấp 2, cấp 3 (theo VSIC 2007). Vì vậy, trên cơ sở đó, nghiên cứu đã tích hợp bộ dữ liệu mảng theo từng ngành cấp 2 theo từng năm từ 3 bộ dữ liệu nói trên để phân tích và đánh giá trong các nội dung tiếp sau.
3.1.1. Một số chính sách liên quan đến phát triển công nghệ tại Việt Nam
Trong hơn hai mươi năm qua, thế giới đã chứng kiến liên tiếp các cuộc CMKHCN, các thành tựu của KHCN có tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội ở hầu hết các quốc gia. Mơ hình tăng trưởng kinh tế dựa vào các yếu tố đầu vào giản đơn dần được thay thế bởi các mơ hình sử dụng nguồn cơng nghệ cao, phát huy nội lực nội tại của nền kinh tế, từ đó hướng tới mục tiêu làm chủ kỹ năng và cơng nghệ với mục đích cuối cùng là mơ hình tăng trưởng dựa vào các hoạt động đổi mới sáng tạo bằng cách thức nội lực hóa các phát minh sáng chế của quốc gia. Vì vậy, năng lực công nghệ là một trong những thước đo đánh giá sức mạnh của một quốc gia, tập đoàn hay doanh nghiệp. Với tầm quan trọng như vậy, việc phát triển KHCN là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Cho đến nay, Nhà nước đã ban hành nhiều luật lệ, chính sách hỗ trợ và tạo mơi trường điều kiện cho các doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động R&D cùng với quá trình đầu tư đổi mới cơng nghệ.
Bảng 3.1. Luật và các chính sách liên quan đến phát triển cơng nghệ tại Việt Nam Luật Chiến lược phát triển Chương trình phát triển
Luật KHCN (2000) à (2006)
Chiến lược phát triển KHCN Việt Nam đến năm 2010
Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030
Luật Chiến lược phát triển Chương trình phát triển