Nguồn: NCS tính tốn từ bộ dữ liệu điều tra lao động - việc làm của lao độngTB&XH
Chưa qua đào tạo; 20,36%
Đào tạo dưới 3 tháng; 19,52% Sơ cấp; 11,69% Trung cấp; 10,20% Cao đẳng; 7,92% Trên đại học; 18,84% Trình độ khác; 11,47%
Đó là lý do giải thích sự tác động ngược chiều nhau giữa biến muaCN_tientien và biến muaCNtt_tientien đến CDCCLĐ với trình độ lao động hiện có của ngành CNCBCT Việt Nam.
Hình 4.3. Tỉ lệ lao động có trình độ từ CĐ trở lên phân theo nhóm ngành sử dụng công nghệ trong ngành CNCBCT Việt Nam
Nguồn: NCS tính tốn từ bộ dữ liệu điều tra lao động - việc làm của lao độngTB&XH
Hơn nữa, kết quả ước lượng cho thấy tác động của yếu tố mua công nghệ sản xuất tiên tiến trong mơ hình (4.3b) là mạnh hơn so với mơ hình (4.3d) với tỉ lệ biến tlCNsxtt tăng 1% thì hệ số chuyển dịch trong nhóm cơng nghệ cao tăng là 1,337 thì nhóm cơng nghệ thấp là 1,123. Giải thích cho sự chênh lệch này có thể là do sự khác biệt nhau về trình độ lao động khác nhau giữa các nhóm ngành làm cho khả năng hấp thụ cơng nghệ giữa các ngành là không giống nhau.
Cụ thể, trong khi lao động có trình độ CĐ trở lên của nhóm ngành sử dụng cơng nghệ thấp và trung bình lần lượt chỉ có 4,4% và 9,8% thì tỉ lệ này ở nhóm ngành sử dụng cơng nghệ cao là 17,74% năm 2012. Tỉ lệ này lần lượt ở các nhóm ngành đều tăng lên trong giai đoạn nghiên cứu nhưng chỉ có nhóm ngành sử dụng cơng nghệ cao có tốc độ tăng nhanh nhất và chiếm tỉ trọng lớn nhất với 25,36% lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên năm 2018. Vì vậy, trình độ cao trong nhóm ngành này đã giúp cho lực lượng lao động dễ dàng hơn trong việc hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp trong ngành, kết quả sẽ thúc đẩy CDCCLĐ trong nhóm ngành sử dụng công nghệ cao. Điều này phản ánh đúng nghiên cứu của Tomas Korpi và Antje Mertens (2004) khi cho rằng trình độ cao hơn sẽ nâng cao khả năng thay đổi việc làm
0 5 10 15 20 25 30 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Nhóm ngành sử dụng CN cao Nhóm ngành sử dụng CN trung bình Nhóm ngành sử dụng CN thấp
hay thúc đẩy CDCCLĐ. Hơn nữa, kết quả cũng khẳng định thêm nghiên cứu của Watanabe (2001) về tác động của trình độ giáo dục tới khả năng hấp thụ công nghệ.
Thứ ba, vai trị của mua cơng nghệ của các tổ chức trong nước tới CDCCLĐ.
Kết quả ước lượng đối với biến tlCNsx_VN và tlCNtt_VN mang dấu dương ở hầu hết mơ hình nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Thực tế, phần thực trạng trong chương 3 cũng đã cho thấy việc mua máy móc cơng nghệ của các phân ngành trong ngành CNCBCT Việt Nam chiếm một tỉ lệ rất nhỏ và có xu hướng ngày càng giảm trong giai đoạn nghiên cứu. Vì vậy, có thể kết quả ước lượng chưa có đủ bằng chứng để đánh giá vai trị của biến cơng nghệ này có tác động tích cực tới CDCCLĐ.
*) Biến tongsche
Biến tongsche đo lường số lượng bằng sáng chế, thể hiện hoạt động nghiên cứu và phát triển RD của các doanh nghiệp ngành CNCBCT. Hệ số của biến này đều nhận giá trị âm ở tất cả các mơ hình nhưng chỉ có ý nghĩa thống kê cao trong mơ hình (4.1b), tức là hoạt động R&D càng được đẩy mạnh thì lại có tác động cản trở tới q trình CDCCLĐ trong nhóm ngành sử dụng cơng nghệ cao.
Điều này có thể là do hoạt động RD trong ngành CNCBCT Việt Nam còn khá hạn chế với tỉ lệ thực hiện hoạt động R&D chỉ chiếm khoảng 50%, khả năng CGCN từ các hoạt động R&D cũng rất thấp (chỉ khoảng 1%), nhưng những hoạt động này chủ yếu để bổ sung cho cầu công nghệ nước ngoài (theo nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh và cộng sự, 2018). Vì vậy, các hoạt động R&D sẽ chỉ tác động tới công nghệ của doanh nghiệp trong ngành chứ không theo xu hướng tác động tới quá trình sử dụng lao động của ngành. Hơn nữa, R&D được coi là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về khả năng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, tuy nhiên, đây cũng là hoạt động địi hỏi chi phí cao và nguồn nhân lực có trình độ cao.
Hơn nữa, phần thực trạng hoạt động R&D trong chương 3 cũng cho thấy việc nghiên cứu và triển khai chủ yếu do doanh nghiệp trong ngành tự thực hiện (61,5%), thiếu sự kết hợp với các đơn vị KHCN khác. Điều này sẽ làm cho hoạt động nghiên cứu kém hiệu quả và có tác động tiêu cực tới hoạt động của doanh nghiệp (Powell & Grodal, 2005 và Porter & Stern, 1998). Ngoài ra, nguồn kinh phí để thực hiện hoạt động R&D của các doanh nghiệp ngành CNCBCT Việt Nam cũng chủ yếu là nguồn vốn tự có từ doanh nghiệp (chiếm 75%), do đó có thể khơng mang lại hiệu quả cho hoạt động R&D này (Wolfl & Anita, 2000 và Porter & Stern, 1999).
Trong khi, phần phân tích những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải khi triển khai R&D của các doanh nghiệp ngành CNCBCT Việt Nam cho thấy khó khăn do trình độ của người lao động được đánh trọng số hơn 6/10 và khó khăn về tài chính là gần 6/10.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động còn hạn chế với tỉ lệ lao động qua đào tạo vẫn còn ở mức thấp mặc dù tỉ lệ này đã được cải thiện trong giai đoạn nghiên cứu nhưng dao động ở mức dưới 25% (số liệu hình 4.4)