Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 40 - 42)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thanh Sơn nằm ở phía nam tỉnh Phú Thọ và có vị trí địa lý như sau: phía Bắc giáp huyện Tam Nơng, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ; phía Nam giáp tỉnh Hồ Bình ; phía Tây giáp huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ; phía Đơng giáp huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hồ Bình.

Huyện Thanh Sơn có đường quốc lộ 32A từ Hà Nội đi Sơn La, Yên Bái. Trên địa bàn huyện Thanh Sơn có 7 tuyến đường tỉnh, huyện như : 313, 313D, 316, 316C, 316D, 317 và 317B.

Với vị trí địa lý nói trên đã tạo cho huyện Thanh Sơn có lợi thế đặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nơng nghiệp theo hướng sảnxuất hàng hố phụcvụ thịtrường trong nước và xuấtkhẩu.

2.1.1.2. Đất đai

Tổng diện tích tự nhiên huyện Thanh Sơn là 62.110,40ha, trong đó có

56.625,02 ha đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp là 5.156,40 ha và 328,97 ha

đất chưa sử dụng.

Ngồi diện tích đất dốc tụ và phù sa thích hợp với cây hàng năm huyện Thanh Sơn cịn có tới 80% diện tích là đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét có độ phì nhiêu tự nhiên khá và rất thích hợp đối với các loại cây lâu năm và cây lâm nghiệp, cây lúa nước theo hướng hàng hoá, là cơ sở để xây dựng nên những thương hiệu hàng hoá nổi tiếng của quê hương.

28

Bảng 2.1: Tình hình đất đai của huyện Thanh Sơn giai đoạn 2016 - 2018

ĐVT: ha

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 2017/2016 2018/2017

Tổng diện tích đất tự nhiên 62.110,40 62.110,40 62.110,40 100,00 100,00

I. Nhóm đất nơng nghiệp 56.657,10 56.639,98 56.625.02 99,97 99,97

1. Đất sản xuất nông nghiệp 12.929,14 12.922,79 12.912.82 99,95 99,92 - Đất trồng cây hàng năm 6.403,66 6.400,36 6.389.02 99,95 99,82 - Đất trồng lúa 4.538,89 4.537,12 4.531.2 99,96 99,87 - Đất trồng cây hàng năm khác 1.864,77 1.863,24 1.857.82 99,92 99,71 - Đất trồng cây lâu năm 6.525,48 6522,43 6523.8 99,95 100,02

2. Đất lâm nghiệp 43.122,28 43.105,42 43.095.94 99,96 99,98

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 595,79 594,75 594.53 99,83 99,96

4. Đất nông nghiệp khác 9,89 17,02 21,73 189,53 127,67

II. Nhóm đất phi nơng nghiệp

5.124,25 5.141,37 5.156,40 100,33 100,29

1. Đất ở 1.054,57 1.056,36 1.063,90 100,17 100,71

2. Đất chuyên dùng 2.463,02 2.478,43 2.484,96 100,63 100,26

3. Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối

1.101,27 1.101,20 1.101,16 99,99 100,00

4. Đất có mặt nước chuyên dùng

340,59 340,59 340,59 100,00 100,00 5. Đất phi nông nghiệp khác - - - - -

III. Nhóm đất chưa sử dụng 329,05 329,05 328,97 100.00 99.98

1. Đất bằng chưa sử dụng 141,40 141,40 141,32 100.00 99.94

2. Đất đồi núi chưa sử dụng 38,38 38,38 38,38 100.00 100.00

3. Núi đá khơng có rừng cây 149,27 149,27 149,27 100.00 100.00

(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Thanh Sơn, 2019)

2.1.1.3. Thời tiết và khí hậu

Địa hình huyện Thanh Sơn rất đa dạng tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa động lạnh, nhiệt độ trung bình

29

là 20- 21oC, lượng mưa trung bình năm dao động từ 1850 -1950mm/năm, độ ẩm khơng khí trung bình là 86,8%.

Sự đa dạng về khí hậu của Thanh Sơn đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về tập đồn cây trồng, vật ni. Đặc biệt tại Thanh Sơn có cả cây trồng, vật ni có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đây là cơ sở cho Thanh Sơn sản xuất sản phẩm nơng nghiệp hàng hố đa dạng, phong phú, phát huy lợi thế của huyện.

2.1.1.4. Địa hình

Huyện Thanh Sơn là đoạn cuối của dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều dãy núi nằm nhơ trong hệ phức hợp vùng núi thấp có độ cao trung bình từ 500 đến 700m.

Thanh Sơn là huyện miền núi với địa hình đặc trưng là núi, đồi có sườn dốc, bị phân cắt bới nhiều thung lũng hẹp và trung bình.

2.1.1.5. Tài nguyên nước

Hệ thống sông Bứa và các suối chảy về sông Đà cùng với hàng trăm con suối nhỏ là nguyên tài nguyên nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

2.1.1.6. Tài ngun khống sản

Huyện Thanh Sơn có một số loại khống sản như: pizít; quắc zít, cao lanh, fenpats, sắt, than…Ngồi ra cón có nhiều mỏ đá tạo điều kiện cho công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)