KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 theo hướng
bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
Huyện Thanh Sơn là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, có diện tích lúa tương đối lớn (6.600 ha năm 2019, trong đó vụ chiêm xuân 3.400 ha, vụ mùa 3.200 ha), 100% các xã, thị trấn trong huyện đều sản xuất lúa; là huyện nằm trong vùng có điều kiện nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu, phù hợp phát triển sản xuấtnơng nghiệp lúa nước nói chung, lúa J02 nói riêng.
Ngồi diện tích đất dốc tụ và phù sa cổ thích hợp với cây hàng năm, huyện Thanh Sơn cịn có tới 80% diện tích là đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét có độ phì nhiêu tự nhiên khá và rất thích hợp đối với các loại cây lâu năm và cây lâm nghiệp, cây lúa nước theo hướng hàng hoá, là cơ sở để xây dựng nên những thương hiệu hàng hoá nổi tiếng của quê hương.
Sản xuất lúa ở huyện chủ yếu là sản xuất quy mơ hộ, nhóm hộ, hợp tác xã tuy vậy, do đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, lien kết bao tiêu sản phẩm, đầu tư thâm canh lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao J02 tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
3.1.1.1. Diện tích
Trong những năm vừa qua, diện tích cấy lúa chất lượng cao J02 của huyện không ngừng tăng, cả về quy mô, năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm lúa, gọa kết quả được thể hiện qua bảng 3.1.
Bảng 3.1. Diện tích lúa chất lượng cao J02 tại huyện Thanh Sơn
41 Đơn vị tính: ha STT Đơn vị (xã) 2016 2017 2018 2019 So sánh % Tốc độ PTBQ (%) 17/16 18/17 19/18 1 TT Thanh Sơn 15 19 20 15 126,7 105,3 75,0 102,3 2 Sơn Hùng 20 25 40,5 70 125 162 172,8 153,3 3 Thạch Khoán 5 10 15 14,5 200 150 96,7 148,9 4 Giáp Lai 10 16 16 12 160 100 75,00 111,7 5 Thục Luyện 3 10,6 12 12,5 353,3 113,2 104,2 190,2 6 Địch Quả 8 12 20 25 150 166,7 125 147,2 7 Cự Thắng 12 17 22,3 16 141,7 131,2 71,7 114.9 8 Cự Đồng 7 10 10 9 142,9 100 90 111,0 9 Tất Thắng 10 15 15,2 14 150 101,3 92,1 114,5 10 Thắng Sơn 5 16,5 16 8 330 96,9 50 159,0 11 Hương Cần 9 14,5 18 18,5 161,1 124,1 102,7 129,3 12 Yên Lương 15 20,1 23 20 134 114,4 86,9 111,8 13 Yên Lãng 10 15,5 15 15 155 96,8 100 117,3 14 Văn Miếu 5 12,6 10,5 8,5 252 83,3 80,9 138,8 15 Võ Miếu 25 40 105 120 160 262,5 114,3 178,9 Cảhuyện 159,0 253,8 358,5 378,0 159,6 141,3 105,4 135,4
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thanh Sơn, 2019
Qua bảng 3.1 ta thấy, tốc độ tăng bình qn về diện tích lúa chất lượng cao J02 qua 4 năm là 35,4%. Trong đó, năm 2017 tăng so với năm 2016 là 59,6%, năm 2018 tăng so với năm 2017 là 41,3% và năm 2019 so với năm 2018 là 5,4%. Việc tăng diện tích lúa chất lượng cao J02 cho thấy giống lúa này được bà con nông dân trên địa bàn huyện chấp nhận và đưa vào sản xuất với mục đích tăng năng suất và chất lượng, tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập. Trong thời gian tới cùng với nhu cầu thị trường tiêu thụ, diện tích lúa
42
J02 sẽ tiếp tục tăng cả quy mơ, diện tích và chất lượng thành hàng hóa theo hướng bền vững trên địa bàn huyện.
3.1.1.2. Năng suất và sản lượng
Năng suất và sản lượng là những chỉ tiêu quan trọng trong sản xuất lúa, kết quả về năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao J02 trên địa bàn huyện Thanh Sơn được thể hiện qua bảng 3.2.
Bảng 3.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa chất lượng cao J02 trên
địa bàn huyện Thanh Sơn giai đoạn 2016 - 2019
Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019 So sánh % Tốc độ PTBQ (%) 17/16 18/17 19/18 DT lúa J02 Ha 159,00 253,80 358,50 378,00 159,62 141,25 105,44 135,44 Năng suất BQ tạ/ha 61,04 63,32 65,34 67,61 103,74 103,19 103,48 103,47 Sản lượng tấn 970,54 1607,06 2342,44 2555,78 165,58 145,76 145,76 140,15
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thanh Sơn (2019)
Biểu đồ 3.1. Diện tích năng suất, sản lượng lúa J02 của huyện Thanh Sơn
Qua bảng 3.2 và biểu đồ 01 cho thấy năng suất lúa của huyện qua 4 năm liên tục tăng. Năm 2017 năng suất lúa bình quân đạt 63.32 tạ/ha tăng 3,74 % so với năm 2016. Năm 2018 năng suất lúa bình quân đạt 65,34 tạ/ha
43
tăng 2,02 tạ/ha tức là tăng 3,19% so với năm 2017. Đến năm năm 2019 năng suất lúa bình quân đạt 67,61 tạ/ha tăng 2,27 tạ/ha tức là tăng 3,48% so với năm 2018. Như vậy, qua 4 năm tốc độ phát triển bình quân của năng suất lúa J02 vẫn tăng ở mức độ giao động từ 2,02-3,48%/năm.
Sản lượng lúa liên tục có sự biến động theo từng năm, sản lượng giao động trong khoảng 970,54 đến 2555,78 tấn. Cụ thể năm 2017, sản lượng lúa đạt 1607,06 tấn. So với năm 2018, sản lượng lúa năm 2019 tăng 45,76%.
Năng suất và sản lượng lúa chất lượng cáo J02 liên tục tăng trong những năm qua do nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật của người dân. Đây là một kết quả tốt trong quá trình sản xuất lúa chất lượng cao J02 của huyện nhằm nâng cao đời sống của người dân trồng lúa.
3.1.2. Các yếu tố nguồn lực phục vụ sản xuất lúa chất lượng cao J02 trên địa bàn huyệnThanh Sơn, tỉnh Phú Thọ địa bàn huyệnThanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
3.1.2.1. Lao động
Trong sản xuất, từ việc chọn giống, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch tất cả đều phụ thuộc vào nguồn nhân lực lao động. Vì vậy nguồn nhân lực ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất lúa của người dân.
Bảng 3.3. Tình hình lao động sản xuất nơng nghiệp tại huyện Thanh Sơn
ĐVT: người STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh % Tốc độ PTBQ (%) 17/16 18/17 19/18 1 Tổng LĐ 73.450 73.562 74.875 74.900 100,15 101,78 100,03 100,70 2 LĐ NN 58.760 58.850 60.180 65.912 100,15 102,26 109,52 104,00 3 LĐ SX lúa 49.212 49.287 50.166 50.183 100,15 101,78 100,03 100,70
44
Đvt: Người
Biểu đồ 3.2. Tình hình lao động trong sản xuất nông nghiệp tại Thanh Sơn
Qua bảng 3.4 và biểu đồ 3.2 cho thấy lao động sản xuất trên địa bàn huyện Thanh Sơn dồi dào, ổn định. Lao động sản xuất lúa giao đông từ 60 - 70% tổng lao động toàn huyện. Năm 2017 lao động sản xuất nông nghiệp đạt 58.850 người, trong đó, lao động sản xuất lúa là 49.287 người, tăng 0.15 % so với năm 2016. Năm 2018, lao động sản xuất nơng nghiệp đạt 60.180 người, trong đó, lao động sản xuất lúa 50.166 người tăng 2,26 % so với năm 2017. Đến năm năm 2019 lao động sản xuất nông nghiệp đạt 65.912 người, lao động sản xuất lúa là 50.183 người, tăng 9,52 % so với năm 2018. Như vậy, qua 4 năm tốc độ phát triển bình quân của lao động trong sản xuất lúa trên địa bàn huyện Thanh Sơn là 0,70 %/năm.
3.1.2.2. Đất sản xuất
Đất đai là tư liệu sản xuất hết sức quan trọng đối với các hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp nói chung, sản xuất lúa chất lượng cao J02 nói riêng.
45
Bảng 3.4. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệpcủa
huyệnThanh Sơn
Đơn vị: ha Loại đất Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 1. Đất cấy lúa 6.600 6.600 6.600 100 100 Đất cấy lúa J02 159 253,8 358,5 159,6 141,3 2. Đất trồng chè 2.495 2.495 2.495 100,0 100,0 3. Đất trồng cây ăn quả 550 600 650 109.1 108.3 4. Đất lâm nghiệp 28.122,28 29.105,42 30.095,94 99,96 99,98 5. Đất nuôi trồng thuỷ sản 595,79 594,75 594.53 99,83 99,96
Nguồn: Phịng NN&PTNT huyện Thanh Sơn, 2018
Diện tích sử dụng đất trên địa bàn huyện tương đối lớn, đây là thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa nói chung, sản xuất lúa chất lượng cao J02 nói riêng. Tuy nhiên, đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện vẫn chưa được tận dụng tối đa, diện tích gieo cấy cịn manh mún.
Vì vậy, việc phát triển kinh tế nơng nghiệp nơng thôn của huyện cần phải đẩy nhanh việc dồn điền đổi thửa để có diện tích đất tập trung, từ đó để tìm hướng phát triển cho các loại cây, con, đặc biệt là phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 theo hướng phát triển bền vững. Trong thời gian tới, đất nơng nghiệp có xu hướng giảm, đất chun dùng sẽ tăng lên do tốc độ đơ thị hóa của huyện cùng như trung tâm các xã.
Ngược lại xu hướng đất lâm nghiệp, cũng như đất ni thủy sảnsẽ tăng do diện tích đất chưa sử dụng có khả năng sử dụng vào mục đích trồng mới còn rất phong phú.
46
3.1.2.3. Khoa học - công nghệ
Hướng dẫn của Công ty cổ phần Giống - Vật tư nơng nghiệp cơng nghệ cao Việt Nam, quy trình sản xuất lúa chất lượng cao J02 tại huyện Thanh Sơn được ứng dụng các biện pháp khoa học và công nghệ từ khâu bảo quản giống, gieo trồng (quy trình áp dụng theo kỹ thuật ICM, IPM, sản xuất theo hướng VietGAP), sản phẩm lúa được bao tiêu khithu hoạch và bảo quản lúa áp dụng 90% bằng máy móc trang thiết bị hiện đại, cụ thể như; ngâm ủ được áp dụng trong kho điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho từng loại giống, gieo bằng gian sạ máy, bón phân, phun thuốc bằng máy bay khơng người lái, thu hoạch bằng ra hạt bằng máy gặt liên hợp, sấy khơ bằng hệ thống máy, đến đóng gói ra sản phẩm đến hệ thống các kệnh tiêu thụ sản phẩm.
3.1.3.4. Phương tiện sản xuất
Phương tiện phục vụ sản xuất là một yếu tố rất quan trọng. Hơn nữa ở 3 xã nghiên cứu hiện nay phương tiên sản xuất từ cày bừa làm đất cấy đến thu hoạch đều sử dụng bằng máy.
Bảng 3.5. Tỷ lệ diện tích cấy lúa được cơ giới hóa
STT Tổng diện
tích gieo
trồng (ha)
DIỆN TÍCH ĐƯỢC CƠ GIỚI HĨA (ha)
Làm đất trồngGieo Chăm sóc, PT sâu
bệnh Thu hoạch A 1 2 3 4 5 I Tổng toàn huyện 9,298.0 6,933.1 5.2 3,538.8 4,333.0 II Chia theo xã, thị trấn 1 TT Thanh Sơn 236.3 224.5 5.2 70.9 150.0 2 Sơn Hùng 322.0 305.9 96.6 200.0 3 Giáp Lai 226.0 169.5 79.1 80.0 4 Thạch Khoán 466.0 363.5 139.8 150.0 5 Địch Quả 464.0 394.4 116.0 250.0 6 Thục Luyện 291.0 267.7 291.0 220.0
47
STT Tổng diện
tích gieo
trồng (ha)
DIỆN TÍCH ĐƯỢC CƠ GIỚI HĨA (ha)
Làm đất trồngGieo Chăm sóc, PT sâu
bệnh Thu hoạch A 1 2 3 4 5 7 Cự Thắng 583.7 496.1 554.5 350.0 8 Tất Thắng 477.0 429.3 119.3 285.0 9 Cự Đồng 509.0 381.8 127.3 355.0 10 Thắng Sơn 390.0 292.5 97.5 100.0 11 Hương Cần 601.0 480.8 150.3 160.0 12 Yên Lương 437.0 305.9 131.1 120.0 13 Yên Lãng 440.0 286.0 110.0 200.0 14 Yên Sơn 566.0 441.5 141.5 240.0 15 Lương Nha 233.0 221.4 58.3 125.0 16 Tinh Nhuệ 210.0 157.5 52.5 150.0 17 Tân Lập 417.0 271.1 104.3 125.0 18 Tân Minh 286.0 140.1 71.5 123.0 19 Võ Miếu 870.0 652.5 696.0 625.0 20 Văn Miếu 519.0 201.2 129.8 200.0 21 Khả Cửu 291.0 149.0 72.8 50.0 22 Đông Cửu 265.0 172.25 79.5 45.0 23 Thượng Cửu 198.0 128.7 49.5 30.0
(Nguồn. Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệphuyệnThanh Sơn, 2019)
Qua bảng 3.6 ta thấy, hiện nay cơ giới hóa đang được áp dụng rộng rãi trong sản xuất lúa tại huyện Thanh Sơn. Đối với khâu làm đất, hiện nay 100% số xã, thị trấn trên địa bàn đã áp dụng cơ giới hóa, diện tích lúa được áp dụng cơ giưới hóa khâu làm đất nhiều nhất là xã Võ Miếu với 652,2 ha. Đối với khâu gieo trồng, hiện nay cơ giưới hóa được áp dụng cịn hạn chế, hiện tồn huyện chỉ có 5,2 ha được gieo trồng bằng máy tại thị trấn Thanh Sơn. Ngoài
48
ra, cơ giới hóa đã được áp dụng rộng rãi từ khâu chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh đến khâu thu hoạch.
3.1.3. Tình hình thâm canh sản xuất lúa chất lượng cao J02
3.1.3.1. Giốngvà thời vụ:
Giống lúa J02 có thời gian sinh trưởng dài từ 130-145 ngày, phù hợp nhiều loại đất nhưng tốt nhất là chân đất vàn.
Thời vụ: vụ chiêm xuân gieo 30/12 năm trước đến ngày 05/1 năm sau tùy vào từng nơi và điều kiện khíhậu; vụ mùa gieo mạ 5 - 20/6 hàng năm
3.1.3.2. Các biện pháp kỹ thuật
a. Kỹ thuật làm mạ cho vụ chiêm xuân.
- Bước 1. Xử lý hạt giống: Trước khi ngâm cần phơi, hong lúa giống 2-3 giờ dưới nắng nhẹ; trước khi ngâm phải chà xát để mỏng vỏ. sau đó ngâm thóc giống vào nước ở nhiệt độ 540C (pha theo tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh) trong 5-10 phút.
- Bước 2. Ngâm, ủ hạt giống.
Thời gian ngâm và lượng nước ngâm: 72 tiếng, nên ngâm vào đầu buổi sáng.
Lượng nước ngâm tối thiểu 4 lít nước sạch/1kg giống; thay nước 3 lần/ngày, theo giờ thời sự buổi sáng, trưa, tối. Khi hạt thóc hút no nước (hạt căng mẩy, trong và nhìnrõ phơi) đãi sạch để ráo nước rồi đưa đi ủ.
Dụng cụ ủ: sử dụng túi vải, bao tải đay, tải xác rắn, túi vải màn, thúng, rơm… đảm bảo thoát nước tốt.
Cách ủ: Lúa giống sau khi đãi sạch, để ráo nước chia thành 2-3kg/túi rồi đem ủ; trong quá trình ủ nếu gặp thời tiết rét đậm rét hại, có thể ủ trong đống rơm hoặc xung quanh bếp….Được phủ kín bằng vật liệu có thể giữ nhiệt tốt.
Xử lý trong quá trình ủ: Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ đống ủ, nếu thấy hạt giống khô ta nhấc túi ra khỏi đống ủ rồi tưới bổ sung thêm nước ấm rồi ủ tiếp, nếu nóng quá đảo đống ủ.
49
Tiêu chuẩn mộng mạ: Mầm dài bằng ½ hạt, rễ dài bằng 2/3 hạt thóc thì đem gieo. Riêng đối với làm mạ khay hay mạ cho máy cấy không động cơ, khi hạt nứt nanh, nhú mầm như gai dứa là gieo được.
- Bước 3: Gieo mạ.
Yêu cầu đất mạ: chủ động tưới tiêu, phải được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, chia luống rộng 1-1,2m theo chiều rút nước của ruộng, trang phẳng mặt luống không để đọng nước.
Phân bón: 10kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg Supe lân cho 10m2mạ. Gieo mạ: gieo mạ thưa, gieo mạnh tay để hạt giống chìm sâu trong bùn giúp giữ ấm chân mạ; nên gieo 1kg thóc giống 5-6m2đất mạ.
- Bước 4: che phủ nilon và chăm sóc mạ
Sau khi gieo phải che phủ kín tồn bộ luống mạ bằng nilon trắng, yêu cầu vòm nilon cao từ 60-70 cm.
Chăm sóc: giữ cho mạ ln luôn đủ ẩm sau khi gieo. Khi gặp thời tiết rét đậm, mạ đạt 1,5 lá đưa nước láng mặt luống để giữ ấm chân mạ (đối với mạ gieo trên ruộng) hoặcphủ 1 lớp tro bếp trên bề mặt luống mạ (khơng dùng tro bếp có tinh dầu); những ngày thời tiết ấm buổi trưa mở nilon hai đầu luống để thốt khí độc, chiều tối che lại. Trước cấy 2-3 ngày mở dần nilon luyện cho mạ quen môi trường.
- Bước 5: Tuổi mạ cấy: khi mạ được 2,5 – 3 lá. Không cấy khi nhiệt độ dưới 150C đối với vụ chiêm xuân.
b. Kỹ thuật cấy
Mật độ: Cấy 40 - 45 khóm/m2, cấy 2 dảnh/khóm, cấy nơng tay Lượng phân bón cho 1 ha: bón phân sớm, bón nặng đầu nhẹ cuối - Phân chuồng: 250 - 300kg/sào
- NPK (5:10:3): 18 - 20kg/sào - Phân Đạm urê: 8,5 - 9,5kg/sào
50 - Kaly Clorua: 5,5 - 6,5kg/sào
- Nếu dùng phân NPK khép kín: 17 - 18 kg/sào - Vôi bột: 15 - 20kg/sào
3.2. Thực trạng sản xuất lúa J02 của nhóm hộ điều tra
3.2.1. Đặc điểm của hộ điều tra
Đặc điểm của chủ hộ có ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất của hộ gia đình. Đặc điểm cơ bản chủ hộ sản xuất lúa chất lượng cao J02 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.6. Tình hình cơ bản củachủhộ
n = 90