Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nội dung 1: Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 trên địa bàn huyện Thanh Sơn,tỉnh Phú Thọ.
- Nội dung 2: Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong những năm tới.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
36
Thanh Sơn là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, có 22 xã và 01 thị trấn, trong đó có 15 xã gieo cấy lúa J02 phân bố đều các vùng trên địa bàn. Để đại diện cho các vùng sinh thái của huyện tác giả lựa chọn 03 xã Sơn Hùng, Võ Miếu, Yên Lương là để thu thập số liệu. Đây là các xã có diện tích cấy lúa chất lượng cao J02 đại diện cho 3 vùng sinh thái (vùng đồi núi thấp, vùng đồi núi trung bình, khu vực thung lũng).
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Sưu tầm, thu thập thông tin số liệu qua các tài liệu đã được công bố qua sách báo, tập chí internet; số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; Những số liệu liên quan đến đề tài đã được công bố của các cơ quan thống kê các cấp, các phòng ban, báo cáo của UBND huyện Thanh Sơn từ 3 năm trở lại đây; kết quả nghiên cứu của các đề tài có cùng nội dung;
2.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Sử dụng câu hỏi mở, thông qua phương pháp này trực tiếp tiếp cận các chủ hộ, các đối tượng có liên quan đến sản xuất lúa J02, để hiểu biết được thực trạng, những khó khăn, thuận lợi trong q trình sản xuất. Từ đó có cái nhìn khách quan để có thể đưa ra những giải pháp, những định hướng phát triển sản xuất trong tương lai.
Phương pháp chuyên gia: Thu thập thơng tin qua các cán bộ có kinh nghiệm tại địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng và những người dân có uy tín trong cộng đồng. Phương pháp này cho phép khai thác được những kiến thức bản địa của người dân địaphương.
Phương pháp điều tra hộ:
Chọn mẫu điều tra: Áp dụng mẫu thống kê; phương pháp chọn mẫu theo định mức thuộc phương pháp phi xác xuất; đây là cách giao chỉ tiêu
37
phải phỏng vấn bao nhiêu người trong thời gian quy định (Chi cục thống kê
huyện Thanh Sơn).
Mẫu được chọn để tiến hành điều tra là 90 hộ gia đình tại 03 xã theo 3 nhóm: (i) Nhóm kinh tế khá; (ii) Nhóm kinh tế trung bình; (iii) Nhóm hộ nghèo. Từ kết quả thu thập được có thể đưa ra đánh giá chung và khách quan hơn cho đề tài nghiên cứu. Chúng tôi cũng chọn phỏng vấn 20 cán bộ quản lý cấp huyện, xã về thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02.
2.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội vào việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính tốn, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra.
Phương pháp phân tổ thống kê: Mục tiêu của việc phân tổ trong nghiên cứu để thấy rõ sự đồng nhất trong cùng một nhóm ngành và sự khác biệt giữa các nhóm ngành trong sản xuất nông nghiệp ở các vùng khác nhau của huyện, tác giả đã phân tổ nhóm ngành trồng trọt, ngành chăn ni, ngành lâm nghiệp. Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp dãy số thời gian và so sánh các chỉ tiêu tính tốn giữa các ngành, giữa các vùng, giữa các nhóm sản phẩm theo từng ngành, từ đó có những giải pháp cụ thể.
Phương pháp phân tích SWOT: Phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức: khuyến khích việc thu thập ý kiến, cân nhắc và đưa ra lựa chọn, được sử dụng trong các buổi thảo luận nhóm:
- Liệt kê các mặt mạnh (S) - Liệt kê các mặt yếu (W) - Liệt kê các cơ hội (O) - Liệt kê các nguy cơ (T)
38