n = 90
Phân loại hộ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1. Giới tính - Nam 64 71,11 - Nữ 26 28,89 2. Dân tộc - Dao 1 1,11 - Kinh 16 17,78 - Mường 67 74,44 - Nùng 1 1,11 - Tày 5 5,56 3. Trình độ văn hóa - Cấp 1 6 6,67 - Cấp 2 66 73,33 - Cấp 3 18 20,00
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)
Qua số liệu điều tra 90 hộ gia đình trên địa bàn ba xã của huyện Thanh Sơn, ta có một số nhận xét sau:
Thứ nhất, về giới tính của chủ hộ, ta thấy phần lớn chủ hộ của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu là nam giới (64 người) chiếm 71,11%, chỉ có khoảng 28,89% chủ hộ của các hộ gia đình là nữ (26 người), đây cũng là
51
cơ cấu chung của các hộ gia đình trên cả nước nói chung, từ đó cho ta thấy vai trị của người nam giới trong gia đình và một khía cạnh khác là do xã hội nước ta vẫn còn sự tồn tại mạnh mẽ của tư tưởng phong kiến trọng nam. Người nam giới trong gia đình phần lớn là người quyết định mọi cơng việc trong gia đình.
Thứ hai, về cơ cấu dân tộc, trong 90 hộ điều tra ta thấy cơ cấu dân tộc của các hộ gia đình chủ yếu là dân tộc Mường (74,44%), dân tộc Kinh chiếm (17,78%), lý do là tại địa phương dân tộc Mường là dân tộc bản địa, gắn bó với địa phương từ lâu.
Thứ ba, là về trình độ văn hóa, các chủ hộ phần lớn là học hết cấp 2, có 66 hộ điều tra có trình độ văn hóa học hết cấp 2 (73,33 %), số chủ hộ học hết cấp 3 chỉ chiếm 20,0%. Trình độ văn hóa có ảnh hưởng đến quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và lựa chọn hình thức sản xuất trong mỗi gia đình. Những chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn, nhận thức cao hơn, do vậy có khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tốt hơn cũng như khả năng quản lý và tìm ra các phương án sản xuất tốt hơn và có hiệu quả hơn. Như vậy, trình độ văn hóa sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả sản xuất cà chua của mỗi hộ.