Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 42 - 47)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Giá trị gia tăng (giá năm 2010) ước đạt 1.873,9 tỷ đồng, đạt 105,9% kế hoạch, tăng 7,2% so với cùng kỳ; trong đó: công nghiệp xây dựng ước đạt: 375,4 tỷ đồng, tăng 12%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ước đạt 754,2 tỷ đồng, tăng 4,5%; dịch vụ thương mại ước đạt 744,3 tỷ đồng, tăng 7,6%.

30

Cơ cấu kinh tế (theo giá thực tế): nông, lâm nghiệp 39,7 %, dịch vụ 40,6%, công nghiệp, xây dựng 19,7 %.

Giá trị tăng thêm bình quân đầu người ước đạt 24,5 triệu đồng/người/năm, bằng 106,5% so với kế hoạch.

Giá trị sản phẩm bình quân trên 01 ha đất canh tác và ni trồng thủy sản (tính theo doanh thu hiện hành) ước đạt 100 triệu đồng, bằng 100,5% so với kế hoạch.

Thu ngân sách trên địa bàn năm 2018 đạt: 118,550 tỷ đồng, bằng 138,8% dự toán tỉnh, huyện giao.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 864,004 tỷ đồng, trong đó: vốn đầu qua ngân sách nhà nước đã phân bổ: 234,004 tỷ đồng, vốn đầu tư qua tư nhân, dân cư ước đạt: 630 tỷ đồng.

Tỷ lệ đường giao thơng nơng thơn được cứng hóa ước đạt: 65,08%, đạt 100,1% so với kế hoạch.

* Trồng trọt

Chỉ đạo tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn. Tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giai đoạn 2016- 2020 và 03 đề án nông nghiệp (Đề án: Chăn ni trâu, bị thịt chất lượng cao giai đoạn 2013-2020; Phát triển sản xuất lương thực giai đoạn 2014-2020; Phát triển kinh tế đồi rừng giai đoạn 2014-2020); đảm bảo cung cấp đủ giống, nước phục vụ sản xuất; đồng thời tăng cường đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện đúng khung lịch thời vụ tạo bước chuyển biến tích cực về sự đồng đều trong sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

Tiếp tục triển khai mơ hình trồng lúa chất lượng cao; các mơ hình cải tạo vườn tạp (trồng cây bưởi Diễn, trồng cam, bưởi da xanh,…); nhân rộng trồng cỏ VA06 phục vụ chăn nuôi đại gia súc tại các xã trên địa bàn; phát

31

triển mơ hình chăn ni, gắn tem truy suất nguồn gốc đối với gà thả vườn đồi tại xã Địch Quả, đồng thời mở rộng chăn nuôi gà tại các xã Thắng Sơn, Võ Miếu, Tinh Nhuệ; phát triển sản xuất gắn với chế biến chè xanh an toàn, chất lượng cao tại Võ Miếu, Sơn Hùng, Văn Miếu; mơ hình trồng và quản lý nhãn hiệu chuối phấn vàng tại Tân Minh, Tân Lập.

Phát triển chăn nuôi trâu, bị thịt, thực hiện mơ hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vỗ béo bị thịt tại xã Thượng Cửu và thị trấn Thanh Sơn. Chỉ đạo chuyển đổi cây bồ đề quả sang trồng keo, trồng mới và chuyển hoá cây gỗ lớn; tổ chức tốt việc trồng rừng và chăm sóc rừng trồng, tăng cường cơng tác bảo vệ rừng và phịng cháy, chữa cháy rừng.

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt: 12.055,5 ha/13.000 ha, đạt 92,7% kế hoạch và bằng 90,8% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 47.124,1 tấn, đạt 98,1 % kế hoạch và bằng 94,4% so với cùng kỳ.

Diện tích gieo cấy lúa đạt: 6.399,7 ha/6.700 ha, đạt 95,5% kế hoạch, bằng 95,9% so với cùng kỳ (trong đó diện tích lúa chất lượng cao: 1.810 ha; lúa lai: 3.315,04 ha). Năng suất đạt 56,24 tạ/ha, đạt 100,2% kế hoạch và bằng với 100,16% cùng kỳ, sản lượng đạt 35.989,2 tấn, bằng 96,08% so với cùng kỳ.

Diện tích ngơ đạt: 2.339,3 ha/2.370 ha, đạt 98,7% kế hoạch, bằng 91,3% so với cùng kỳ; năng suất ước đạt 47,6 tạ/ha, đạt 98,9% kế hoạch; sản lượng ước đạt 11.134,96 tấn, bằng 89,5% so với cùng kỳ.

Cây chè ước đạt 2.499 ha/2.490 ha, đạt 100,3% kế hoạch, bằng 100,1% so với cùng kỳ; năng suất đạt 153 tạ/ha, diện tích cho sản phẩm 2.300 ha, sản lượng chè búp tươi 35.190 tấn, bằng 134,33 % kế hoạch và bằng 135,36% so với cùng kỳ.

Cây bưởi: UBND huyện đã tập trung chỉ đạo chăm sóc, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; tổng diện tích cây bưởi Diễn ước đạt 445 ha, đạt 100,9%

32

so với cùng kỳ, trong đó: diện tích cho sản phẩm đạt 135 ha/105 ha đạt 128,5% kế hoạch.

Cây sơn: tổng diện tích cây sơn ước đạt 632,99 ha/633 ha đạt 98,5% kế hoạch, bằng 100% so với cùng kỳ, diện tích cho sản phẩm 528,11 ha, năng suất đạt 3,8 tạ/ha, sản lượng đạt 200,6 tấn, bằng 100% so với cùng kỳ.

Cây chuối phấn vàng: tổng diện tích chuối trên 700 ha, trong đó diện tích chuối phấn vàng được giữ ổn định trên 387 ha, tập trung chủ yếu ở 02 xã Tân Minh, Tân Lập, năng suất đạt 30 tấn/ha/năm, sản lượng đạt trên 1.000 tấn.

* Chăn nuôi - thuỷ sản

Năm 2018, tổng đàn trâu đạt 12.416 con, đạt 99,5% kế hoạch và bằng 100,1% so với cùng kỳ năm 201733. Tổng đàn bò đạt 16.995 con, đạt 100% kế hoạch và bằng 100,07% so với cùng kỳ năm trước. Tổng đàn lợn đạt 74.604 con, đạt 94,4% kế hoạch, bằng 94,6% so với cùng kỳnăm 2017. Tổng đàn gia cầm đạt 1.579,97 nghìn con, đạt 110,1% kế hoạch và bằng 109,44% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 13.168,15 tấn, đạt 117,57% kế hoạch và bằng 106,63%so với cùng kỳ.

Năm 2018, diện tích ni trồng thủy sản 464,2 ha, bằng 100% so với cùng kỳ năm 2017, sản lượng khai thác ước đạt 1.070 tấn, bằng 99,47% so với cùng kỳ.

* Lâm nghiệp

Năm 2018, diện tích trồng rừng tập trung đạt 2.546,9 ha/2.533 ha, đạt 100,3% kế hoạch và bằng 96,3% so với cùng kỳ (trong đó trồng rừng gỗ lớn đạt 250/250 ha, đạt 100% so với kế hoạch và bằng 136,3% so với cùng kỳ; trồng rừng theo chương trình bảo vệ và phát triển rừng đạt 1.168 ha bằng 194,6% so với cùng kỳ).

33

Trồng cây phân tán đạt 126 nghìn cây/120 nghìn cây, đạt 105% kế hoạch và bằng 185,29% so với cùng kỳ; độ che phủ rừng duy trì đạt 50%.

Khoán bảo vệ rừng: thực hiện 9.691 ha/9.720 ha, đạt 99,7% kế hoạch giao và bằng 125,8% so cùng kỳ (do rà sốt lại diện tích giảm 29 ha); trong đó: Rừng phịng hộ: 8.491 ha, rừng tự nhiên sản xuất: 1.200 ha); Chăm sóc rừng đạt: 7.226,8 ha, đạt 111,1% kế hoạch.

Diện tích rừng khai thác đạt: 2.568 ha, sản lượng gỗ khai thác đạt 187.464m3, tăng 44,5% so với cùng kỳ.

2.1.2.2. Điều kiện xã hội

Năm 2018, dân số trên địa bàn huyện là hơn 136 vạn người.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,1%, đạt 101,8% so với kế hoạch (giảm 0,03% so với năm 2017). Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,81%/năm. ỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 92,3%, bằng 100,3% kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và được truyền nghề đạt 53% bằng 100% so với kế hoạch; trong đó tỷ lệ đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt 24% bằng 100% so với kế hoạch. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 14,8% (giảm 0,4% so với năm 2017), đạt 101,4% kế hoạch. Tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 93,21%, đạt 100% kế hoạch.

Số trường học đạt chuẩn quốc gia mới năm 2018 là 4 trường (trong đó: mầm non: 02 trường; tiểu học: 01 trường; trung học cơ sở: 01 trường) và công nhận lại 07 trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó: mầm non: 01 trường; tiểu học: 04 trường; trung học cơ sở: 02 trường); đạt 100% kế hoạch nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia tồn huyện lên 59 trường.

Tồn huyện có 03 xã đạt chuẩn tiêu chí NTM, gồm Lương Nha, Địch Quả: duy trì đạt chuẩn, xã Sơn Hùng đạt chuẩn tiêu chí nơng thơn mới năm 2018 và 26 khu dân cư đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới.

34

Nguồn cung cấp điện cho huyện Thanh Sơn hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110kV và 220kV thông qua đường hạ thế xuống 35kV-12kV-6kV/380V/220V; 95% các đường trung tâm huyện đó có đèn chiếu sáng ban đêm.

Nguồn nước cấp cho Thanh Sơn là nước ngầm và nước hồ đáp ứng đủ nhu cầu của dân cư trong khu vực. Tại khu vực nơng thơn của một số xã, hai hình thức cấp nước phổ biến là cung cấp nước theo hệ tập trung tự chảy và nguồn nước ngầm, chất lượng nước chưa đạt nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia. Thanh Sơn hiện có một nhà máy nước là nhà máy nước thị trấn Thanh Sơn với tổng công suất là 20.000m3/ngày đêm. Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 150 - 200lít/người/ngày. Đến nay, 96% số hộ khu vực thị trấn được cấp nước sinh hoạt.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng cao J02 theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)