2. Lịch sử phát triển trang phục Việt Nam
2.4. Trang phục thời kỳ chống Pháp
Thời kì kháng chiến chống Pháp nổi lên áo trấn thủ của anh bộ đội Cụ Hồ và quần đên, áo cánh nâu với khăn mỏ quạ của các cơ du kích.
Áo trấn thủ là một sáng tạo của nhân dân ta cho thích hợp với hồn cảnh kinh tế khó khăn và chiến đấu chống thực dân Pháp. Áo trấn thủ rất đơn giản, ngắn đến thắt lưng, cổ, trịn, khơng
có tay áo. Gồm có hai mảnh: mảnh trước và mảnh sau, nối liền nhau ở cạnh sườn và một bên vai. Còn cạnh sườn và trên vai bên kia thì cài cúc. Mỗi mảnh áo may hai lần vải, ở giữa nhồi bơng, chần hình quả trám. Áo gọn gàng, giữ nhiệt tốt. Những năm kháng chiến gian khổ hiếm bơng, có thời kỳ phải dùng lông vịt hay vỏ cây sui đập rập, phơi khô thay bông. Cúc, khuy cũng thiếu, phải dùng dây vải buộc hoặc làm cúc bằng giấy
ép tẩm sơn thay thế. Tấm áo trấn thủ đã trở thành một điển hình khi ta nói tới anh bộ đội thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Thêm vào đó, khơng thể khơng nhắc tới chiếc mũ đan bằng tre, hoặc làm bằng lá cọ nhưng có đặc điểm là bọc vải chùm cả vành mũ, bên ngồi phủ một tấm lưới có dắt rải rác những miếng vải dù hoa xé nhỏ để ngụy trang. Có trường hợp mũ chỉ bọc vải dù hoa.
Dưới chân anh bộ đội là đôi dép lốp cao su đen (thường gọi tắt là dép cao su). Đôi dép cao su này từ khu Tư trở ra được gọi là dép Bình Trị Thiên. Đây là một sáng tạo có giá trị lịch sử, giải quyết được đồ đi cho quân, dân ta suốt thời gian kháng chiến chống Pháp và mãi về sau này. Chiến sĩ ta lấy lốp xe, đo chân
cắt thành đế dép, dùi tám lỗ để xỏ quai bằng xăm ô tô (cao su đen): hai quai chéo phía trên, hai quai ngang phía dưới làm quai hậu và quai vàng. Bề ngang các quai khoảng 1 cm. Một đôi dép rất đơn giản, dùng được trong mọi điều kiện nắng, mưa, lội nước, đạp gai v.v... Bộ đội, nhân dân đang thiếu đồ đi, đa số đi chân đất, nay thấy đôi dép này ra đời với giá thành không đáng kể, nên lập tức mọi người ưa thích sử dụng. Dép lên đến Việt Bắc được cải tiến: hai quai chéo làm to bản ra và được đóng đanh tre thêm cho đỡ tuột. Có nơi dùng quai bằng cao su màu đỏ, cắt lượn khá đẹp.
Từ năm 1950, từng bước bộ đội được trang bị đồng bộ: áo sơ-mi hai túi, có cầu vai, quần Âu, ở gấu quần có khuy và khuyết để cài túm lại cho gọn gàng. Cả bộ màu xanh lá cây hay màu cỏ úa. Giày vải xanh, đế cao su. Nhiều người vẫn đi dép cao su đen.
Ở chiến dịch Tây Bắc (1952), để chống cái rét của vùng rừng núi, bộ đội được phát áo chấn thủ dài tay (như một thứ blu-dơng bơng). Ngồi ra, do thu được nhiều dù chiến lợi phẩm, mỗi người thường dùng một miếng dù to, khi hành quân thì ngụy trang, trời rét thì qng cổ, đêm ngủ thì làm chăn đắp.
Các cơ gái tham gia kháng chiến mặc bộ áo cánh như trước nhưng có thắt lưng to bản, dời, đeo ngang eo, bên ngoài áo cánh, khăn dù xanh của Pháp khoác lên người hoặc quàng cổ làm duyên.
Áo trấn thủ và khăn mỏ quạ đã ghi dấu ấn “mốt” Việt Nam của một chặng đường đấu tranh du kích lâu dài và gian khổ của dân tộc.